HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌN HỞ ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 26 - 27)

- Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ là 16.200 tên, gồm đủ các loại binh chủng , gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Phân khu Bắc, phân khu trung tâm Mường Thanh, phân khu nam Hồng Cúm.

b. Chủ trương của ta

- Tháng 12 – 1953, Bộ Chính tri Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết địch mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

c. Diễn biến: Chia làm 3 đợt

- Đợt 1 (13 đến 17 – 3 – 1954): Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, diệt gần 2.000 tên địch.

- Đợt 2 (30 – 3 đến 26 – 4 – 1954): Ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như: A1, C1, E1,… Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, bao vây, chia cắt, khống chế địch.

- Đợt 3 (1 đến 7- 5 - 1954): Quân ta tấn công tiêu diệt phân khu Trung tâm và phân khu Nam. chiều ngày 7-5- 1954, tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

+ Kết quả

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên,1 thiếu tướng,bắn rơi, phá huỷ 62 máy bay, nhiều phương tiện chiến tranh khác.

+ Ý nghĩa

- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp,làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở ĐD, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi.

III – HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG DƯƠNG

1. Hội nghị Giơnevơ

- Tháng 1 – 1954,Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Beclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Ngày 8 – 5 – 1954,Hội nghị Giơnevơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến dự hội nghị.

- Ngày 21 - 7 – 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

2. Hiệp định Giơnevơ

a. Nội dung

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực:

- Ở Việt Nam:quân đội nhân dân VN và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc- Nam , lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương.

- Quy định tháng 7 – 1956, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam.

b. Ý nghĩa

- Là mốc đánh dấu kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng. - Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh.

- Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh.

IV – NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) DÂN PHÁP (1945 – 1954)

1. Nguyên nhân thắng lợi

Chủ quan

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, Nhờ có hậu phương vững chắc,cóMặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 26 - 27)