NHỮNG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG 1 Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951)

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 25 - 26)

- Mục đích: Để giữ vững quyền chủ động, đẩy địch lùi sâu vào thế bị động đối phó.

- Các chiến dịch: Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung du) Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch Đường số 18) và Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà – Nam – Ninh).

- Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch, nhưng kết quả bị hạn chế.

2. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952

- Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch ở Hòa Bình, phá tan kế hoạch bình định của chúng ở đồng bằng Bắc Bộ và đẩy mạnh chiến tranh du kích.

- Kết quả: Sau hơn ba tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - Sông Đà căn cứ du kích được nối liền và mở rộng.

3. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952

- Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng.

- Từ 4 – 10 đến 10 – 12 – 1952, ta huy động lực lượng lớn tấn công Tây Bắc.

- Kết quả: Giải phóng hầu hết các tỉnh ở Tây Bắc , phá tan âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

4. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953

- Bộ đội ta phối hợp bộ đội Lào, mở chiến dịch Thượng Lào tháng 4 đến tháng 5- 1953 nhằm tiêu diệt sinh lực địch giải phóng đất đai.

- Kết quả: Giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tinh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với hơn 30 vạn dân.

Bài 20

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)I – ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA I – ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA

Hoàn cảnh

- Sau 8 năm chiến tranh xâm lược VN, Pháp thiệt hại ngày càng nặng, loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân Ngày càng lâm vào thế bị động.

- Ngày 7 – 5 - 1953, được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

Nội Dung: Gồm hai bước, thực hiện trong 18 tháng:

- Bước thứ nhất: thu – đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương, xây dựngđội quân cơ động chiến lược mạnh.

- Bước thứ hai: thu – đông 1954,chuyển lực lượng ra chiến trường Miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định về quân sự buộc ta phải đàm phán theo các điều kiện có lợi cho chúng.

Từ 1953 Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn.

II – CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 NĂM 1954

1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

Chủ trương của ta

Cuối 9 – 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho chiến lược đông – xuân 1953 – 1954.

Nhiệm vụ: Tiêu diệt sinh lực địch.

Phương hướng chiến lược: Chủ động mở những cuộc tiến công vào các hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó.

Diễn biến

- Tháng 12 – 1953, quân ta tiến công vàgiải phóng thị xã Lai Châu, buộc Pháp phải điều quân lên Điện Biên Phủ --> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

- Đầu 12 – 1953, liên quân Lào- Việt tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt buộc Pháp tăng viện cho Xênô (nơi tập trung quân thứ ba).

- Tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào đánh lên Thượng Lào giải phóng Phongxalì, buộc Pháp tăng viện cho Luông Phabang (nơi tập trung quân thứ tư).

- Đầu 2 – 1954, ta đánh lên bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum buộc Pháp tăng viện cho Plâycu (nơi tập trung quân thứ năm).

=> Như vậy, ta đã buộc dịch phân tán lực lượng đối phó với ta nhiều nơi -> kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

2. Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)

a. Âm mưu của địch

- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng. Pháp - Mĩ tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w