Nhóm giải pháp về quản lý quá trình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn điện lực Việt Nam

2.3 Nhóm giải pháp về quản lý quá trình sử dụng vốn

Một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý sử dụng vốn chính là yêu cầu phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có năng lực, trình độ, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Việc đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao, liên tục về điện năng, phát triển kinh doanh đa ngành, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển thị trường bán buôn điện và cho công tác đầu tư, tiếp nhận vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam vào những năm sau 2015... đã đặt ra những nhiệm vụ nặng nề, cấp bách trong công tác phát triển nguồn nhân lực của EVN hiện nay. Để giải quyết được những vấn đề trên, cần phải có những nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện như:

+ Nhóm giải pháp củng cố và hoàn thiện mô hình tổ chức:

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp Tập đoàn về phát triển NNL để giúp HĐQT, Ban Tổng giám đốc (TGĐ) chỉ đạo thống nhất việc phát triển NNL chung trong Tập đoàn từ hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược đến chỉ đạo việc hoàn thiện tổ chức quản lý và triển khai ở các đơn vị.

- Củng cố hệ thống quản lý theo mô hình liên kết dọc từ Tập đoàn đến các đơn vị theo hướng hình thành khối đào tạo phát triển, nhưng có chia sẻ thông tin chặt chẽ theo hàng ngang, trong đó coi các trường đào tạo là đơn vị nằm trong khối, trực tiếp giúp Tập đoàn và các đơn vị lập kế hoạch, cung cấp dịch vụ đào tạo phát triển bên cạnh chức năng đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thành lập trung tâm đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng thuộc các trường đại học và cao đẳng tại 3 miền để thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên NNL ở 3 khu vực, trong đó cần củng cố Trung tâm Đào tạo nâng cao .

+ nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và hướng dẫn về phát triển NNL: như việc xây dựng và ban hành các quy chế và quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm các cấp quản lý trong phát triển NNL trong toàn Tập đoàn.

Ban hành các quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Tập đoàn về phát triển NNL theo các hướng:

Về liên kết dọc, Tập đoàn định hướng và hướng dẫn về chiến lược và chính sách nhưng có cơ chế phân cấp tối đa cho các đơn vị cấp 2 trong quyết định các vấn đề về NNL và phát triển NNL, tăng quyền chủ động của các đơn vị trong lập kế hoạch và thực hiện đào tạo phát triển, các trường đào tạo và các trung tâm bồi dưỡng được quyết định trong hoạt động đào tạo, hợp tác với các đơn vị trong ngành trên cơ sở nhu cầu đào tạo của đơn vị và chính sách phát triển chung của Tập đoàn nhưng thông qua hợp đồng. Theo chiều ngang, cần quy định rõ trách nhiệm giữa các vị trí, các đơn vị về liên kết, phối hợp và hợp tác nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động đào tạo phát triển.

+ Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp quản lý phát triển NNL.

Ở cấp Tập đoàn, cải tiến nhanh và triệt để phương pháp quản lý phát triển NNL theo nguyên tắc: Cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ để các đơn vị chủ động trong thực hiện ĐTPT một cách hiệu quả. Có nghĩa là, một mặt liên kết dọc chặt chẽ để đảm bảo định hướng và các thông tin về nghiệp vụ, chính sách từ Tập đoàn đến các đơn vị. Mặt khác, đảm bảo phối hợp và hợp tác ngang hiệu quả giữa các công ty, đơn vị, trường học và trong từng đơn vị. Ở các đơn vị, tổ chức phổ biến và thực hiện tốt quy trình phát triển NNL theo phương pháp tiên tiến và tổ chức đào tạo mang tính hệ thống. Ngoài ra cần xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh quy định rõ yêu cầu về năng lực như trình độ hiểu biết, kỹ năng và phẩm chất cho từng vị trí công tác ở các cấp đơn vị. Đây là căn cứ khoa học để thực hiện hoạch định về NNL từ tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ và đặc biệt là căn cứ để lập kế hoạch đào tạo phát triển năng lực cho nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, có thể tăng cường khai thác hệ thống công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại và xây dựng hệ thống E-learning đưa vào khai thác cùng với thư viện điện tử để phục vụ nhu cầu tự học tập, tự nghiên cứu của toàn thể CBCNV.

- Phổ biến và triển khai mạnh mẽ phương pháp triển khai đào tạo: Đào tạo ngắn

hạn về kỹ thuật ở các đơn vị trên cơ sở kết quả dự án JICA-EVN. Với mục tiêu đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chủ chốt với hỗ trợ của Trung tâm Đào tạo nâng cao sau đó triển khai mở rộng ở các đơn vị, một đội ngũ nhân lực kỹ thuật lớn ở tất cả các đơn vị sẽ được đào tạo lại và kèm cặp nâng cao liên tục ở các lĩnh vực kỹ thuật chủ yếu theo phương pháp triển khai “xoay vòng” của dự án. Bằng cách này, yêu cầu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật cho đội ngũ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật rất lớn hiện nay có thể được đáp ứng trong giai đoạn tới năm 2015 với sự chủ động tham gia của từng đơn vị và sự phối hợp của các trường trong Tập đoàn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư khoa học – công nghệ và quản lý để nhằm mục tiêu giảm thiểu tổn thất điện năng, gia tăng năng lực thi công các công trình, tăng năng suất lao động…

Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với lĩnh vực viễn thông, cần phải đôn đốc triển khai dự án 3G đảm bảo tiến độ và quy mô dự án theo yêu cầu cũng như tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chất lượng các dịch vụ E-Com, E-Phone, E-Mobile và E-Tel.

Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, công tác thu cước. Phân tích và đưa ra chính sách chống suy giảm và tăng doanh thu, giữ chân khách hàng.

Kết luận Chương III:

Muốn vươn lên trở thành một trong những tập đoàn kinh tế hùng mạnh trong thời gian tới, EVN cần phải có các giải pháp triệt để nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Đó là các nhóm giải pháp về huy động vốn, sử dụng vốn cũng như quá trình quản lý sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất, tránh những thất thoát lãng phí: nên chú trọng huy động vốn từ các thành phần khác trong xã hội, nhằm giảm sức ép cho nguồn vốn ngân sách nhà nước; cổ phần hoá một số doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển không chỉ của một quốc gia, mà còn của cả doanh nghiệp. Chính hoạt động này đã giúp EVN - một tập đoàn kinh tế Nhà nước ngày càng lớn mạng và phát triển, khẳng định được vị thế và sức mạnh của mình, thông qua việc đảm bảo cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân, cũng như tham gia các hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, cũng có những thời điểm, EVN đã quá sa đà vào đầu tư ngoài ngành mà lơ là nhiệm vụ chính của mình. Ngoài những kết quả đạt được đáng ghi nhận, EVN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện các dự án, cũng như khó khăn trong việc sử dụng, quản lý nguồn vốn. Điện năng phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vẫn còn rất thiếu, điều này đòi hỏi EVN cần phải đẩy mạng hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đã đề ra.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và trưởng thành, nhưng thực tế hoạt động nhiều năm qua đã khẳng định Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày nay (trước kia là Tổng công ty Điện lực Việt Nam) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó, xứng đáng là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w