Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tiếp tục phát triển theo định hướng của nhà nước, hoàn thành các mục tiêu theo Quy hoạch điện VI.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 (QHĐ VI) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, với mức tăng trưởng 8,5 - 9%. Theo đó, dự báo nhu cầu điện năng phải tăng trưởng 17%/ năm (phương án cơ sở), phải xây dựng các trung tâm nguồn điện từ 2006 - 2015 gồm 98 dự án với /đảm nhận 48 dự án với tổng công suất 33.000MW, chiếm 57% và gấp gần 3 lần tổng công suất hiện có trên cả nước và ngoài EVN đảm nhận 42%. Để thực hiện được nhiệm vụ to lớn này, EVN dự kiến xây dựng từ 2006 - 2010 là 25 nhà máy với tổng công suất 7.200MW và từ 2011 - 2015 là 23 nhà máy / cụm nhà máy với tổng công suất 26.000MW. EVN không những phải thực hiện đầu tư gần 60% công suất của QHĐ VI mà còn phải chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường dây truyền tải điện từ phân phối trung áp đến cao áp và siêu cao áp trên toàn quốc nhằm truyền tải hết công suất hiện có là 12.000MW và tổng công suất theo QHĐ VI là 58.000MW.

EVN cũng sẽ dự định đổi mới mạnh mẽ về mô hình quản lý đầu tư các dự án. Theo đó, đối với các công trình nguồn điện do EVN thu xếp vốn toàn bộ, trước mắt sẽ sử dụng mô hình Ban Quản lý dự án để quản lý, sau đó sẽ lập công ty cổ phần sau khi. Đối với các dự án vay vốn thương mại trong nước, hoặc vay thương mại nước ngoài mà không có yêu cầu bắt buộc Tập đoàn phải đứng tên chủ thể vay, sẽ thành lập các công ty cổ phần để triển khai.

Các công trình nguồn điện do các công ty cổ phần triển khai về nguyên tắc sẽ do công ty tự thu xếp vốn; các công trình lưới điện 220 - 500 kV sẽ do EVN thu xếp vốn; các công trình lưới điện 110 kV trở xuống do các công ty điện lực thu xếp vốn, trừ một số công trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo thì có cơ chế riêng theo Luật Điện lực và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

EVN dự kiến sẽ mời các cổ đông là các tập đoàn, tổng công ty trong nước, các công ty con của EVN tham gia góp vốn thành lập các công ty cổ phần; nghiên cứu phương án giao cho các công ty phát điện mà EVN chiếm cổ phần chi phối đứng ra chủ trì thành lập công ty CP để tận dụng vốn khấu hao cơ bản của các công ty này.

Phần lớn các công trình nguồn điện mới cần triển khai trong Quy hoạch điện VI là nhiệt điện chạy than vì vậy nhu cầu than là rất lớn, theo tính toán thì nhu cầu than cho các nhà máy điện của EVN và các công ty do EVN giữ cổ phần chi phối cũng sẽ tăng rất mạnh: từ khoảng 5,2 triệu tấn năm 2008 lên khoảng 9,6 triệu tấn vào năm 2010 và 49 triệu tấn năm 2015.

Để giải quyết vấn đề than cho nhiệt điện theo dự kiến của EVN, các nhà máy nhiệt điện than từ Vũng Áng 2 trở ra phía Bắc sẽ sử dụng than nội địa, còn các nhà máy từ Vũng Áng 3 trở vào phía Nam sẽ sử dụng than nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w