II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn điện lực Việt Nam
2.2 Nhóm giải pháp về sử dụng vốn
Hiện nay, nguồn điện cung cấp cho dân cư cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh đang thiếu trầm trọng. Nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt vẫn còn rất lớn. Do đó, EVN cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tiến độ các nhà máy điện bởi chậm tiến độ đồng nghĩa với việc không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chuyên gia cho rằng, điện là loại hàng hoá sản xuất ra không giữ được nên
nhu cầu tiêu thụ bao nhiêu thì phải có kế hoạch sản xuất bấy nhiêu để đáp ứng. Trên cơ sở dự báo nhu cầu điện mới xây dựng kế hoạch sản xuất. Nhiều người cho rằng việc chậm các công trình điện là "bất khả kháng", tuy nhiên trên thực tế việc chậm là có nguyên nhân rõ ràng, chỉ có điều phải rút kinh nghiệm để lập các quy hoạch phù hợp hơn với thực tế. Chẳng hạn cần phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Việc thời gian thi công cũng cần xem xét lại, có thể phải kéo dài hơn, thông thường là 36 tháng nhưng do nhiều nguyên nhân nên các nhà sản xuất không thể đáp ứng đủ... Vì vậy, có thể kéo dài hợp đồng, không phải 36 tháng mà có thể là 48 tháng. Trong nhiều lý do thiếu điện, chậm tiến độ, chủ đầu tư các dự án điện thường lấy lý do thiếu vốn. Nhưng ngoài lý do này, vấn đề cốt lõi còn lại phải là thủ tục hành chính và năng lực của chủ đầu tư cần được xem xét kỹ và có giải pháp hiệu quả hơn.
Lời giải cho bài toán chậm tiến độ các dự án điện vẫn còn ở phía trước. Không biết với những giải pháp được cho là cấp bách hiện nay, liệu các công trình điện có được đẩy nhanh tiến độ để ngành điện không lâm vào cảnh "ăn đong" như hiện nay ? Bởi việc chậm các dự án điện khiến Nhà nước đang phải chịu thiệt hại hàng triệu USD trong khi điện thì vẫn thiếu trầm trọng nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm.