II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIỀN KHỞI KIỆN
1. Thương lượng:
Thương lượng trực tiếp giữa 2 bên: là phương pháp giải quyết tranh chấp thường được áp dụng, thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thoả thuận giải quyết tranhh chấp, kết quả của việc thương lượng trực tiếp có thể là tranh chấp giữa các bên được giải quyết.
Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng 2 cách, hai bên gặp nhau để thoả thuận thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời khiếu nại.
Thương lượng bằng cách hai bên gặp nhau: Khi tranh chấp phát sinh hai bên gặp nhau để thoả thuận, thương lượng, và có thể bộc lộ ý định của mình một cách thẳng thắn, nêu hết ý kiến của mình, nắm bắt và thấu hiểu được nguyện vọng của bên kia và do đó tranh chấp có thể giải quyết, Tuy nhiên, thương lượng bằng cách gặp nhau thường tốn kém chi phí và thời gian Vì vậy, hai bên thường gặp nhau để thương lượng khi có điều kiện thuận lợi và đối với những tranh chấp phức tạp có giá trị lớn, mặt khác, hai bên cũng có thể gặp nhau để thương lượng sau khi đã thương lượng bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại mà chưa đạt kết quả.
Thương lượng trực tiếp bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại: thông thường bên vi phạm gửi đơn kiện khiếu nại kèm theo các chứng từ làm bằng chứng cho bên bị vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó. Việc gửi đơn khiếu nại và trả lời đơn khiếu nại được thực hiện thông qua thư từ, telex, fax ... kết quả của việc thương lượng sẽ mang lại hậu quả pháp lý là thoả mãn yêu cầu của 2 bên đương sự.
Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp: các vấn đề định đưa ra tưởng chừng được bên kia chấp nhận nhưng khi đó mới phát hiện ra một kẽ hở chưa tính đến, vì chúng
mà có thể ảnh hưởng tới các phần nằm ngoài nội dung tranh chấp được đưa ra thương lượng trên bàn hội nghị. Trong trường hợp ấy cần thiết phải mở rộng toàn bộ vấn đề xem xét, bổ sung thêm những nội dung mới cho kín kẽ, nếu cùng lúc có nhiều giải pháp, nên cần cân nhắc kỹ, đề cập tới mọi khía cạnh của vấn đề để chọn lựa phương án thích hợp nhất cho cả hai bên.
Nhiều lúc cuộc thương lượng trở nên bế tắc là do hai bên hiểu nhầm nhau, xuất phát từ một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó. Khi ấy, dù có cố gắng trình bày, giải thích bao nhiêu và như thế nào đi chăng nữa thì cũng vô ích vì mỗi bên chỉ cần nghe điều mà họ muốn. Cuộc thảo luận trở nên tản mát, thiếu tính xây dựng vì ai cũng muốn bảo vệ quan điểm riêng của mình, gạt bỏ quan điểm của người khác, cho là thiếu cơ sở và không có tính khả thi. Gặp trường hợp này nên tránh sa đà vào những cuộc cãi vã vô ích mà chủ động hướng các bên vào vấn đề chính của cuộc thương lượng. Trước hết cần phải xác định lại quan điểm của nhau xem mỗi bên có hiểu đúng ý phía kia hay không. Cũng có trường hợp tất cả chỉ tại hai bên không hiểu nhau, bình tĩnh trình bày lại cách đặt vấn đề của bên đối tác xem có đúng như vậy hay đã bị hiểu nhầm và đề nghị phía bên kia cũng làm động tác tương tự, chỗ nào có sự hiểu lầm cần uốn nắn và liên hệ trực tiếp với vấn đề tranh chấp chính. Thông thường trong các cuộc thương lượng giải quyết tranh chấp các bên sẽ theo đuổi lợi ích mà mình quan tâm hơn là vấn đề của người khác. Nhiều khi do chú trọng vào quyền lợi của mình mà các bên tranh chấp đã đi quá xa những tư tưởng chính không thể nhất trí được vấn đề nào, điều quan trọng là phải tìm ra được những điểm tương đồng của cả hai bên đương sự. Trong thực tế trước khi lên đường đi thương lượng các bên thường cắt cử một người chỉ làm nhiệm vụ ngồi nghe để phát hiện những sơ hở của đối phương cũng như các sai sót của phía mình để kịp tời thay đổi chiến thuật đàm phán, người được giao trọng trách này phải có rất nhiều kinh nghiệm và không bao giờ tham gia tranh luận, sự phát hiện của người này nhiều khi quyết định sự thành bại của cả cuộc thương lượng.
- Nghiên cứu kỹ vấn đề tranh chấp để tìm ra nguyên nhân phát sinh, sự nghiên cứu thoả thuận, phân tích nên được tiến hành ở trụ sở mỗi bên, tránh tình trạng thảo luận từng bên khi thương lượng.
- Đại diện thương lượng phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và có khả năng diễn giải lập luận.
- Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ liên quan đến tranh chấp;
- Trong thương lượng nên giữ thái độ ôn hoà, tránh nổi nóng để duy trì thiện chí của tất cả các bên;
- Đối với những tranh chấp phát sinh có tính chất phức tạp (ví dụ như liên quan đến công nghệ, lixăng, bí quyết kỹ thuật...) Có thể cần có sự tham gia của các cố vấn trung lập để hỏi họ về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật nhằm giúp cho việc thương lượng tránh bế tắc;
2. Hoà giải
Hoà giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ 3 gọi là hoà giải viên. Hoà giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu rõ nội dung tranh chấp, lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình.
Hoà giải viên không tổ chức các phiên họp xét xử và cũng không có quyền đưa ra quy định.
Hoà giải có thể tiến hành bằng 2 cách:
Một là: Các bên đương sự tự thoả thuận với nhau về hoà giải, cùng nhau chỉ định hoà giải viên và tiến hành hoà giải, không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hoà giải nào.
Hai là: Các bên thoả thuận hoà giải theo quy tắc hoà giải của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một tổ chức trọng tài nào đó, ví dụ theo quy tắc hoà giải của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Hoà giải là không bắt buộc, do vậy các bên có thể bỏ qua bước hoà giải, nhưng nếu trong hợp đồng có quy định tranh chấp trước hết được giải quyết bằng thương lượng và hoà giải thì hoà giải trở thành bắt buộc.
Hoà giải có sự tham gia của người thứ 3 chỉ nên chọn khi cả hai bên có thiện chí sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khách quan hợp lý, hợp tình và trong trường hợp hai bên đã thương lượng rồi nhưng còn một số vấn đề chưa thống nhất được mà phải cần có ý kiến khách quan của một chuyên gia, của một hoà giải viên.
2.1 Thủ tục tiến hành hoà giải: