Thi hành Quyết định trọng tài: Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không yêu

Một phần của tài liệu đề tài : " Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp " pot (Trang 32 - 36)

hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, thì bên thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn

yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.

Trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

4.4 Trung tâm Trng tài Quc tế Vit Nam 4.4.1 Khái quát chung: 4.4.1 Khái quát chung:

a. Đặc đim ca Trung tâm trng tài Quc tế Vit nam:

- Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam là tổ chức trọng tài phi Chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài là chủ yếu.

- Về tổ chức của hệ thống trọng tài Quốc tế Việt nam: Chỉ có một Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam duy nhất đặt trụ sở ở Hà nội, không tổ chức theo cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương.

- Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chọn và có thể mời chuyên gia nước ngoài làm trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam, các trọng tài viên có thể kiêm nhiệm và không phải dự thi để được cấp thẻ trọng tài viên vì thế tư cách trọng tài viên của họ chỉ được xác định khi họ giải quyết tranh chấp do trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam giao cho.

- Các phán quyết của Uỷ ban trọng tài có giá trị chung thẩm, nếu phán quyết đó không được tự giác thi hành trong thời hạn qui định thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu thi hành.

Trước đây ở nước ta có Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải. Để thống nhất hoạt động của hai tổ chức này, tránh sự chồng chéo về thẩm quyền cũng như thi hành quyết định trọng tài, ngày 28/4/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 204/TTg về tổ chức trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam (VIAC) trên cơ sở sáp nhập Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng

trọng tài Hàng hải ban hành kèm theo Quyết định này là Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.

b. V t chc ca Trung tâm trng tài Quc tế Vit Nam

Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam có Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch do các trọng tài viên của Trung tâm bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm.

Trung tâm có một Thư ký thường trực do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam chỉ định. Các trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Đầu tư... Trọng tài viên do Ban thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam lựa chọn, với nhiệm kỳ 4 năm, sau mỗi nhiệm kỳ các trọng tài viên có thể được chọn lại, Chuyên gia nước ngoài cũng có thể được mời làm trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam.

c. Thm quyn ca Trung tâm trng tài Quc tế Vit nam:

Theo qui định tại Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam ban hành kèm theo Quyết định 204 TTg và Quyết định 114 TTg ngày 26/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ, thì Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, vận tải, du lịch và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng thanh toán Quốc tế v.v... Khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Một hoặc các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài;

+ Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa vụ việc ra trước Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam để giải quyết hoặc có một điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam để giải quyết.

Các quan hệ phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước nếu các bên thoả thuận đưa vụ việc đó ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam để giải quyết (Điều 1 Quyết định 114 TTg). Như vậy, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam không những có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh quan hệ kinh tế quốc tế mà hiện nay tổ chức này còn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh

trong nước, nếu các bên đương sự thoả thuận lựa chọn tổ chức này giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/PLUBTVQH ban hành ngày 25/2/1003 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2003 thì các Quyết định số 204TTg ngày 28/4/1993 và Quyết định 114 TTg ngày 16/2/1996 hết hiệu lực do vậy Trung tâm trọng tài Quốc tế sẽ phải sửa đổi bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh số 08/PLUBTVQH trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, nhất là những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Các quan hệ pháp luật kinh tế cũng ngày càng được củng cố và phát triển, các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể trong nước với nhau và giữa chủ thể trong nước với chủ thể nước ngoài cũng ngày càng phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra.

Thời gian qua tranh chấp hợp đồng kinh tế xảy ra chủ yếu và có tính chất phổ biến ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế: Xây dựng cơ bản, vận chuyển hàng hoá, vay tín dụng, thương mại, bảo hiểm.... Đồng thời các tranh chấp có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực mua bán hàng hoá, vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu... với nội dung phức tạp vì liên quan đến luật pháp quốc tế, pháp luật Hàng hải, liên quan đến các loại tài sản có giá trị lớn như tàu biển, hàng hóa xuẩt nhập khẩu...

Tranh chấp kinh tế thường liên quan đến nhiều đối tượng, có những vụ án các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan lại là các chủ thể tham gia các quan hệ tố tụng khác (hình sự, dân sự, hành chính...) nên việc giải quyết gặp không ít khó khăn phức tạp và mất nhiều thời gian để điều tra xác minh, thu thập chứng cứ và áp dụng pháp luật.

Đương sự trong các vụ án kinh tế thường có trình độ học vấn cao, có hiểu biết nhất định về mặt pháp luật, có nhiều mánh lới trong làm ăn kinh tế nên thường lợi dụng những hạn chế, những kẽ hở của pháp luật trong ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, mặt khác, nếu thực hiện tốt việc phân tích, thuyết phục thì hai bên đương sự cũng dễ dàng chấp nhận, thoả thuận với nhau bằng biện pháp thương lượng, hòa giải để giải quyết các tranh chấp kinh tế đã phát sinh giữa các bên.

Một phần của tài liệu đề tài : " Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp " pot (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)