Bảo đảm trình độc ần thiết của người tham gia đàm phán:

Một phần của tài liệu đề tài : " Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp " pot (Trang 95 - 96)

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

b. Bảo đảm trình độc ần thiết của người tham gia đàm phán:

Trong mỗi giao dịch kinh tế, người tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của giao dịch đó. Người tham gia đàm phán ký kết hợp đồng không chỉ phải có đủ tư cách, thẩm quyền về mặt pháp lý mà còn phải bảo đảm kiến thức về nghiệp vụ và pháp luật nhất định cũng như nắm được nghệ thuật đàm phán, giao dịch cần thiết để đi đến một thoả thuận có lợi cho mình.

Kiến thức về nghiệp vụ bảo đảm các bên sẽ không có sơ hở đáng tiếc về nghiệp vụ khi ký kết hợp đồng như: ký kết hợp đồng khi chưa tìm được nguồn hàng hoặc nguồn tiêu thụ dẫn đến phải huỷ hợp đông hay ký hớ về giá ... Kiến thức về mặt nghiệp vụ góp phần bảo đảm tính khả thi của hợp đồng được ký kết.

Hiểu biết về pháp luật cũng là yếu tố không thể thiếu, nhiều khi giao dịch bị đổ vỡ hoàn toàn do các bên không nắm được các quy định của pháp luật. Một số nhà kinh doanh đã không phân biệt được bên ký kết và người ký hợp đồng dẫn đến ký kết với người không có đủ tư cách, thẩm quyền, hoặc đã có HĐKT được ký kết để mua bán đối tượng cấm của pháp luật...

Mọi kiến thức về nghiệp vụ và pháp luật sẽ không mang lại kết quả đích thực của nó nếu người tham gia đàm phán, ký kết không nắm được nghệ thuật đàm phán, nghệ thuật giao dịch. Hợp đồng có thể được hình thành từ việc giao dịch qua thư tín hay gặp gỡ trực tiếp giữa các bên. Mỗi một hình thức yêu cầu một nghệ thuật riêng, ví dụ khi sử dụng thư tín, các bên phải chuyển tải được những nội dung, thông tin cần thiết, đồng thời phải thể hiện tính lịch sự, chính xác qua ngôn ngữ diễn đạt và hình thức của lá thư.

Như vậy, để có được sự thành công nhà kinh doanh cần phải hội tụ được những yếu tố như kiến thức về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật và nghệ thuật trong đàm phán, giao dịch. Để đạt được như vậy cần có các chưong trình đào tạo nghiệp vụ và giới thiệu nghệ thuật kinh doanh thích hợp cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần phải có các chương trình tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với các cán bộ kinh doanh, đặc biệt là các giám đốc hoặc các cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp bởi vì họ thường là những người trực tiếp hoặc được uỷ quyền ký kết HĐKT.

Một phần của tài liệu đề tài : " Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp " pot (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)