Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình giao đất, thu hồi đất trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2013 (Trang 41 - 45)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.886,9 km2. Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2.[1]

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).

- Địa hình, địa mạo

Huyện Phú Bình là vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng, địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã,trong đó có 7 xã miền núi, với 31xóm (số liệu năm 2010). Các xã của huyệngồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa,Tân Khánh, Tân Kim, TânThành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.

Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.

Nhìn chung, địa hình của Phú Bình cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

- Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phú Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy thời tiết và khí hậu huyện Phú Bình có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

- Thủy văn

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580- 610 m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng. Nhưng những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.

Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

- Tài nguyên đất:

Tình hình sử dụng đất được phản ánh qua bảng 3.2 [14].

Trong tổng diện tích 25.886,9 ha đất tự nhiên thì có đến 77,45 % là diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp, 5.738,31 ha đất phi nông nghiệp chiếm

22,17% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Bình, trong diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất chuyên dùng chiếm 8,74 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Bình. Đất chưa sử dụng chiếm 0,39 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình năm 2013

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.886,9 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 20.048,83 77,45

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.733,85 49,19

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.384,08 32,39

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.938,75 26,80

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 5,17 0,02

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.440,16 5,56

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.349,77 16,80

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.962,13 26,89

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4.282,79 16,54

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.679,34 10,35

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 283,5 1,10

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 69,35 0,27

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.738,31 22,17

2.1 Đất ở OTC 1.947,69 7,52

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.835,32 7,09

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 112,37 0,43

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.261,48 8,74

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 11,9 0,05

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 486,53 1,88

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,24 0,00

2.2.4 Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp CSK 314,86 1,22

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.447,95 5,59

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,72 0,05

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 143,98 0,56

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 1.364,22 5,27

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,22 0,03

3 Đất chƣa sử dụng CSD 99,76 0,39

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 67,9 0,26

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,86 0,12

- Tài nguyên nước [11]:

Ngoài 2 con sông Cầu và sông Công kể trên, huyện Phú Bình còn có 108 hồ, ao vừa và nhỏ tập trung ở 21 xã, thị trấn, là nơi dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái. Nguồn nước ngầm ở khu vực xã Tân Thành và xã Dương Thành có trữ lượng lớn. Nước ngầm ở đây có hàm lượng cặn nhỏ, hàm lượng sắt từ 5 đến 10 mg/lít, độ PH 5,5 đến 6.

- Tài nguyên rừng:

Phú Bình là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của huyện tính đến ngày 31/12/2013 là 6962,13 ha, chiếm 26,89 % diện tích tự nhiên. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án.

- Tài nguyên khoáng sản:

Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.

- Tài nguyên du lịch:

Trên địa bàn huyện Phú Bình

, các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh.

- Tài nguyên nhân văn:

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số huyện Phú Bình là 187.150 người, với 38.176 hộ cư trú ở 20 xã và 1 thị trấn. Chủ yếu dân tộc kinh và tày… (Nguồn: Niên

giám thống kê huyện Phú Bình năm 2013).

- Phú Bình là một huyện Anh hùng có bề dày về lịch sử và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp. Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú Bình có điều kiện phát triển du lịch và qui hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

- Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Phú Bình luôn một lòng theo Đảng, đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình giao đất, thu hồi đất trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2013 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)