3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.171,60 ha (Bảng 1.2), gồm có [15]:
Diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn với diện tích 29.3378,12 ha chiếm 83,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 109.277,74 ha chiếm 30,94% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 179.813,30 ha chiếm 50,91% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4.186,66 ha chiếm 1,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp khác là 100,42 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên;
Diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha chiếm 12,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất ở 12.985,17 ha chiếm 3,68% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng là 19.684.69 ha chiếm 5,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 101,76 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 814,98 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng 9.794,50 ha chiếm 2,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp khác 48,32 ha chiếm 0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên;
Diện tích đất chưa sử dụng 16.364,06 ha chiếm 4,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất đất bằng chưa sử dụng 1.444,66 ha chiếm 0,41% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đồi núi chưa sử dụng 4.688,22 chiếm 0,33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích núi đá không có rừng cây 10.231,18 chiếm 2,90% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn.
Trong thời gian tới Tỉnh cần quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này.
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên Năm 2013
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 353.171,60 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 293.378,12 83,07
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 109.277,74 30,94
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 64.848,25 18,36
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 48.032,82 13,60
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 205,60 0,06
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 16.609,83 4,70
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 44.429,49 12,58
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 179.813,30 50,91 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 111.189,16 31,48 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 34.840,37 9,86 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 33.783,77 9,57 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.186,66 1,19 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 100,42 0,03
2 Đất phi nông nghiệp PNN 43.429,42 12,30
2.1 Đất ở OTC 12.985,17 3,68
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 11.333,49 3,21
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1.651,68 0,47
2.2 Đất chuyên dùng CDG 19.684,69 5,57
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 214,62 0,06
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2.556,52 0,72
2.2.3 Đất an ninh CAN 460,62 0,13
2.2.4 Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp CSK 3.535,75 1,00
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 12.917,18 3,66
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 101,76 0,03
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 814,98 0,23
2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 9.794,50 2,77
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 48,32 0,01
3 Đất chƣa sử dụng CSD 16.364,06 4,63
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1.444,66 0,41
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 4.688,22 1,33
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 10.231,18 2,90
Qua kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính Phủ cho thấy toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.635 tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất (không tính các đơn vị quân đội và công an trên địa bàn) với diện tích 3.569,53ha. Trong đó, có 140 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai chiếm 8,09% so với tổng số tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích vi phạm 117,22 ha chiếm 3,07% diện tích được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Phân theo loại hình tổ chức thì có 349 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 2.300,16 ha đã có tới 72 doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai chiếm 20,63% với diện tích vi phạm là 101,32 ha chiếm 4,275% so với diện tích đã giao, thuê. Các hình thức vi phạm chủ yếu là: sử dụng đất không đúng mục đích, để dự án “treo” chưa sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng, cho mượn đất trái pháp luật, để đất bị lấn chiếm và lấn chiếm đất…[10].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu - Thời gian: Từ 6/2013 đến tháng 5/2014 - Địa điểm thực hiện: Huyện Phú Bình.
- Đối tượng nghiên cứu: Đất trên địa bàn huyện Phú Bình đã giao, đã cho các tổ chức kinh tế thuê.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ảnh hưởng đến sử dụng đất hưởng đến sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu
+ Tài nguyên đất
- Điều kiện kinh tế - kiện xã hội
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013 đoạn 2010 – 2013
- Hiện trạng sử dụng đất - Biến động sử dụng đất
3.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao, đã cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013 đất trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013
- Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013
- Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2013
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình .
2.2.4. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp logic kết hợp với phương pháp kế thừa lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê. Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất nằm trong khu vực nghiên cứu… các số liệu này thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện Phú Bình, Sở Tài nguyên Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.3.2. Tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:
Cơ sở chọn mẫu điều tra:
Đề tài đã chọn 20 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong đơn vị. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đơn vị theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của đơn vị. + Nhóm thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất.
+ Nhóm thông tin về nhu cầu sử dụng đất của đơn vị trong tình hình hiện nay. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi của đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, kinh doanh sản xuất của đơn vị, những kiến nghị đề xuất của đơn vị.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý
kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực
tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dưới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Phú Bình, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Phú Bình để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.
- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Phú Bình, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ảnh hƣởng đến sử dụng đất hƣởng đến sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.886,9 km2. Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2.[1]
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).
- Địa hình, địa mạo
Huyện Phú Bình là vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng, địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã,trong đó có 7 xã miền núi, với 31xóm (số liệu năm 2010). Các xã của huyệngồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa,Tân Khánh, Tân Kim, TânThành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.
Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.
Nhìn chung, địa hình của Phú Bình cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.
- Khí hậu
Theo phân vùng khí hậu thì Phú Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện cho thấy thời tiết và khí hậu huyện Phú Bình có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
- Thủy văn
Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-