M
3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh
3.1.7. Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón
Bảng 3.7: Sơ bộ hạch toán kinh tế của các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm Công thức NS củ tƣơi (tấn/ha) Tổng thu (đồng/ha) Tổng chi (đồng/ha) Lãi thuần (đồng/ha) 1 68,36 68.360.000 48.825.000 19.535.000 2 71,74 71.740.000 49.512.500 22.227.500 3(Đ/c) 74,91 74.910.000 50.200.000 24.710.000 4 76,38 76.380.000 50.887.500 25.492.500 5 73,57 73.570.000 51.575.000 21.995.000
Qua kết quả bảng 3.7 ta thấy: Ở các tổ hợp phân bón khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Ở CT 4 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 25.492.500 đồng/ ha; tiếp đến là CT 3(ĐC) lãi thuần đạt 24.710.000 đồng/ha; thấp nhất là CT1 và CT5 lãi thuần chỉ đạt 19.535.000 và 21.995.000 đồng/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trƣởng và năng suất của dong riềng
3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng
Cũng như các loài cây có củ khác, cây dong riềng để sinh trưởng phát triển tốt cần có đầy đủ lượng các chất dinh dưỡng. Khi trồng ở những nơi đất cằn cỗi quá, cây sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng thấp. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến thời gian sinh trưởng của cây dong riềng chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8:Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh trƣởng, phát triển của cây dong riềng
Công thức Thời gian từ trồng đến…(ngày)
mọc ra hoa thu hoạch
1(đ/c) 22 170,7 301,3
2 22 174,7 305,7
3 22 172,3 301,7
4 22 175,7 302,0
5 22 173,3 307,3
Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Dong riềng ở các công thức thí nghiệm có thời gian từ trồng đến mọc mầm là 22 ngày, không có sự khác nhau giữa các công thức.
Thời gian từ trồng đến ra hoa của dong riềng biến động không nhiều từ 170,7 – 175,7 ngày. Công thức đối chứng ra hoa sớm nhất là 170,7 ngày, các công thức khác ra hoa muộn hơn đối chứng từ 1,6 – 5 ngày.
- Thời gian sinh trưởng của dong riềng ở các công thức thí nghiệm dao động từ 301,3 – 307,3 ngày. Công thức 3, 4 thu hoạch cùng thời gian với công thức đối chứng, các công thức khác thu hoạch muộn hơn công thức đối chứng từ 4,4 – 6 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dong riềng
Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. Theo dõi độ đồng đều và khả năng nẩy mầm của giống dong riềng DR3 ở các công thức bón phân khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.9 sau.
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ nảy mầm và độ đồng đều của dong riềng
Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Độ đồng đều (điểm)
1(đ/c) 99 9
2 97,8 7
3 99,7 9
4 98,5 7
5 98,5 7
Số liệu bảng 3.9 cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của các công thức khá cao và biến động không nhiều. Công thức 2 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 97,8%, công thức 3 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất là 99,7%.
Độ đồng đều của các công thức thí nghiệm được đánh giá ở giai đoạn 75 ngày sau trồng. Kết quả cho thấy, các công thức đối chứng và công thức 3 sinh trưởng rất đồng đều được đánh giá ở điểm 9. Các công thức còn lại có các cây sinh trưởng khá đồng đều nên được đánh giá ở điểm 7.
3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến một số đặc điểm hình thái của dong riềng
Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, số thân/khóm, số lá/cây, đường kính thân… Đặc điểm hình thái của giống cho biết được mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn, thụ tinh, khả năng chống đổ gãy, chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất của giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua kết quả theo dõi một số đặc điểm về hình thái và sinh lý chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.10
Bảng 3.10 : Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến một số đặc điểm hình thái của dong riềng
Công thức Cao cây (cm) Lá Số thân/khóm (thân) Đk Thân (cm) Số lá (lá) Rộng lá (cm) Dài lá (cm) 1(đ/c) 181,4 9,4 19,5 51,8 11,5 3,1 2 184,3 10,3 21,4 55,4 11,6 3,2 3 187,1 10,5 23,4 61,1 11,7 3,2 4 181,7 10,0 21,2 55,9 10,7 3,1 5 180,2 9,9 19,1 51,1 9,3 2,9 LSD05 16,29 0,75 2,83 5,46 0,98 0,29 CV% 4,7 4,0 7,2 5,3 4,8 5,1
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và khả năng chống đổ của dong riềng. Chiều cao cây lớn thì khả năng chống đổ thường kém. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, các công thức thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 180,2 – 187,1 cm. Mặc dù hệ số biến động của chỉ tiêu này là 4,7 nhưng giá trị P>0,05 chứng tỏ chiều cao cây của các công thức tương đương nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
- Số lá của cây dao động từ 9,4 – 10,5 lá/thân, biến động không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Điều này chứng tỏ chỉ số số lá không phụ thuộc vào phân bón mà là đặc trưng bởi giống.
- Kích thước lá của các công thức dao động với chiều dài từ 51,1 – 61,1 cm, chiều rộng từ 19,1 – 23,4 cm. Các công thức thí nghiệm có kích thước lá sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Tuy nhiên, khi so sánh các công thức thí nghiệm với nhau tôi thấy, công thức 3 có kích thước lá cao nhất với chiều dài lá là 61,1 cm và chiều rộng là 23,4 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số thân/ khóm của các công thức thí nghiệm dao động từ 9,3 – 11,7 thân, công thức 2, 3 cho số thân/ khóm nhiều nhất 11,6 – 11,7 thân, tuy sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng nhưng cao hơn chắc chắn công thức 4 và công thức 5 ở mức tin cậy 95%. Các công thức 4, 5 có số thân dao động từ 9,3 – 10,7 thân/khóm, thấp hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Đường kính thân liên quan chặt với khả năng chống đổ của cây. Đường kính thân được đo ở giai đoạn sau trồng 180 ngày, cách gốc 50 cm. Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, đường kính thân của dong riềng trong thí nghiệm khá cao, đạt từ 2,9 – 3,2 cm. Các công thức có đường kính thân sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
3.2.4. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng
Giống DR3 được sử dụng làm thí nghiệm là giống sinh trưởng phát triển tốt, chống đổ tốt, ít bị sâu bệnh phá hại, là giống đang được đưa vào sản xuất ở nhiều địa phương. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân khác nhau đến khả năng chống đổ và mức độ sâu bệnh hại chúng tôi thu được bảng kết quả 3.11 sau.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng
Công thức Tính chống đổ (điểm) Sâu hại (điểm) Bệnh hại (điểm) 1(đ/c) 1 3 1 2 1 3 3 3 1 3 3 4 3 3 3 5 3 3 3
- Khả năng chống đổ của dong riềng ở các công thức là khá tốt. Công thức 1 – 3 không có cây nào bị đổ nên được đánh giá ở điểm 1. Công thức 4 – 5 có ít cây bị đổ, được đánh giá ở điểm 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Sâu hại: Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, dong riềng trồng năm 2013 chỉ xuất hiện sâu ăn lá vào thời điểm 60 – 70 ngày sau trồng. Các công thức bị sâu hại với mức độ ít, được đánh giá ở điểm 3.
Bệnh hại thường xuất hiện khi có nhiều ngày mưa liên tiếp, nhiệt độ cao. Nhưng do khống chế kịp thời nên chỉ những ô thí nghiệm ở khu đất thấp bị bệnh hại với tỷ lệ cây bị hại ít (từ 2 – 4%) , được đánh giá điểm 1 – 3.
Như vậy loại phân hữu cơ vi sinh ảnh hưởng không nhiều đến khả năng chống chịu của dong riềng.
3.2.5. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất cây dong riềng
Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nó phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (mật độ, bón phân, tưới nước,...). Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về năng suất là do sự tác động của phân bón. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất cây dong riềng thể hiện tại bảng 3.12 sau:
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dong riềng
Công thức Đƣờng kính củ (cm) KL củ/ khóm (kg) KL củ/ô (kg) NSTT (tấn/ha) NS tinh bột (tấn/ha) 1(đ/c) 4,76 2,99 358,80 74,75 10,85 2 4,14 2,87 343,82 71,63 10,27 3 4,50 2,92 350,21 72,96 10,53 4 4,47 2,77 332,50 69,27 9,74 5 4,03 2,69 322,27 67,14 9,48 LSD05 0,25 0,15 36,19 7,54 1,07 Cv% 3,1 2,8 5,63 5,63 5,61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đường kính củ của các công thức dao động từ 4,03 – 4,76 cm. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có đường kính củ thấp hơn công thức đối chứng, trong đó công thức 5 có đường kính củ thấp nhất là 4,03 cm, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng 0,73 cm. Công thức 3 có đường kính của cao nhất là 4,5 cm nhưng vẫn thấp hơn công thức đối chứng 0,26 cm. Các công thức còn lại có đường kính củ thấp hơn công thức đối chứng từ 0,29 – 0,62 cm.
- Khối lượng củ/khóm đạt từ 2,69 – 2,99 kg. Công thức 4 và công thức 5 có khối lượng củ tương ứng là 2,77 kg/khóm và 2,69 kg/khóm, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có khối lượng của sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng, trong đó công thức 3 có khối lượng củ đạt 2,92 kg/khóm, cao hơn chắc chắn công thức 5 ở độ tin cậy 95%.
- Năng suất tinh bột của các công thức đạt từ 9,48 – 10,85 tấn/ha/. Công thức đối chứng có năng suất tinh bột đạt 10,85 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức 4 và công thức 5 ở mức tin cậy 95%. Công thức 2 và công thức 3 có năng suất tinh bột sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
- Năng suất thực thu của các công thức khá cao, đạt từ 69,27 – 74,75 tấn/ha. Công thức 5 có năng suất thực thu thấp nhất là 69,27 tạ/ha, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng, trong đó công thức 3 có xu hướng cho năng suất thực thu cao nhất trong các công thức được bón phân hữu cơ vi sinh.
Năng suất thực thu và năng suất tinh bột của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua hình 3.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 NSTT NSTB tấn/ha CT1 CT2 CT3(ĐC) CT4 CT5
Hình 3.3: Năng suất thực thu và năng suất tinh bột của các công thức thí nghiệm
3.2.6. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng củ dong riềng
Chất lượng rong riềng biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, tuổi thu hoạch, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch... Đánh giá chất lượng nguyên liệu người ta thường dùng các phương pháp hoá học đánh giá tỷ lệ tinh bột, hàm lượng tinh bột.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.13 như sau:
Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chất lƣợng củ dong riềng Công thức Tỷ lệ chất khô (%) Hàm lƣợng tinh bột (%) Chất lƣợng ăn luộc(điểm) Độ bở Độ ngọt 1(đ/c) 24,57 14,54 3 3 2 24,84 14,35 3 3 3 24,85 14,51 3 3 4 24,71 14,13 3 3 5 25,1 14,21 3 3 LSD05 2,27 1,45 - Cv% 4,9 5,4 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tỷ lệ chất khô của các công thức thí nghiệm dao động từ 24,57 – 25,10%. Tỷ lệ chất khô của các công thức là tương đương nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
- Về hàm lượng tinh bột của các công thức đạt từ 14,21 – 14,54%. Kết quả sử lý thống kê cho thấy hàm lượng tinh bột của các công thức là tương đương nhau và đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
- Về chất lượng thử nếm: Khi luộc củ ăn thấy đề dẻo và có độ ngọt ít (3 điểm) không có sự khác nhau giữa các công thức kể cả với đối chứng.
Tỷ lệ chất khô và hàm lượng tinh bột của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua hình 3.4 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ CK Hàm lượng TB (%) CT1(đc) CT2 CT3 CT4 CT5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.7. Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón hữu cơ vi sinh
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các loại phân bón trong thí nghiệm
Công thức Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Tổng thu (đồng/ha) Tổng chi (đồng/ha) Lãi thuần (đồng/ha) 1 (Đ/c) 74,75 74.750.000 50.200.000 24.550.000 2 71,63 71.630.000 44.200.000 27.430.000 3 72,96 72.960.000 42.400.000 30.560.000 4 69,27 69.270.000 44.200.000 25.070.000 5 67,14 67.140.000 44.200.000 22.940.000
Qua kết quả bảng 3.14 ta thấy: Ở các loại phân bón khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Công thức 5 cho lãi thuần thấp nhất là 22.940.000 đ thấp hơn công thức đối chứng 1.600.000 đ. Công thức 3 cho lãi thuần cao nhất là 30.560.000 đ, cao hơn công thức đối chứng là 6.010.000 đ. Công thức 2 và công thức 4 có lãi thuần tương ứng là 27.430.000 – 25.070.000 đ, cao hơn công thức đối chứng là 520.000 – 2.880.000 đ.
3.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh NTT đến sinh trƣởng và năng suất của dong riềng
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh NTT đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng
Thời gian sinh trưởng của cây dong riềng được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của cây dong riềng chia làm 2 giai đoạn. Gồm thời kì cây phát triển thân lá và thời kì cây phát dục, ra hoa, phình củ và tích lũy tinh bột. Thời kỳ đầu chiếm khoảng 6 tháng. Tốc độ phát triển thân lá tùy thuộc vào khí hậu và thời kỳ sinh trưởng của cây. Thời kỳ phát dục vào các tháng còn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời gian sinh trưởng của cây dong riềng phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (mật độ, bón phân, tưới nước,