Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của dong riềng tại thái nguyên (Trang 31 - 108)

M

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một liều lượng phân hữu cơ vi sinh NTT đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện với 3 thí nghiệm, tất cả các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 5 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 48 m2, tổng diện tích 1 thí nghiệm là : 5 x 3 x 48 = 720 m2

2.4.1. 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và năng suất dong riềng trưởng và năng suất dong riềng

Công thức 1: 150 kg N + 60 kg P2O5 + 150 kg K2O Công thức 2: 175 kg N + 80 kg P2O5 + 175 kg K2O

Công thức 3: 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O (đối chứng) Công thức 4: 225 kg N + 120 kg P2O5 + 225 kg K2O

Công thức 5: 250 kg N + 140 kg P2O5 + 250 kg K2O

(Nền: Các công thức đều được bón 15 tấn phân chuồng; công thức đối chứng bón theo quy trình kỹ thuật đang áp dụng tại địa phương)

Dải bảo vệ

4 2 3 5 1

2 1 5 4 3

3 4 1 2 5

Dải bảo vệ

2.4.2. 2: : Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất dong riềng

Công thức 1: 15 tấn phân chuồng (đối chứng) Công thức 2: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh sông Gianh Công thức 3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT

Công thức 4: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh APN Công thức 5: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Quế lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nền: Các công thức đều được bón 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha Dải bảo vệ 4 2 3 5 1 2 1 5 4 3 3 4 1 2 5 Dải bảo vệ

2.4.3. 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh NTT đến sinh trưởng và năng suất dong riềng

Công thức 1: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT Công thức 2: 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT

Công thức 3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT (đối chứng) Công thức 4: 3,5 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT

Công thức 5: 4 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT

(Nền: Các công thức đều được bón 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha; công thức đối chứng là lượng phân quy đổi tương đương với 15 tấn phân chuồng) Dải bảo vệ 4 2 3 5 1 2 1 5 4 3 3 4 1 2 5 Dải bảo vệ  .

Nghiên cứu đánh giá tuyển chọn giống dong riềng và các chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp nghiên cứu của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế, Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và Trung tâm Nghiên cứu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phát triển cây có củ (kèm theo quy định chung đã được Trung tâm NC&PT Cây có củ biên soạn).

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng gồm:

- Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng.

- Thời gian sinh trưởng

+ Thời gian mọc (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 50% số khóm mọc mầm.

+ Thời gian ra hoa (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 50% số khóm ra hoa.

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển màu vàng.

- Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 và 75 ngày sau trồng (NST) theo thang điểm 1 – 9:

Điểm 1. Rất không đồng đều Điểm 3. Không đồng đều Điểm 5. Trung bình Điểm 7. Khá đồng đều Điểm 9. Rất đồng đều

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây:

+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô

+ Thời gian theo dõi: 10 ngày theo dõi 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp đo: Đo từ sát mặt đất đến mút lá dài nhất

- Tốc độ ra lá:

+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô

+ Thời gian theo dõi: 10 ngày đếm 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp: Đếm các lá/thân chính bằng phương pháp đánh dấu (lá 3, 5, 7).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tốc độ tăng trưởng đường kính:

+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô.

+ Thời gian theo dõi: 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp: Dùng thước Panme đo cách gốc của thân chính 10 cm

* Đặc điểm hình thái: Theo dõi 5 cây cao nhất của 10 khóm/ô vào giai đoạn 180 NST (thời kỳ hoa rộ).

- Đặc điểm về lá

+ Chiều dài lá (cm): Đặt thước từ vị trí đầu mút trên đến đầu mút của lá + Chiều rộng lá (cm): Đo tại vị trí rộng nhất của lá

+ Tổng số lá/thân - Đặc điểm về thân cây

+ Số thân/khóm: đếm tất cả các thân/10 khóm điều tra

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt sát đất đến đốt ra cuống hoa. + Đường kính thân. Đo đường kính thân cách mặt đất 50 cm. - Đặc điểm củ

+ Chiều dài củ (cm): Đo từ điểm đầu của củ đến điếm cuối của củ. + Đường kính củ (cm): Đo ở vị trí rộng nhất của củ.

* Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

- Tính chống đổ của cây (% số cây bị đổ): Giai đoạn đánh giá sau khi có gió to hay bão. Đếm số cây đổ/tổng số cây trong ô, cho điểm từ 1 – 9:

Điểm 1. Không có cây đổ Điểm 3. Đổ ít (<25%)

Điểm 5. Đổ trung bình (25 – 50%) Điểm 7. Đổ nhiều ( 50 – 75%) Điểm 9. Đổ rất nhiều (>75%) - Sâu bệnh hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo dõi tỉ lệ bệnh:

Tỉ lệ cây bị hại(%) = Số cây bị hại x 100 Số cây điều tra

+ sâu đục nõn, sâu ăn lá, bọ nẹt, theo thang điểm 1 – 9: Điểm 1. Không thấy sâu

Điểm 3. Thấy ít Điểm 5. Trung bình Điểm 7. Nhiều Điểm 9. Rất nhiều

* Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

+ Số khóm thu hoạch/ô

+ Khối lượng củ/khóm: cân 10 khóm theo dõi (kg) + Khối lượng củ/ô (kg)

+ Năng suất (tấn/ha)

+ Đường kính củ (cm): lấy củ cấp 1, đo 5 củ trung bình của 5 khóm.

* Chỉ tiêu chất lượng củ

- Hàm lượng chất khô (%): lấy củ cấp 1 và cấp 2 sau thu hoạch 5 ngày - Hàm lượng tinh bột (%): lấy củ cấp 1 và cấp 2 sau thu hoạch 5 ngày - Chất lượng ăn luộc: lấy củ cấp 1, để 10 ngày sau khi thu hoạch, luộc chín ăn nếm và đánh giá theo thang điểm 1 -9 như sau (số người ăn nếm thường 5, 7, 9 người, tuỳ điều kiện, mỗi người có bảng chấm điểm dong riềng theo mẫu).

Chỉ tiêu Điểm

1 3 5 7 9

Độ bở Sượng Dẻo Trung bình Bở Rất bở

Độ ngọt Nhạt Ngọt ít Trung bình Ngọt Rất ngọt

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê toán học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trƣởng và năng suất của dong riềng

3.1.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng triển của cây dong riềng

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây dong riềng được chia làm 2 thời kỳ. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời gian được tính từ khi trồng đến khi cây bắt đầu ra hoa. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh về các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân và lá. Thời kỳ sinh thực được tính từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi thu hoạch. Lúc này là sự hình thành và phát triển của các cơ quan sinh sản như hoa và quả.

Thời gian sinh trưởng của dong riềng là khoảng thời gian được tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển vàng. Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến ra hoa và thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của giống dong riềng DR3 ở các mức phân bón khác nhau chúng tôi thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.1 : Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến thời gian sinh trƣởng, phát triển của cây dong riềng

Công thức Thời gian từ trồng đến… (ngày)

Mọc Ra hoa Thu hoạch

1 22 164,7 297,0

2 22 167,3 302,3

3(đc) 22 170,3 305,7

4 22 176,0 311,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Dong riềng ở các công thức thí nghiệm có thời gian từ trồng đến mọc mầm là 22 ngày, không có sự khác nhau giữa các công thức.

Thời gian ra hoa của dong riềng có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Công thức 1 và công thức 2 có thời gian từ trồng đến ra hoa là 164,7 – 167,3 ngày, sớm hơn công thức đối chứng từ 3 đến 5,6 ngày. Công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ trồng đến ra hoa từ 176 đến 178,3 ngày, muộn hơn công thức đối chứng từ 2,7 đến 8 ngày.

Thời gian sinh trưởng của dong riềng ở các công thức thí nghiệm cũng có xu hướng tương tự. Công thức 1 và công thức 2 được thu hoạch sau khi trồng từ 297 đến 302,3 ngày, sớm hơn công thức đối chứng từ 3,4 đến 8,7 ngày. Công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ trồng đến thu hoạch từ 311,7 đến 315,3 ngày, muộn hơn công thức đối chứng từ 6 đến 9,6 ngày.

3.1.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dong riềng triển của dong riềng

Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. Tỷ lệ nảy mầm là cơ sở đầu tiên quyết định, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quần thể dong riềng cũng như năng suất cây dong riềng. Theo dõi thời gian mọc mầm, độ đồng đều và khả năng nẩy mầm của các giống dong riềng khảo nhiệm chúng tôi thu được kết quả sau.

Bảng 3.2 : Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến tỷ lệ nảy mầm và độ đồng đều của dong riềng

Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Độ đồng đều (điểm)

1 98,1 7

2 97,8 7

3(đc) 98,3 9

4 98,1 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của các công thức khá cao và biến động không nhiều. Công thức 2 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 97,8%, công thức 5 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất là 98,6%.

Độ đồng đều của các công thức thí nghiệm được đánh giá ở giai đoạn 75 ngày sau trồng. Kết quả cho thấy, công thức 1 và công thức 2 có các cây sinh trưởng khá đồng đều nên được đánh giá ở điểm 7. Các công thức còn lại sinh trưởng rất đồng đều được đánh giá ở điểm 9 tương tự như công thức đối chứng.

3.1.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến một số đặc điểm hình thái của dong riềng của dong riềng

Quan hệ giữa các nguyên tố khoáng với cây trồng là quan hệ mật thiết. Các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây trồng. Các nguyên tố khoáng là cơ sở để cấu tạo nên ATP, Nucleotit, protein, tế bào thực vật. Nếu được đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân khoáng của mình thì cây trồng sẽ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thiếu hay thừa thì ảnh hưởng lớn đến đời sống cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Như thiếu N cây thường còi cọc, vàng lá, mô thực vật kém phát triển nhưng thừa N thì cây thường tăng trưởng quá cỡ, thân cây hay lốp đổ…

Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến đặc điểm hình thái của dong riềng cũng như tìm ra mức bón phân cân đối hợp lý cho cây dong riềng là việc làm quan trọng. Kết quả thể hiện qua bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3 : Ảnh hƣởng của một số tổ hợp NPK đến một số đặc điểm hình thái của dong riềng

Công thức Cao cây (cm) Số thân/khóm (thân) Đk Thân(cm) Số lá (lá) Rộng lá (cm) Dài lá (cm) 1 170,3 10,4 20,4 52,2 9,5 2,8 2 177,6 10,6 21,6 54,6 10,7 3,0 3(đc) 185,3 10,4 21,9 55,1 11,1 3,3 4 191,5 10,8 22,1 57,4 11,7 3,1 5 197,8 10,6 22,8 59,8 10,8 3,0 LSD05 10,96 0,28 3,47 6,53 1,39 0,22 CV% 3,2 1,4 8,5 6,2 6,9 3,8

- Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và khả năng chống đổ của dong riềng. Chiều cao cây lớn thì khả năng chống đổ thường kém. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, các công thức thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 170,3 – 197,8 cm. Công thức 1 có chiều cao thấp nhất là 170,3 cm, thấp hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công 5 có chiều cao cây cao nhất là 197,8 cm, cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 2, 4 có chiều cao tương ứng là 177,6 – 191,5 cm, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

- Số lá/thân chính của dong riềng đạt từ 10,4 – 10,8 lá/thân. Các công thức thí nghiệm có số lá tương đương nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Điều này chứng tỏ số lá/thân chính không phụ thuộc vào phân bón mà là đặc trưng bởi giống.

- Kích thước lá: Để đánh giá kích thước của bộ lá dong riềng chúng tôi tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của lá thứ 5 tính từ trên xuống. Kết quả cho thấy, chiều dài lá của các công thức thí nghiệm dao động từ 52,2 – 59,8 cm, đều sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chứng. Tuy nhiên khi so sánh các công thức thí nghiệm với nhau chúng tôi thấy chiều dài lá của công thức 1 là 52,2 cm, thấp hơn chắc chắn công thức 4 ở mức tin cậy 95%.

Chiều rộng lá của dong riềng ở các công thức thí nghiệm dao động từ 20,4 – 22,8 cm. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ chiều rộng lá dong riềng của các công thức thí nghiệm đều tương đương nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

- Số thân/ khóm của các công thức thí nghiệm dao động từ 9,5 – 11,7 thân, công thức 4 có cho số thân/ khóm nhiều nhất 11,7 thân, tuy sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 có số thân/khóm thấp nhất là 9,5 thân, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng và công thức 4 ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số thân/khóm sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

- Đường kính thân của các công thức dao động từ 2,8 – 3,3 cm. Công

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của dong riềng tại thái nguyên (Trang 31 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)