M
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.2. Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam
Dong riềng Canna edulis Ker là cây thân thảo, họ dong riềng
(Cannaceae). Dựa vào tính chất củ, thân lá và hoa dong riềng, được chia ra 3 loại: Cây chuối hoa (Canna indica L.), cây dong đao (Canna sp), cây dong riềng (Canna Edulis ker). Dong riềng có tên nhiều địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.
Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963) [1]. Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai.
Theo một số tài liệu, vì trong thân lá dong riềng có một lượng dự trữ chất dinh dưỡng khá cao (ép 7 cây khoai riềng cho 1,5 lít nước, trong đó dinh dưỡng chiếm 86%) do đó dong riềng chịu hạn tốt hơn lúa, khoai lang và sắn. Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống đỡ tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi mà khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn cho năng suất củ cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15-20 kg. Trồng trên diện tích lớn dong riềng có thể cho năng suất đạt tới 45-60 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm này, dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác (Nguyễn Thị Ngọc Huệ va Đinh Thế Lộc, 2005)[3].
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một số cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38% - 41%, gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%) (Lê Ngọc Tú và CS, 1994) [9]. Điều này làm cho sợi miến dong riềng dai và giòn tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so với miến đậu xanh. Đây là lợi thế cạnh tranh của miến dong so với miến đậu xanh. Dong riềng chế biến thành bột lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn.
Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều ngày công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất.
Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn la, Hòa Bình.... Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có sự đầu tư về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ thuật trồng (Bùi Công Trừng và Nguyễn Hữu Bình, 1963)[11]; (Tổ nghiên cứu cây có củ, 1969)[12]. Theo Mai Thạch Hoành (2003)[2], nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm dong đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm Việt- CIP năng suất đạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng. Những năm 1993- 1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này do điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu giữ và đánh giá ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và CS, 2006)[4].
Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, tốt nhất là tháng 2. Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng cách hàng 0,8 – 1 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m. Phân bón: 15 – 25 tấn phân hữu cơ + 200 – 400 kg đạm + 500 – 650 kg lân + 200 kg kali. Phân hữu cơ và lân bón 1 lần trước khi trồng, phân đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và 4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và 4 – 5 tháng). Làm cỏ và vun gốc 3 lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng). Thu hoạch sau trồng 10- 11 tháng, nếu thu sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu muộn cây có thể ra mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột.
Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012)[5], dong riềng có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5. Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất đồi núi, đất mặn… nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn. Nếu trồng dong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20 cm, sâu khoảng 20 đến 25cm sau đó mới trồng. Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 đến 2 m; cao 15 cm- 20 cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15 cm. Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách khóm là 45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì giảm mật độ trồng. Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N + 100 kg P205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần. Bón lót 100% phân hữu cơ + 100% P205 + 1/3 N; sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2 K2O kết hợp với xới đất và vun nhẹ vào gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp với vun cao gốc. Thu hoạch để ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng 10 đến 12 tháng.
Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu về cây dong riềng, hiện nay chưa có nghiên được tiến hành ở Thái Nguyên. Vì vậy việc nghiên cứu để xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp đặc biệt là xác định chế độ bón phân hợp lý là hết sức cần thiết góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng ở Thái Nguyên nói riêng và ở vùng miền núi phía Bắc nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Một số tổ hợp NPK với: Đạm ure chứa 46% N, Supe lân chứa 15,5 – 16% P2O5, Kali clorua chứa 60% K2O.
- Một số loại phân hữu cơ vi sinh, có lý lịch như sau :
+ Phân hữu cơ Sông gianh: là sản phẩm của Tổng công ty Sông Gianh (thành phần: độ ẩm 30%, chất hữu cơ 15%, axit humic 2.5%, P2O5 1.5% và các VSV ).
+ Phân hữu cơ vi sinh APN: bản quyền thuộc công ty TNHH CNSH Bảo Long (thàn phần: độ ẩm 30%, chât hữu cơ 20%, axit humic 5%, các VSV).
+ Phân hữu cơ vi sinh NTT: Là sản phẩm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (thành phần: độ ẩm 25%, chất hữu cơ 15%, P2O5 1%).
+ Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm: là sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn phân bón Quế Lâm (thành phần: Ẩm độ 30%, chất hữu cơ 15% và các VSV).
- Giống dong riềng DR3
(th .
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 2/2013 – 1/2014
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu cây trồng cạn, Viện KHSS, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một liều lượng phân hữu cơ vi sinh NTT đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dong riềng.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện với 3 thí nghiệm, tất cả các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 5 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 48 m2, tổng diện tích 1 thí nghiệm là : 5 x 3 x 48 = 720 m2
2.4.1. 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến sinh trưởng và năng suất dong riềng trưởng và năng suất dong riềng
Công thức 1: 150 kg N + 60 kg P2O5 + 150 kg K2O Công thức 2: 175 kg N + 80 kg P2O5 + 175 kg K2O
Công thức 3: 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O (đối chứng) Công thức 4: 225 kg N + 120 kg P2O5 + 225 kg K2O
Công thức 5: 250 kg N + 140 kg P2O5 + 250 kg K2O
(Nền: Các công thức đều được bón 15 tấn phân chuồng; công thức đối chứng bón theo quy trình kỹ thuật đang áp dụng tại địa phương)
Dải bảo vệ
4 2 3 5 1
2 1 5 4 3
3 4 1 2 5
Dải bảo vệ
2.4.2. 2: : Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất dong riềng
Công thức 1: 15 tấn phân chuồng (đối chứng) Công thức 2: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh sông Gianh Công thức 3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT
Công thức 4: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh APN Công thức 5: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Quế lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nền: Các công thức đều được bón 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha Dải bảo vệ 4 2 3 5 1 2 1 5 4 3 3 4 1 2 5 Dải bảo vệ
2.4.3. 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh NTT đến sinh trưởng và năng suất dong riềng
Công thức 1: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT Công thức 2: 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT
Công thức 3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT (đối chứng) Công thức 4: 3,5 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT
Công thức 5: 4 tấn phân hữu cơ vi sinh NTT
(Nền: Các công thức đều được bón 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha; công thức đối chứng là lượng phân quy đổi tương đương với 15 tấn phân chuồng) Dải bảo vệ 4 2 3 5 1 2 1 5 4 3 3 4 1 2 5 Dải bảo vệ .
Nghiên cứu đánh giá tuyển chọn giống dong riềng và các chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp nghiên cứu của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế, Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và Trung tâm Nghiên cứu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phát triển cây có củ (kèm theo quy định chung đã được Trung tâm NC&PT Cây có củ biên soạn).
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng gồm:
- Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng.
- Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian mọc (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 50% số khóm mọc mầm.
+ Thời gian ra hoa (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 50% số khóm ra hoa.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển màu vàng.
- Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 và 75 ngày sau trồng (NST) theo thang điểm 1 – 9:
Điểm 1. Rất không đồng đều Điểm 3. Không đồng đều Điểm 5. Trung bình Điểm 7. Khá đồng đều Điểm 9. Rất đồng đều
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây:
+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô
+ Thời gian theo dõi: 10 ngày theo dõi 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp đo: Đo từ sát mặt đất đến mút lá dài nhất
- Tốc độ ra lá:
+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô
+ Thời gian theo dõi: 10 ngày đếm 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp: Đếm các lá/thân chính bằng phương pháp đánh dấu (lá 3, 5, 7).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tốc độ tăng trưởng đường kính:
+ Định cây: Theo dõi 10 cây liên tục/hàng giữa ô.
+ Thời gian theo dõi: 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau mọc. + Phương pháp: Dùng thước Panme đo cách gốc của thân chính 10 cm
* Đặc điểm hình thái: Theo dõi 5 cây cao nhất của 10 khóm/ô vào giai đoạn 180 NST (thời kỳ hoa rộ).
- Đặc điểm về lá
+ Chiều dài lá (cm): Đặt thước từ vị trí đầu mút trên đến đầu mút của lá + Chiều rộng lá (cm): Đo tại vị trí rộng nhất của lá
+ Tổng số lá/thân - Đặc điểm về thân cây
+ Số thân/khóm: đếm tất cả các thân/10 khóm điều tra
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt sát đất đến đốt ra cuống hoa. + Đường kính thân. Đo đường kính thân cách mặt đất 50 cm. - Đặc điểm củ