Tiêu chuẩn lựa chọn phƣơng pháp dự báo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình dự báo ngắn hạn để dự báo xu hướng biến động sản xuất tiêu thu tồn khoa ngành công nghiệp (Trang 38 - 39)

II. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO THỐNG KÊ NGẮN HẠN ĐỂ DỰ BÁO XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG SẢN XUẤT, TIÊU

1. Tiêu chuẩn lựa chọn phƣơng pháp dự báo

Để dự báo một hiện tượng kinh tế - xã hội nào đó trong tương lai, có 5 tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp. Đó là:

- Độ chính xác của dự báo: độ chính xác của dự báo được đo bằng thước đo thống kê. Độ chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Bởi vì dự báo được hình thành trước khi số liệu thực tế xảy ra, vì vậy tính chính xác của dự báo chỉ có thể đánh giá sau khi thời gian đã qua đi. Nếu dự báo càng gần với số liệu thực tế, ta nói dự báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp.

- Chi phí dự báo: bao gồm các chi phí soạn thảo phần mềm và chi phí để tính toán dữ liệu.

- Tính tổng hợp và tính khả dụng của phương pháp: tính tổng hợp của phương pháp dự báo là một tiêu chuẩn không chỉ được xem xét về phương diện chi phí. Chi phí cho một phương pháp dự báo càng cao thì những người không có khả năng chuyên môn càng ít có khả năng kiểm định các kết quả dự báo cũng như sử dụng các kế quả đó để ra quyết định. Do vậy sẽ là tốt hơn khi chọn một phương pháp ít phức tạp hơn và do đó chấp nhận một độ chính xác thấp hơn để có thể giảm được mâu thuẫn mà người có quyền ra quyết định phải gặp trước các phương pháp lượng hóa.

- Thời gian dự báo (tầm xa dự báo): không nên dài quá 1/3 dãy số dùng để dự báo.

- Cơ sở dữ liệu để dự báo:

+ Các số liệu hoặc các đánh giá của chuyên gia.

+ Một dãy số thời gian về hiện tượng kinh tế - xã hội cần dự báo: dãy số thời gian phải chính xác, phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, phải phản ánh được quy luật biến động của hiện tượng.

+ Độ dài của dãy thời gian: độ dài của dãy số thời gian dung để dự báo cần phải hợp lý và tuy thuộc vào đặc điểm của dãy số. Nếu một dãy số thời gian có quá nhiều mức độ được sử dụng, mô hình dự báo sẽ không phản ánh

được đầy đủ sự thay đổi của các nhân tố mới đến biến động của hiện tượng. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng một số rất ít các mức độ ở những thời gian cuối trong dãy số thì chưa phản ánh được quy luật biến động trong thời gian dài.

+ Hình dạng của dãy số thời gian (xu thế, dao động thời vụ)

Ba tiêu chuẩn đầu (độ chính xác, chi phí, tính tổng hợp và tính khả dụng của phương pháp dự báo) phụ thuộc lẫn nhau. Rõ ràng là chi phí dự báo tăng lên nếu tính vạn năng của phương pháp cũng như độ chính xác của dự báo sẽ được nâng cao nếu sử dụng các phương pháp dự báo phức tạp hơn. Để chọn phương pháp dự báo thích hợp, cần thấy rằng chi phí bổ sung cao cho phương pháp dự báo phức tạp chưa chắc bù lại bằng độ chính xác dự báo cao hơn. Điều này phụ thuộc một phần vào ý nghĩa của dự báo đối với việc ra quyết định và một phần vào trình độ của người sử dụng kết quả dự báo để ra quyết định.

Khi tiêu chuẩn độ chính xác, chi phí, tính tổng hợp và tính khả dụng của phương pháp không đóng góp một vai trò nổi bật đối với một vấn đề dự báo cụ thể thì tiêu chuẩn thời gian dự báo và cơ sở dữ liệu của dự báo sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc lựa chọn phương pháp dự báo.

Dãy số liệu dùng để dự báo là dãy số liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho các sản phẩm công nghiệp từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2010 (số liệu của 42 tháng). Quy trình dự báo: sau khi dự báo sản lượng tiêu thụ, tồn kho các sản phẩm, tiến hành dự báo sản lượng sản xuất sản phẩm thông qua số liệu dự báo sản lượng tiêu thụ và tồn kho. Trong phần này đề tài chỉ đưa ra hai phương pháp dự báo có tính khả thi cao nhất, dễ áp dụng trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình dự báo ngắn hạn để dự báo xu hướng biến động sản xuất tiêu thu tồn khoa ngành công nghiệp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)