Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với TTCK:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các công ty tham gia thị trường chứng khoán 16 (Trang 45 - 49)

III. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các công ty tham gia

3.2. Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với TTCK:

- Nâng cao thẩm quyền, đảm bảo vị thế tương đối độc lập của UBCKNN trong bộ máy QLNN. Với những kết quả đạt được có thể thấy mô hình hiện nay về tổ chức cơ quan QLNN đối với TTCK là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, với xuất phát điểm của Việt Nam theo đúng quy luật phổ biến mà nhiều nước triển khai. Tuy vậy mô hình này hiện nay vẫn còn một số nhược điểm như đã đề cập ở trong Chương II. Bởi vậy, chúng ta cần nâng cao tính chủ động và độc lập tương đối của UBCKNN trong quá trình cơ quan này thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Như vậy, trước hết, cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và vị thế pháp lý của UBCKNN. UBCKNN thuộc Bộ Tài chính về mặt pháp lý hành chính, chỉ trực tiếp báo cáo, chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, không chịu sự chi phối của các Cục, vụ và Uỷ ban khác trực thuộc Bộ Tài chính. UBCKNN cần có thẩm quyền cao hơn và độc lập hơn đối với lĩnh vực chứng khoán, ví dụ như như việc quản lý việc tổ chức và thực hiện các chính sách vĩ mô đã ban hành, triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt…Bộ Tài chính không nên can thiệp vào việc điều hành hàng ngày của UBCKNN mà chỉ nên giám sát hoạt động của UBCKNN và tạo sự gắn kết của cơ quan này với các Cục, Vụ có liên quan trong việc ban hành các chính sách quản lý và phát triển TTCK.

- Phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của UBCKNN với các SGDCK, TTGDCK, TTLKCK. UBCKNN cần thành lập một bộ phận đảm trách chức năng giám sát các hoạt động trên TTCK chứ không thể giao toàn bộ nhiệm vụ này cho các SGDCK, TTGDCK. TTGDCK, SGDCK chỉ thực hiện chức năng giám sát các hoạt động tại đơn vị của mình theo các nhiệm vụ đã đề ra. Bên cạnh đó, từng bước cắt giảm sự can thiệp trực tiếp của UBCKNN vào hoạt động của SGDCK, TTGDCK, TTLKCK như từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc phê duyệt các quyết định quản lý và điều hành các hoạt đông diễn ra tại trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện triệt để các cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNN, trong toàn bộ các quy trình triển khai các chức năng QLNN của Bộ Tài chính, UBCKNN và các đơn vị chức năng thuộc UBCKNN. Giảm bớt các khâu, các công đoạn, thủ tục rườm rà không cần thiết trong qúa trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy cũng như các chính sách, biện pháp phát triển TTCK để vừa đảm bảo rút ngắn thời gian ban hành nhưng cũng đồng thời đảm bảo được chất lượng của hoạt động quản lý.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong các cơ quan QLNN chuyên ngành CK&TTCK. Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu mới trong công tác quản lý, mở rộng hợp tác đào tạo và trao đổi chuyên gia với nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm và trình độ quản lý.

- Đẩy mạnh sự liên kết phối hợp giữa Bộ Tài chính, UBCKNN với các Bộ, ngành chức năng có liên quan trong việc thống nhất quản lý, ban hành các chính sách đồng bộ có liên quan đến hoạt động của TTCK nói riêng và các hoạt động của nền kinh tế nói chung.

C.KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về QLNN đối với TTCK Việt Nam có thể nhận xét rằng vai trò của QLNN trong việc xây dựng, quản lý và điều hành TTCK ở nước ta là rất lớn. Từ khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhận thức được sự cần thiết và tính tất yếu khách quan phải xây dựng và phát triển TTCK, Nhà nước đã có các động thái tích cực để chuẩn bị các điều kiện kinh tế-xã hội cần thiết để hình thành TTCK. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý đối với TTCK đã có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới; thông qua UBCKNN, Nhà nước vẫn thực hiện được chức năng quản lý, điều hành của mình. Các cơ quan QLNN đã xây dựng được một khung pháp lý làm cơ sở cho mọi hoạt động trên TTCK, có các quy định để tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, CBTT, các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán…với mục tiêu đảm bảo một thị trường an toàn, công bằng và minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường.

TTCK vẫn là một thị trường mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy, trong quá trình quản lý và vận hành TTCK của cơ quan QLNN cũng tồn tại không ít những hạn chế như chưa thống nhất được các văn bản pháp lý có liên quan, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tạo ra một số chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định quản lý của các cấp thẩm quyền, công tác thanh tra, giám sát các hoạt động trên thị trường còn yếu nên xuất hiện nhiều sai phạm gây ảnh hưởng không tốt tới nhà đầu tư và sự ổn định, minh bạch của toàn TTCK.

TTCK đang ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam cần sớm được các cơ quan quản lý ngành CK&TTCK có các biện pháp khắc phục để triển khai thực hiện được tốt các

mục tiêu, định hướng đã đề ra. Xuất phát từ thực trạng công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước, tuân thủ các quy tắc quản lý TTCK của IOSCO đồng thời gắn kết với chiến lược phát triển TTCK Việt Nam mà Chính phủ đã phê duyệt, luận văn đã đề cập một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vai trò QLNN với TTCK Việt Nam như hoàn chỉnh hệ thống khung pháp lý và tổ chức bộ máy QLNN; các giải pháp đối với các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, hoạt động giao dịch, lưu kí chứng khoán, các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán cùng một số giải pháp chung khác.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được nhận được sự góp ý của các thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn, T.S Mai Ngọc Anh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em thực hiện và hoàn tất luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các công ty tham gia thị trường chứng khoán 16 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w