II. Quản lý nhà nước đối với các công ty tham gia thị trường chứng
1. Khái niệm
2.4. QLNN đối với hoạt động GDCK:
Cơ sở pháp lý cho hoạt đông GDCK trên TTCK Việt Nam từng bước được bổ xung và hoàn thiện. Cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động này được thể hiện tập trung trong Nghị định 48 và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện. Sau đó các quy định trên được thay thế bằng Nghị định 144 và Thông tư 58/2004/TT-BTC đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho hoạt động này để nhằm phù hợp với thực tế hơn. Khi TTGDCK HN đi vào hoạt động Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-BTC để cung cấp các cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động giao dịch tại trung tâm này. Với việc ban hành Luật Chứng khoán, Nhà nước cũng đã quy định thống nhất về những vấn đề liên quan đến hình thức tồn tại, tổ chức bộ máy quản lý, nội dung hoạt động, quyền, nghĩa vụ và một số vấn đề khác với SGDCK và TTGDCK, những đơn vị có chức năng tổ chức thị trường GDCK .
Theo quy định hiện hành, các chứng khoán niêm yết phải được giao dịch qua TTGDCK Tp.HCM, nay là SGDCK Tp.HCM theo phương thức khớp lệnh hay thoả thuận. GDCK lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với CtyCK thành viên của SGDCK Tp.HCM, các GDCK lô chẵn phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK Tp.HCM. Giá hình thành trong phiên giao dịch được khống chế bởi giá trần và giá sàn và được xây dựng theo giá tham chiếu và biên độ giá. Đối với các giao dịch theo phương thức khớp lệnh, UBCKNN sẽ điều chỉnh biên độ biến động giá. Với các trường hợp khác thì không quy định biên độ biến động giá. Chứng khoán được ĐKGD tại TTGDCK HN sẽ được giao dịch theo phương thức báo giá hay theo phương thức thoả thuận. Giá cổ phiếu giao dịch tại đây cũng được UBCKNN quy định khống chế mức giá bằng giá trần hay giá sàn theo giá tham chiếu và biên độ biến động giá.
Công tác tổ chức, điều hành của cơ quan QLNN với hoạt động GDCK trên các TTGDCK, SGDCK đã góp phần cải thiện tình hình GDCK. Tại TTGDCK Tp.HCM ( SGDCK Tp.HCM), lúc đầu các giao dịch khớp lệnh và giao dịch thoả thuận được tiến hành cùng một thời gian từ 9h-11h, khớp lệnh vào lúc 11h các ngày 2,4,6 hàng tuần. Từ ngày 10/1/2001 đến trước ngày 1/3/2003, các giao dịch khớp lệnh được tổ chức thực hiện từ 9h-10h, khớp lệnh lúc 10h, sau đó tổ chức giao dịch thoả thuận từ 10h-11h. Qua những biến động của TTCK giai đoạn năm 2000-2002, UBCKNN đã triển khai các biện pháp tích cực kích thích các GDCK. Từ ngày 20/5/2003, số phiên giao dịch tăng từ 3 lên 5 phiên/tuần, từ thứ 2 đến thứ 6. Quy mô đơn vị giao dịch cổ phiếu và CCQĐT được giảm từ 100 cổ phiếu/ CCQĐT xuống còn 10 cổ phiếu/CCQĐT áp dụng từ phiên 541 ngày 2 0/5/2003. Tỷ lệ kí quỹ bắt buộc giảm từ 100% xuống còn 70%. Cho phép lệnh ATO (Automatic trading order) được thực hiện, đồng thời quy định cho phép thực hiện 2 đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch ( đợt 1 từ 9h-9h20, đợt 2 từ 10h-10h30). Biên độ biến động giá cũng được điều chỉnh linh hoạt hơn, từ 2% lên 5% như hiện nay. Tại TTGDCK HN, theo Quyết định 245/ QD-UBCK, TTGDCK HN được tổ chức các phiên giao dịch từ 9h-11h theo phương thức là
giao dịch thoả thuận và giao dịch báo giá vào thứ 2 ,4,6 hàng tuần trừ ngày nghỉ và ngày lễ. Trung tâm chỉ áp dụng biên độ giá CPH đối với phương thức giao dịch báo giá. Trước những biến chuyển tích cực của TTCK Việt Nam trong khoảng 6 tháng đầu năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia của công chúng, theo Quyết định 323/ QĐ- UBCK thì từ 1/6/2006 trở đi, TTGDCK HN đã tăng phiên giao dịch từ 3 lên 5 phiên/tuần. Từ 4/6/2006 trở đi, TTGDCK HN cũng triển khai 3 đợt khớp lệnh trong mỗi phiên giao dịch. Từ ngày 30/7/2007, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Thời gian thực hiện theo phương thức mới đối với cổ phiếu, CCQĐT từ 8h30 đến 9h khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa, từ 9h đến 10h khớp lệnh liên tục, từ 10h đến 10h30 khớp lệnh định kĩ xác định giá đóng cửa, từ 10h30 đến 11h giao dịch thoả thuận, 11h đóng cửa thị trường. Đối với trái phiếu, thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h với hình thức giao dịch thoả thuận. Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn là 10 cổ phiếu, CCQĐT; khối lượng giao dịch thoả thuận là từ 20.000 cổ phiếu, CCQĐT trở lên. Các chính sách, biện pháp quản lý và điều hành đã có những tác động tích cực đến tình hình giao dịch trên TTCK trong thời gian qua.
Qua bảng trên có thể thấy, tình hình GDCK tại TTGDCK Tp.HCM phát triển khá nhanh, đặc biệt là trong hai năm 2005 và tăng mạnh vào năm 2006. TTGDCK HN tuy đi vào hoạt động sau TTGDCK Tp.HCM nhưng hoạt động cũng khá sôi động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với hoạt động GDCK còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý các GDCK của các SGDCK, TTGDCK còn khá thụ động. Các quyết định quản lý và điều hành GDCK cũng như các quyết định liên quan đến tăng giảm biên độ giá chứng khoán, thay đổi thời gian giao dịch,…đều phải trải qua các thủ tục tương đối phức tạp và tốn thời gian để được chính thức có hiệu lực. TTGDCK chưa có tính độc lập trong quản lý và chi phối thành viên giao dịch. Việc đưa ra các quyết định về thu phí giao dịch, lệ phí thành viên… do Bộ Tài chính quản lý. Với tư cách là các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN, SGDCK và TTGDCK chưa hoàn toàn
chủ động và độc lập trong hoạt động điều hành và quản lý TTCK. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của các đơn vị này còn mang nặng tính thủ công, chưa có công nghệ tin học để giám sát các hoạt động trên một cách tự động, hiệu quả, do vậy khả năng giám sát và xử lý các vi phạm trong giao dịch chưa cao. Trình độ công nghệ và năng lực phục vụ hoạt động giao dịch của các SGDCK, TTGDCK còn khá hạn chế. Hiện nay, hình thức giao dịch có sàn với phương thức khớp lệnh định kỳ tại SGDCK Tp.HCM thì quá trình giao dịch phải trải qua nhiều công đoạn và mang nặng tính thủ công của các CtyCK và tại SGDCK như tiếp nhận lệnh, tập hợp, thực hiện lệnh, gửi lệnh vào sàn giao dịch, nhập lệnh tại sàn ở SGDCK, TTGDCK. Các công đoạn này vừa tốn thời gian, vừa làm giảm khả năng phục vụ khách hàng của các CtyCK. Các CtyCK phải mất một khâu trung gian là chuyển lệnh vào sàn cho các đại diện của họ tại sàn trước khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch của SGDCK, TTGDCK. Đây cũng là một công đoạn dễ xảy ra sai sót và tốn thời gian. Trong giai đoạn thị trường đang sôi động, tình trạng tắc nghẽn giao dịch đã xảy ra, trong nhiều phiên giao dịch, các đại diện giao dịch không thể nhập hết lệnh vào hệ thống giao dịch. Sự cố sập mạng đã sảy ra hai lần tại TTGDCK Tp.HCM đã gây không ít lo ngại cho nhà đầu tư.
3.các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các công ty tham gia chứng khoán.
Hoạt động QLNN đối với TTCK chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Các nhân tố kinh tế: quá trình QLNN đối với TTCK chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu tố kinh tế như: quy mô kinh tế, trình độ phát triển nền kinh tế, …Sự đa dạng về hình thức tồn tại và tính phức tạp trong hoạt động của các thành phần kinh tế tham gia TTCK sẽ đặt ra yêu cầu đối với công tác QLNN là phải có các chính sách, biện pháp phù hợp để dung hoà lợi ích của các thành phần này khi khai thác tối đa thế mạnh của họ. Cơ cấu kinh tế theo vùng miền
phản ánh vị thế và xu hướng phát triển của các vùng, miền. Từ đó sẽ chi phối định hướng và xây dựng các SGDCK, TTGDCK. Quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế vừa là xuất phát điểm để xây dựng các chính sách QLNN đối với TTCK, vừa ảnh hưởng đến mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển TTCK của mỗi quốc gia.
- Các nhân tố về chính trị và thể chế Nhà nước: thể chế chính trị và đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền của một nước chi phối đến mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển TTCK nước đó. Bên cạnh đó, sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển của TTCK, từ đó có tác động đến nội dung và biện pháp QLNN đối với TTCK, cấu trúc và chức năng của hệ thống. Cơ quan quản lý về chứng khoán và TTCK được thiết lập theo mô hình nào và đặt ở vị trí nào thường chịu ảnh hưỏng bởi mô hình hệ thống tổ chức thiết chế Nhà nước.
- Môi trường pháp lý: công tác QLNN đối với TTCK bị chi phối và phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đó, vấn đề này còn phụ thuộc cả vào tính chặt chẽ, đầy đủ, nhất quán của các quy định pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.
- Thực trạng phát triển TTCK: trong mỗi hệ thống quản lý, chủ thể quản lý sử dụng các công cụ và phương thức quản lý tác động nên đối tượng quản lý theo mục tiêu đề ra. Ngược lại, đối tượng và khách thể của quản lý cũng phản ứng trở lại đối với chủ thể quản lý. TTCK là đối tượng QLNN cho nên thực trạng phát triển của TTCK có tác động đến việc ban hành và triển khai các chính sách quản lý phát triển thị trường này. Thực trạng TTCK vừa là cơ sở để Nhà nước ban hành các chính sách, biện pháp khắc phục những tồn tại của TTCK, vừa là căn cứ để Nhà nước đề ra các biện pháp thúc đẩy thị trường phát triển theo định hướng và mục tiêu đề ra.
- Xu thế hội nhập quốc tế: hiện nay thì hội nhập quốc tế đang diễn ra khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có TTCK. Việc
mở cửa TTCK hội nhập quốc tế sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho một quốc gia, song cũng nảy sinh những rủi ro và thách thức không nhỏ. Điều này tác động đến các chính sách quản lý và phát triển TTCK của các nước. Chính sách QLNN không chỉ chỉ phải giải quyết các vấn đề nảy sinh do có sự xuất hiện của các yếu tố quốc tế trên TTCK, mà còn phải tìm ra hướng hội nhập sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa khai thác tốt nhất các lợi ích mà hội nhập mang lại
- Các nhân tố khác: hoạt động QLNN đối với TTCK còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như: trình độ ứng dụng tin học trong quản lý, truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong