Cơ sở xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục văn hóa học đường tại các trường trung học phổ thông huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 66 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cơ sở xây dựng biện pháp

Để có thể đề xuất những biện pháp công tác giáo dục VHHĐ trong các trƣờng THPT huyện Tiên Du, chúng tôi đã xây dựng các căn cứ sau:

* Căn cứ vào yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT và định hƣớng của Đảng, của Chắnh phủ, của Bộ GD và ĐT, của Sở GD & ĐT Bắc Ninh về đƣa các nội dung giáo dục VHHĐ vào hệ thống giáo dục giai đoạn 2011-2015;

* Căn cứ vào mục tiêu giáo dục VHHĐ đáp ứng yêu cầu xã hội về hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, cũng nhƣ nguyện vọng chắnh đáng của phụ huynh và học sinh;

* Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài và tham khảo các công trình nghiên cứu khác trong nƣớc và ngoài nƣớc về giáo dục VHHĐ;

* Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của các trƣờng THPT và đặc điểm HS các trƣờng THPT hiện nay;

* Căn cứ ý kiến góp ý của các nhà khoa học và thầy hƣớng dẫn (TS. Đào Hải) cùng các thầy cô giáo CBQL các trƣờng THPT trong huyện Tiên Du và giáo viên một số bộ môn liên quan trực tiếp đến giáo dục VHHĐ nhằm khách quan hóa vấn đề nghiên cứu...

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục văn hoá học đường ở các Trường trung học phổ thông huyện Tiên Du

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tắnh mục tiêu của quá trình giáo dục

Nhận thức đúng về nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác giáo dục VHHĐ, BGH nhà trƣờng cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu GD toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57

diện những phẩm chất, năng lực cho HS: coi trọng chất lƣợng GD nhân cách cho HS, mà nét đặc trƣng là năng lực giao tiếp, năng lực thắch nghi và ứng phó trƣớc sự tác động và ảnh hƣởng từ bên ngoài.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp giáo dục VHHĐ sử dụng kinh phắ không nhiều, tiêu phắ ắt thời gian, tiết kiệm nhân lực song vẫn đạt đƣợc kết quả theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt đƣợc thực sự có ý nghĩa tác dụng đối với sự phát triển của nhà trƣờng, với cán bộ giáo viên và học sinh, góp phần làm cho nhà trƣờng có sự thay đổi theo hƣớng tắch cực, tốt hơn.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được giữ gìn và phát triển ở đối tượng giáo dục

Nguyên tắc này trƣớc hết đòi hỏi các hoạt động GD chứa đựng những giá trị nhân văn, có sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống, gồm những giá trị tốt đẹp của XH, của nhà trƣờng và của truyền thống gia đình. Nhiệm vụ giáo dục VHHĐ phải đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các giá trị truyền thống tốt đẹp đƣợc nảy nở, sinh sôi và lan toả. Định hƣớng cơ bản của khoa học GD hiện đại không phải là ngăn chặn, cấm đoán mà trƣớc hết là gợi mở, phát triển, tạo môi trƣờng tắch cực để những giá trị tốt đẹp thăng hoa. Do đó, ở mỗi cá nhân nếu đƣợc tạo điều kiện để phát triển các giá trị tốt đẹp sẽ tạo ra sự cộng hƣởng của một môi trƣờng sống lành mạnh, có tác dụng tắch cực đến đời sống XH.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến học đường

Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết vấn đề GD phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn. Trong đó tăng cƣờng khả năng kháng thể của các chủ thể trƣớc tác động xấu của môi trƣờng là yếu tố quan trọng và quyết định. Các hoạt động GD trong các nhà trƣờng từ nhiệm vụ GD chắnh trị tƣ tƣởng, hoạt động chuyên môn và các hoạt động VH, văn nghệ, thể dục thể thao...cần phải tạo ra một môi trƣờng tắch cực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

lành mạnh. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhà trƣờng với phát triển môi trƣờng kinh tế XH địa phƣơng trong việc xây dựng một XH học tập, một môi trƣờng sống văn minh.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh

Yếu tố trung tâm trong xây dựng VH là con ngƣời. Nhƣ vậy, cần có những chắnh sách để tập trung vào khuyến khắch khả năng tự lập, tự chủ, sáng tạo của con ngƣời. Với các trƣờng THPT học sinh và giáo viên là những thành phần ƣu tú của XH về khả năng nhận thức, về trình độ và về lối sống, do đó nếu phát huy đƣợc tắnh tự giác tắch cực của các chủ thể thì sẽ tạo động lực to lớn đối với nhiệm vụ phát triển môi trƣờng VHHĐ.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục văn hoá học đƣờng ở các Trƣờng THPT huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác giáo dục VHHĐ

Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giáo dục VHHĐ và giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

3.2.1.1. Mục đắch

Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thấy rõ vai trò ý nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng của công tác giáo dục văn hóa học đƣờng, trên cơ sở đó mỗi ngƣời, mỗi bộ phận xác định rõ ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác, tắch cực tham gia công tác này; tạo sự nhất trắ cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lƣợng đối với công tác giáo dục VHHĐ.

3.2.1.2. Nội dung

- Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục VHHĐ trong cán bộ, giáo viên và học sinh; đến cha mẹ học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59

- Đƣa nội dung công tác giáo dục VHHĐ vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng, của các tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn TNCSHCM, các lớp học sinh và là một tiêu chắ trong xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của nhà trƣờng.

- Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phƣơng pháp, kỹ năng giáo dục VHHĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Định kỳ hàng năm tổ chức ắt nhất một lần hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về giáo dục VHHĐ (thƣờng là vào đầu năm học); tổ chức đƣợc ắt nhất 2 lớp tập huấn về nội dung, phƣơng pháp, kỹ năng giáo dục VHHĐ; tổ chức ắt nhất 2 lần sơ, tổng kết về công tác này. Lực lƣợng chủ trì tổ chức, triển khai là lãnh đạo nhà trƣờng hoặc trƣởng các bộ phận nhƣ Tổ trƣởng Tổ chủ nhiệm, Bắ thƣ hoặc Phó bắ thƣ Đoàn TNCS Hồ Chắ Minh; có thể mời chuyên gia tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn.

- Hàng tháng (vào giờ chào cờ đầu tuần) - đối với nhà trƣờng, vào sinh hoạt lớp cuối tuần đối với từng lớp học đều có nội dung nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt trong giáo dục VHHĐ; đồng thời phê bình nhắc nhở các biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm các nội quy, quy chế, quy định, các chuẩn mực mà nhà trƣờng, từng lớp đã xây dựng.

- Mỗi năm một lần (vào cuối năm học) xem xét đánh giá thi đua về công tác này, xây dựng phƣơng hƣớng nhiệm vụ cho năm học sau.

- Khi họp hội cha mẹ học sinh, phổ biến nội dung giáo dục VHHĐ để cha mẹ học sinh nắm đƣợc, trên cơ sở đó phối hợp cùng nhà trƣờng tuyên truyền giáo dục con em.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức. Có nhận thức tốt thì mới thực hiện tắch cực, đạt kết quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60

- Phải có sự quan tâm chỉ đạo thống nhất, thƣờng xuyên, nề nếp của Ban Chi ủy, lãnh đạo nhà trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phắ.

- Phải có lực lƣợng nòng cốt am hiểu, nhiệt tình trách nhiệm và có kỹ năng, phƣơng pháp, có đầy đủ tài liệu và phƣơng tiện để phục vụ công tác tuyên truyền.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình giáo dục VHHĐ

3.2.2.1. Mục đắch

- Việc giáo dục VHHĐ đƣợc xây dựng, triển khai thực hiện theo kế hoạch rõ ràng và duy trì có nề nếp ở các năm học;

- Có mục tiêu GD cụ thể, phù hợp;

- Chƣơng trình và nội dung GD cụ thể, khoa học, phong phú và phù hợp; - Đánh giá đầy đủ, chắnh xác việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trƣờng và các khối lớp học sinh trong quá trình giáo dục VHHĐ. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa.

- Duy trì có nề nếp việc sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

3.2.2.2. Nội dung

- Xác định cơ sở (căn cứ) để lập kế hoạch hàng năm về hoạt động giáo dục VHHĐ của hiệu trƣởng theo học kỳ, năm học. Trong việc xác định căn cứ, đặc biệt quan tâm đến xác định các đặc trƣng, mục tiêu, nội dung phát triển văn hóa của nhà trƣờng đảm bảo phù hợp với việc giáo dục VHHĐ ở các trƣờng THPT nói chung và đặc trƣng của trƣờng mình nói riêng; định hình các giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trƣờng khác; bám sát Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua ỘXây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ. Tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm về hoạt động giáo dục VHHĐ theo học kỳ, năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61

- Triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trƣờng.

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà nhà trƣờng đã triển khai: kiểm tra việc thực hiện Điều lệ trƣờng trung học phổ thông, các quy chế, quy định, nội quy về dạy và học, các hoạt động giáo dục, tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục VHHĐ của các thành viên trong nhà trƣờng đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trƣờng; kiểm tra công tác tổ chức, các hoạt động của các bộ phận, tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ các tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ hành chắnh quản trị, Ban chấp hành Đoàn trƣờng và Ban chấp hành các chi đoàn; kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ các hoạt động của nhà trƣờng nói chung và phục vụ việc giáo dục VHHĐ nói riêng.

- Tổ chức sơ tổng kết hàng năm về việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ sơ kết vào cuối học kỳ I và tổng kết vào cuối năm học.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng nghiên cứu hệ thống, các văn bản liên quan đến công tác xây dựng nhà trƣờng đã ban hành; nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học do nhà trƣờng xây dựng và đƣợc cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trƣớc để xác định cơ sở lập kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch gồm các nội dung:

+ Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt đƣợc cho tập thể cán bộ giáo viên và học sinh.

+ Lựa chọn biện pháp giáo dục VHHĐ cụ thể, phù hợp để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tƣơng ứng và xác định rõ thời gian triển khai, hoàn thành nội dung công việc.

+ Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện biện pháp đề ra; kiểm tra đôn đốc. + Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62

- Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch bằng các hình thức phong phú nhƣ tổ chức hội nghị, gửi văn bản xin ý kiến. Chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện kế hoạch.

- Trình duyệt với cấp trên (chỉnh sửa bổ sung ý kiến chỉ đạo của cấp trên (nếu có) để có kế hoạch chắnh thức).

- Triển khai kế hoạch qua nhiều hình thức phong phú nhƣ: qua tổ chức hội nghị, sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hoạt động tập thểẦ

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng xác định rõ từng đối tƣợng, nội dung, thời gian kiểm tra, phân công ngƣời, lực lƣợng kiểm tra tƣơng ứngẦ Song hiệu trƣởng luôn là ngƣời tổng chỉ huy đối với hoạt động kiểm tra. Việc kiểm tra thực hiện dƣới cả hai hình thức là kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra đột xuất với cơ chế là kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua báo cáo. Sau kiểm tra có đánh giá đầy đủ, chắnh xác, khách quan, công bằng thông báo công khai kết quả đến đối tƣợng kiểm tra. Tùy thuộc nội dung mà tổ chức xử lý kết quả kiểm tra ngay sau khi kiểm tra (thƣờng là việc kiểm tra có nội dung chuyên đề hoặc nội dung mang tắnh sự vụ thƣờng xuyên) hoặc sử dụng khi tiến hành sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

- Tổ chức sơ tổng kết công tác giáo dục VHHĐ gắn vào các đợt sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học của nhà trƣờng, song cần có báo cáo riêng về chuyên đề giáo dục VHHĐ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng phải nắm chắc quy trình, cách thức, kết cấu của việc xây dựng kế hoạch công việc trong công tác quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng. Nắm rõ mục tiêu nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của nhà trƣờng. Biết rõ nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp học, trƣờng học và nhu cầu trong công tác giáo dục văn hóa của năm học cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Ờ Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63

- Hiệu trƣởng phải nhận thức rõ chức năng kiểm tra là một trong 4 chức năng của quản lý, có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu không kiểm tra coi nhƣ không quản lý, nhiệm vụ kiểm tra là nhiệm vụ đặc trƣng cần tập trung của mình, bộ phận đƣợc phân công kiểm tra phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức về lĩnh vực kiểm tra, có thái độ công tâm, khách quan vô tƣ trung thực vì sự nghiệp chung. Các đối tƣợng kiểm tra có nhận thức đúng đắn về việc kiểm tra, không đối phó, chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của ngƣời kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

- Phải có đầy đủ thông tin để làm báo cáo chuyên đề về giáo dục VHHĐ để tiến hành sơ tổng kết công tác này vào các dịp sơ tổng kết năm học của nhà trƣờng.

3.2.3. Quản lý tốt quá trình dạy và học trong nhà trường

3.2.3.1. Mục đắch

- Duy trì nghiêm túc kỷ cƣơng nề nếp dạy học theo đúng nội quy, quy chế, quy định do các cấp quản lý giáo dục cấp trên chỉ đạo và của nhà trƣờng ban hành.

- Giúp cán bộ giáo viên và học sinh thực hành những hành vi và thói quen làm việc có tổ chức, kỷ luật, có chuẩn mực; trên cơ sở đó góp phần tắch cực vào nâng cao chất lƣợng hiệu quả dạy học của nhà trƣờng.

- Thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện (không chỉ về kiến thức văn hóa).

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vững mạnh toàn diện đáp ứng đòi hỏi của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới, là lực lƣợng chủ đạo trong chỉ đạo tổ chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục văn hóa học đường tại các trường trung học phổ thông huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 66 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)