- Cơ chế quản lí: Có cơ quan quản lí nợ thống nhất: hiện nay việc quản lí vay và trả nợ nước ngoài tại Việt Nam được giao cho nhiều cơ quan cùng quản lí, như Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN và một số cơ quan khác, khá cồng kềnh khiến cho các thông tin về nợ nước ngoài không được đồng nhất và còn nhiều thiếu sót. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP có quy định về quy chế vay và trả nợ vay nước ngoài, tại điều 6 đã quy định rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên trách nhiệm của các cơ quan này còn một số điểm khá giống nhau gây nên sự mâu thuẫn,chồng chất trong phân công nhiệm vụ.
+Xây dựng cơ cấu quản lí kì hạn nợ an toàn: với tỉ trọng nợ ngắn hạn ở mức thấp, đảm bảo được khả năng trả nợ.
+ Thay đổi cơ cấu về nợ nước ngoài. Hiện nay, cơ cấu đồng tiền nợ nước ngoài đang nghiêng về đông Yên Nhật, mặt khác đồng Yên Nhật vốn nổi tiếng là đồng tiền có nhiều biến động, có rủi ro cao. Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ.
+ Tuyên truyền về gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai mà người dân phải gánh chịu, quán triệt tinh thần công tư phân minh từ các ban quản lí dự án, xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ đặc biệt là những biện pháp xử phạt cứng rắn, triệt để, xử lí nghiêm các vụ việc tham những bao che ăn hối lộ như Vinashin hay PMU18...
+ Phân loại các khoản nợ của Chính Phủ, từ đó tiến hành xử lí cho linh hoạt và phù hợp, nhằm bảo đảm tối ưu hóa lợi ích quốc gia và được chủ nợ chấp nhận. Với các khoản nợ như hiện nay của Chính phủ, có thể chia thành 4 nhóm : các khoản nợ của các nước thuộc Đông Âu và CHLB Nga, nợ của các nước công nghiệp phát triển đã xử lý qua CLB Paris, nợ của các nước Trung Đông, ấn Độ và các khoản nợ mới.Mỗi một nhóm nợ sẽ có những chính sách,chiến lược riêng vừa đảm bảo được lợi ích quốc gia vừa được sự chấp nhận từ chủ nợ.
+ Lựa chọn các phương án nhằm khai thác tối đa nguồn vốn trong nước như thu hút FDI hoặc phát hành trái phiếu; sử dụng các công cụ tài chính linh hoạt nhằm thu hút ngoai tệ trên thị trường tài chính quốc tế,chủ động lựa chọn các hình thức
thích hợp để giảm nợ (vừa giảm được gánh nặng nợ,vừa khai thác tối đa các nguồn vốn,vừa thực hiện chia sẻ rủi ro)
KẾT LUẬN:
Nợ nước ngoài nói riêng và vốn nước ngoài nói chung chỉ là một bộ phận của tổng thể các nguồn lực. Xét trong dài hạn thì nợ nước ngoài không thể đóng vai trò quyết định so với nguồn lực riêng vốn có của bản thân nước đó. Hay nói cách khác nợ nước ngoài có khả năng thúc đẩy sự phát triển, nhưng không phải là yếu tố quyết định của sự phát triển; là yếu tố cần chứ không phải là yếu tố đủ.
Để phát triển nước ta hiện nay, vay nợ nước ngoài là một giải pháp khá hiệu quả và hợp lý để phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng cho các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, dù là hình thức tài trợ hay cho vay nào đi chăng nữa, thì tất cả chúng ta, từ cấp chính phủ, cơ quan đến người dân đều phải nhận rõ ý thức rằng: đó là những khoản nợ. Dù có lãi suất thấp, với thời hạn vay dài, … nhưng chúng ta vẫn phải có trách nhiệm tính toán, sử dụng có hiệu quả, đề sinh lời và đạt được lợi ích từ hoạt động đi vay. Cần phải sử dụng có hiệu quả và đúng mực các khoản vốn vay, vụ phá sản của Vinashin là một bài học lớn đối với năng lực quản lý và điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay, các nguồn hỗ trợ, rót vốn vào Việt Nam nhiều, nhưng chúng ta vẫn phải sáng suốt tìm và lựa chọn các phương pháp hợp lý để tiếp nhận. Sử dụng vốn vay luôn phải đi kèm với những mục tiêu xác định, tính toán hợp lý, xem xét năng lực và khả năng quốc gia.
Việc quản lý nợ nước ngoài đối với nước ta đã trở thành một vấn đề cấp thiết và cần một hướng đi đúng đắn, có hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn hay trung hạn mà là phát triển dài hạn.