Trước khi tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao năng lực quản lí nợ nước ngoài,chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những kinh nghiệm quý báu của một số nước trong khu vực Châu Á đã thành công trong vấn đề quản lí nợ nước ngoài.Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ của hai nước điển hình là Malaysia và Trung Quốc.
3.2.1. Malaysia
Trong khủng hoảng tài chính Châu Á 1997,Malaysia là nước từ chối hỗ trợ tài chính từ IFM và đã khôi phục tài chính chỉ ba năm sau khủng khoảng,chính nhờ vào việc quản lí nợ tốt và ứng xử linh hoạt của chính phủ Malaysia.
- Malaysia có luật quy định việc vay mượn,cụ thể là Hiến pháp Malaysia cho phép Chính phủ vay nợ trong nước hoặc nước ngoài và được Quốc hội ấn định mức tối đa vay nợ của Chính Phủ.
- Bên cạnh đó, Malaysia xây dựng chiến lược quản lí nợ nước ngoài với hai mục tiêu rõ ràng:
+ Đảm bảo cân đối giữa tổng nguồn tài trợ và tổng nhu cầu.Đồng thời vẫn duy trì một nguồn tiền thanh toán nợ nước ngoài phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế.
+ Chính Phủ thực hiện giảm bội chi NSNN và thâm hụt cán cân thanh toán.Đồng thời cũng thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm giảm nợ như vay bắc cầu,thanh toán trả trước các khoản nợ để giảm bớt chi phí tiền lãi và kéo dài thời gian vay. - Có cơ quan quản lí nợ thống nhất là Ủy ban quản lí nguồn thu từ nước ngoài, đây là cơ quan quản lí nợ nước ngoài do Tổng giám đốc Kho bạc làm chủ tịch và có sự tham gia của cán bộ Cục Kho Bạc,Cục Kế Toán và NHTW Malaysia.
- Có các biện pháp linh hoạt nhằm đối phó với khủng hoảng nợ như việc duy trì nợ ngắn hạn nhỏ hơn so với nhiều quốc gia khác,dự trữ ngoại tệ khá lớn hơn,nguồn ngoại tệ tập trung vào một cơ quan duy nhất là NHTW.
Chính những biện pháp trên đã giúp cho nền tài chính Malaysia ít bị chao đảo quá mức khi đồng Ringgit bị mất giá.