Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tổng quan về nợ nước ngoài (Trang 27 - 31)

- Mô hình quản lý: có thể tận dụng được trình độ và khả năng làm việc của các chuyên gia, giúp cho công tác quản lý được thực hiện một cách bài bản hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng quản lý cho một cơ quan nhưng còn những trở ngại trong công tác thu thập, tổng hợp số liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác và kịp thời của thông tin, và do đó tạo ra nhiều khó khăn trong công tác dự đoán; nhiều khi còn tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp trong các chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan, gây khó khăn cho quản lý, sự thống nhất và liên hệ giữa các cơ quan quản lý.

- Khung thể chế nhiều qui định cụ thể về các hoạt động vay vốn nhưng chưa có hiệu quả, rõ ràng, tạo ra một thứ bùng nhùng

- Sử dụng vốn chưa thật sự sinh ra lợi nhuận hay tạo điều kiện để phát triển kinh tế, an sinh xã hội

- Chưa chú trọng đến việc quản lí sử dụng. Rõ ràng các văn bản về vay và trả nợ rất nhiều nhưng về việc quản lý sử dụng không được đề cập đến.

- Tham nhũng, quan liêu trong vấn đề vay và sử dụng, đội ngũ quản lý mâu thuẫn…

Ví dụ vụ phá sản của tập đoàn Vinashin:

- Năm 2005 Vinashin được ủy thác toàn bộ 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chính phủ , lãi suất thực trả là 7,125%, lãi suất danh nghĩa là 6,825% với đảm bảo khả năng thanh toán nợ trong tầm tay của ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ bằng những lí lẽ về các hợp đồng và dự án trong tương lai của Tổng công ty (có đơn đặt hàng đến hết 2009 với số

và đang tiếp tục đàm phán đơn hàng cho đến 2012) cùng với cam kết sẽ giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của Bộ Tài chính, ban hành Quyết định số 36 ngày 7/7/2006 về quy chế giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005, trong đó có phân công trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của Vinashin và trách nhiệm của các ngân hàng phục vụ, định kỳ có kiểm tra và giám sát với nguồn vốn trái phiếu này. Nhưng khi Vinashin sử dụng vốn này như thế nào, vào đâu, khi nào thì không ai có thể nói rõ được.

- 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh phát hành cho Vinashin vay trên thị trường quốc tế. Cơ quan có trách nhiệm dường như không nắm rõ, và vì sao lại để Vinashin có thể phát hành chỉ vào những lời nói không có căn cứ

- Năm 2010 còn được cấp thêm vốn và phát hành trái phiếu, rõ ràng lúc này Vinashin chẳng còn gì ngoài những đống phế liệu, những món nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán mà cơ quan có trách nhiệm phớt lờ đi để cố cứu một con tàu đã chìm

- Với những sai phạm gây thất thoát nghiêm trọng của Vinashin xảy ra thì hỏi những cơ chế quản lý sử dụng vốn của Nhà nước ở đâu khi Vinashin đầu tư vào các dự án như mua tàu Hoa Sen; đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định); nhà máy điện Diezel Cái Lân (Quảng Ninh); bán vỏ tàu Bạch Đằng và dự án tàu Bình Định Star.

+ Mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại 470 tỷ đồng: với giá mua là 60 triệu euro và 311.000 USD tiền nhiên liệu, đưa về chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải ngừng hoạt động. Hệ thống cầu cảng của Việt Nam không phù hợp, Vinashin lại phải đầu tư thêm, nâng tổng mức đầu tư gần 66 triệu euro (gần 1.500 tỷ đồng).

+Vinashin rót tiền xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 312 tỷ đồng; Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh) gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng.

+ Vinashin nợ Ngân hàng Natixis (Pháp) 300 triệu USD và khoản này lại được trả bằng số tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu chính phủ đấu năm 2011, Số tiền 1 tỉ USD sẽ được phân bổ cho Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy

Lilama, Tổng công ty Hàng hải Vinalines, tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN nhằm triển khai và tiếp tục các dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, thủy điện Xê Ca Mản 3, thủy điện Hủa Na, mua tàu vận tải. Cho thấy rất nhiều dự án đang rất khát vốn nhưng Nhà nước lại chia 700 triệu cho tất cả các dự án đó, còng lưng nợ để trả nợ cho mỗi Vinashin.

Không chỉ một vụ Vinashin mà rất nhiều dự án khác liên quan đến vốn vay nước ngoài không hiệu quả, nhiều dự án đầu tư an sinh xã hội khác cũng không mang lại hiệu quả cho người dân mà chính người dân lại là con nợ.

Đến khi vụ việc của tập đoàn Vinashin đổ bể thì mọi chuyện mới bắt đầu được điều tra làm rõ, các cơ quan mới đi tìm các nguyên nhân mà không theo dõi ngay từ đầu công việc kinh doanh và đầu tư các dự án của Vinashin. Qua một bài học lớn, đắt giá này cho ta thấy trình độ, cơ chế quản lý của Nhà nước đầy những bất cập, đơn giản chỉ nói chứ không làm, rõ ràng khoản nợ được tính cho hơn 80 triệu dân nhưng lại để nó thất thoát một cách dễ dàng. Cho thấy Nhà nước cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài, nhất là lượng vốn ủy thác cho các đơn vị đầu tư. Đồng thời cũng cần thay đổi những cơ cấu trong tổng vay nợ nước ngoài, tăng lượng vốn tự vay tự trả thay vì vay có bảo lãnh và ủy thác vốn Chính phủ vay được. Tăng vay trong nước thay vì vay nước ngoài với lãi suất cao và phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nợ nước ngoài (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w