Từ xa xưa, người Trung Hoa đã coi uống trà là một nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá. Họ đã đúc rút kinh nghiệm, biết sử dụng triệt để các công năng của trà vào việc phòng và chống bệnh tật. Đó là các tác dụng như giải khát tiêu thực, khử đờm, sáng mắt, lợi tiểu, sảng khoái tinh thần, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, trà cũng có hiệu ứng tiêu cực nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ trước khi đi ngủ nếu uống trà sẽ làm cho ta khó ngủ hoặc mất ngủ. Buổi sáng ngủ dậy chưa ăn sáng đã uống trà sẽ làm bụng cồn cào. Những người bị mắc các chứng cao huyết áp nặng, bệnh tim, loét dạ dày cần phải thận trọng khi uống trà. Những người bị chứng suy
mang thai không được uống trà quá đặc, quá nhiều, không được uống thuốc với trà, nhất là các loại có sắt trong thành phần. Người già không nên uống trà đặc, trẻ nhỏ không nên uống trà lạnh.
Thành phần dinh dưỡng và công hiệu của các loại trà không giống nhau. Hàm lượng vitamin C và một số chất khác trong trà xanh (trà lục) nhiều hơn nhiều so với trà đen (hồng trà), trà xanh có công hiệu cao hơn trong đề kháng bức xạ, phòng xơ cứng huyết quản, giảm mỡ máu, tăng tế bào bạch huyết, chống nhiễm khuẩn. Về mặt y học, uống trà xanh tốt hơn uống trà đen.
Gần đây người ta còn phát hiện nước trà xanh có khả năng tiêu huỷ tế bào ung thư. Allan Conney, Viện đại học New jersey (Mỹ) cho biết: Trong số chuột đã được cạo lông, tiếp xúc với tia tử ngoại (UV) với liều lượng cao trong 20 tuần. Sau đó, được xoa lên lưng một dung dịch trà xanh có chứa cafeine và gallate d'épigallocathecine (GEGC), thì so với lô chuột đối chứng chỉ có 30% bị ung thư da.
• Tận dụng hết khả năng về dinh dưỡng của trà :
Ở Trung Quốc, theo tập tục, dân ở nhiều vùng không chỉ thích uống trà mà sau khi uống hết nước họ còn ăn hết cả bã trà.
Dù uống nước trà hay ăn bã trà đều rất có ích đối với cơ thể con người. Vì trong trà có chứa rất nhiều vitamin và một lượng đáng kể protein, axit béo, chất khoáng.
Uống trà về mặt khoa học không tốt bằng ăn trà. Nếu ăn, vitamin trong trà được hấp thụ tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động co bóp của dạ dày, đẩy nhanh tốc độ bài tiết chất cặn, làm dạ dày tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
• Uống trà có thể bảo vệ thị lực:
Chất tím võng mạc trong mắt là do vitamin A hợp thành. Khi nhìn lâu(xem tivi hay nhìn màn hình máy vi tính) chất này bị tổn hao, nếu không
bổ sung kịp thời bằng một lượng vitamin A thì sẽ làm giảm thị lực, dẫn tới chứng quáng gà. Trong trà có chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin A.
Y học hiện đại đã phát hiện ra nước trà có tác dụng tiêu trừ những chất phóng xạ có hại đối với cơ thể con người. Trong trà chứa những chất có khả năng hấp thụ chất phóng xạ, bảo vệ công năng tạo máu, đề kháng sự bức xạ, gia tăng bạch huyết cầu.
• Những điều nên biết khi uống trà:
Trà gừng có thể trị bệnh lị; trà đường có lợi với đường ruột, trà hoa cúc làm sáng mắt, uống trà quá nóng sẽ làm bỏng ngũ tạng, uống trà sau khi ăn sẽ có tác dụng tăng sự tiêu hoá thức ăn, uống trà sau khi uống rượu có tác dụng giải rượu, uống trà buổi sáng làm tỉnh táo tinh thần; uống buổi tối sẽ khó ngủ, uống trà khi bụng đói làm rối loạn tinh thần, uống trà quá nhiều làm gầy người, vàng da, uống trà đúng cách sẽ tăng tuổi thọ.
• Trung Quốc là một quốc gia trồng chè, chế biến chè, uống trà sớm nhất thế giới. Từ khi người ta nếm các loại cây cỏ và phát hiện ra chè có tác dụng giải khát và làm hưng phấn tinh thần thì chè được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Đến đời Đường, Lục Vũ đã đem kinh nghiệm uống trà của mình viết thành một cuốn sách "Trà kinh" (kinh nghiệm uống trà).
Ngày nay trà được công nhận là đồ uống tự nhiên có lợi cho sức khoẻ của con người.
Cây chè thường trồng ở những vùng có khí hậu nóng, ẩm và được trồng theo từng vườn. Người Trung Quốc có lịch sử trồng chè hàng mấy ngàn năm, sớm nhất là vùng Tứ Xuyên sau đó đến lưu vực sông Trường Giang và sau cùng là các tỉnh vùng duyên hải.
SriLanka là quốc gia có sản lượng chè nhiều nhất trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ.
• Qui trình chế biến chè:
Trà muốn ngon thì phải tự tay hái những búp non trên cây, lá già thì có thể dùng máy thu hoạch.
Búp chè qua quá trình lên men thì chuyển từ màu xanh sang đen. Trong quá trình làm trà, vì quá trình lên men khác nhau nên sản phẩm trà có chất lượng và phong vị khác nhau. Trà xanh thì không cần qua lên men. Các bước chế biến cơ bản nhất là:
- Búp chè đã hấp đưa sang làm lạnh. - Vừa trộn vừa sấy khô trà bằng hơi nóng
- Vò trà thật kĩ cho đến khi lá chè nhỏ dài là được.
Từ những búp chè chế thành trà uống là cả một quá trình vò và sao nhiều lần.
• Các loại trà:
- Trà xanh: Là loại trà không qua quá trình lên men. Búp chè hái xong được sao nhanh qua lửa. Khi pha, trà có màu xanh nên gọi là trà xanh. Trà hương là trà xanh ướp hoa mà thành.
- Trà đen được sản xuất từ búp chè được ủ lên men, nước có màu hung đỏ, vị thơm dịu.
- Trà lipton: Búp chè sau khi sao được vò kĩ, tiếp theo cho lên men đầy đủ trong một thời gian cần thiết. Có 4 loại trà lipton là lipton táo, lipton nho, lipton cam, lipton phật thủ.
- Trà Ôlong: chỉ qua một nửa công đoạn lên men, được phân ra làm 3 loại trà có mức lên men cao, thấp hay vừa. Một loại rất đặc trưng của trà này là trà Ôlong.
• Lá chè, ngoài chất có hương (tinh dầu), chất kích thích (cafein) còn chứa một lượng đáng kể tanin (từ 6 đến 12%, có khi 20%). Chất này qua chế biến cho vị chát và hương vị đặc biệt lí thú của trà.
Các nhà khoa học cho rằng tanin ở trong trà là một phức chất, có thể qui vào catechin, leucoanthocyanin và một số hiđroxi axit.
Khi ta pha trà, các chuyển chất của tanin và tinh dầu sẽ thẩm tan ra trong nước trà làm cho nước trà có màu vàng chanh hoặc vàng nâu. Nếu gặp phải nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ nước trà có màu vàng nâu hay đỏ nâu.
• Uống trà đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Cùng với tiến bộ của xã hội, người ta ngày càng coi trọng nghệ thuật uống trà. Muốn uống trà ngon thì phải biết nghệ thuật pha trà.
Các loại trà khác nhau, cần dùng nước ở nhiệt độ khác nhau để pha trà. Khi pha trà xanh nên dùng nước đã đun sôi, để nguội tới khoảng 70 - 800C là tốt nhất, còn trà đen cần nước có nhiệt độ khoảng 80 - 850C bởi vì nếu dùng nước sôi sùng sục để pha trà sẽ làm phá hoại vitamin C trong trà và làm giảm giá trị dinh dưỡng của trà. Trước tiên phải rửa sạch ấm pha trà, cho trà vào ấm, đổ nước sôi chỉ khoảng 1/3 dung lượng ấm. Để yên khoảng 5-> 10 phút rồi mới cho thêm nước vào. Làm như vậy sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị của trà. Pha được trà cần rót ra ngay để tránh chất tanic trong lá chè ngấm ra nước, khi uống sẽ đắng.
• Phương pháp pha trà với đường:
Muốn có chén trà thơm ngon và ngọt có thể pha như sau:
Dùng một tích pha trà sạch, đổ nước sôi vào đó trước rồi cho thêm một ít đường trắng hay đường đỏ, khuấy cho tan hết rồi cho trà. Để yên khoảng 5 phút, sau đó rót ra chén ta sẽ có chén trà vừa thơm vừa ngọt. Trong trà có chứa nhiều loại kiềm thực vật, trong số đó chủ yếu là chất caphein, chất này rất dễ hoá hợp với đường glucozơ hoặc saccarozơ.
Ngày xưa các cụ thường coi: uống trà là một nghệ thuật công phu, được nâng lên thành "Trà Đạo". Ngày nay uống trà đã trở nên phổ biến khắp thế
Các dân tộc vùng Châu Á thích trà với hương vị chát đậm, hậu vị ngọt dịu, có thêm mùi của các loại hoa: Sen, nhài, ngâu.. hoặc các loại thảo mộc chứa chất thơm như quế...
Các dân tộc vùng Châu Âu, Châu Mỹ lại thích uống trà có vị chát vừa phải, hậu vị ngọt, có màu nước đỏ nâu gọi là trà đen.
Để chọn ấm pha trà thì ngày xưa các cụ có câu: "Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạch Thần". Đó là tên các loại ấm pha trà của Trung Quốc có bán ở Hà Nội (thời nhà văn Nguyễn Tuân).
Khi thưởng thức hương vị của trà, theo người xưa chỉ cần uống một chén, uống đến chén thứ hai là vì khát nước quá còn chén thứ ba, thứ tư thì quả là... ngưu ẩm (uống như trâu)
• Để bảo quản trà được lâu, cần cho trà vào túi nilong sạch, hơ miệng túi qua ngọn lửa cho kín rồi bảo quản trong tủ lạnh. Làm như vậy trà sẽ giữ được nguyên mùi vị trong một năm.