CHÂN VỊT
2.4.1 Mục đích: thiếtlập chương trình gia công và xuất mã gia công cho máy CNC.
2.4.2Phương pháp thực hiện: khi tiến hành mô phỏng gia công để sửa chữa chânvịt sau khi đúc cóthông sốphù hợp với tàu thiết kế, có nhiều trường hợp xảy ra như vịt sau khi đúc cóthông sốphù hợp với tàu thiết kế, có nhiều trường hợp xảy ra như gia công toàn bộ chân vịt, gia công một hay nhiều cánh, hoặc có tr ường hợp không thể gia công được. Sau đây, sẽ lần lượt xét từng trường hợp.
1. Gia công toàn bộ cánh chân vịt
Việc thiết lập chương trình mô phỏng gia công cho chân vịt đã dựng ở trên được thực hiện theo các bước như sau:
-Bước 1:Mở chương trình Pro/E và thiết lập đơn vị (hình 2.20):
+ Vào Start Programs PTC Pro ENGINEER. Sau khi chương trình được mở, vào File New Manufacturing NC, đặt tên là Gia_cong.mfg OK
+ ChọnSetup Units mmNs Set Ok Close Done
Hình 2.20: Mở chương trình gia công mô phỏng
- Bước 2:Đặt chi tiết và phôi vàochương trình gia công (hình 2.21):
+ Tạo chi tiết: Từ Menu Mfg Model Assemble Ref Model. Xuất hiện hộpthoại Open, chọn chitiet.prt
+ Tạo phôi: Từ Menu Mfg Model Assemble Workpiece. Xuất hiện hộp thoại Open, chọn phoi.prt
- Bước 3: Thiết lập tọa độ gia công:
Trên Menu chọn MANUFACTURE > Mfg Setup, hộp thoại Operation Setup xuất hiện. Nhấp chọn biểu tượng tại dòng lệnh NC Machine, xuất hiện hộp thoại Machine Tool Setup với các thiết lập mặc định ở các chế độ Mill, 3 Axis; chọn OK (hình 2.22)
Hộp thoại Operation Setup xuất hiện trở lại, ta nhấp chọn mục Machine Zero để thiết lập hướng dao. Trên menu MACH CSYS chọn mục Creat dùng tạo trục chi tiết. Nhấp chọn phôi của chi tiết, sau đó lần l ượt nhấp chọn 3 mặt phẳng tọa độ của chi tiết. Lúc này, trên chi tiết xuất hiện hệ trục X, Y, Z. Để đổi chiều trục, ta chọn Tap Orientation, nhấp Flip trong hộp thoại COORDINATE SYSTEM, chọn OK đóng hộp thoại.
Hộp thoại Operation Setup xuất hiện trở lại với dòng ACS0 ở mục Machine Zero, đây chính là gốc tọa độ đã được thiết lập, trên phôi phải xuất hiện ký hiệu gốc tọa độ ACS0. Chọn Ok
để hoàn thành (hình 2.23). Hình 2.23: Chọn tọa độ gia công Hình 2.22: Chọn máy gia công
-Bước 4:Chọn dụng cụ cắt, chế độ gia công và bề mặt gia công
Từ MANUFACTURE chọn Machining > NC Sequence, xuất hiện menu MACH AUX với các lựa chọn, (nếu gia công phá ta chọn Volume, nếu gia công bề mặt chọn Surface Mill), nhấp chọn Surface Mill > 3 Axis > Done. Trên menu Seq Setup chọn 4 mục Tool, Parameters, Surface và Define Cut rồi chọn Done, hộp thoại Tool Setup xuất hiện. Ta chọn dao T001 với thông số Cut Diameter = 20, Length = 100. Xong chọn Apply > OK (hình 2.24)
Hình 2.24: Chọn dụng cụ cắt
Lúc này xuất hiện hộp thoại Edit Parameter of Sequ ence “Volume Milling” như hình 2.25:
Các thông số của chế độ cắt được tính toán theo chương trình tính toán chế độ cắt Seco Cut (hình 2.26):
Hình 2.26: Chương trình tính chế độ cắtSeco Cut Các thông số chế độ cắt được tính từ chương trình SecoCut: + Vận tốc cắt: V = 198 m/phút
+ Tốc độ trục chính: n = 3152 mm/ phút + Lượng chạy dao răng: Sz= 0,09 mm/ răng + Công suất cắt: P = 1,6 kW
Sau khi nhập các thông số về chế độ cắt vào hộp thoại Edit Parameters of Sequence “Volume Milling”, nh ấp chọn OK. Xuất hiện hộp thoại Retract Setup, nhấp chọn mặt phẳng ADTM1 > OK, lúc này trên Menu Suf Pick > Model, chọn Done; sau đó lần lượt nhấp chọn các bề mặt gia công (mặt đầu, mặt đẩy và mặt hút của chân vịt), chọn OK.
-Bước 5:Để xuất đường chạy dao, trên menu NC SEQUENCE kích chọn Play Path > Screen Play > Done (hình 2.27)
Khi cần phải doa rộng lỗ côn, tiến hành gia công lỗ côn như hình mô tả sau:
Hình 2.28: Doa lỗ côn Hình 2.29 mô tả quá trình gia công mặt đầu chân vịt:
Hình 2.30 minh họa quá trình gia công cánh chân vịt:
Hình 2.30: Gia công cánh chân vịt Hình 2.31 là chân vịt sau khi kết thúc quá trình gia công:
2. Gia công một hay nhiều cánh
Trong thực tế sản xuất nhiều trường hợp chỉ có một hoặc nhiều cánh bị sai lệch so với chân vịt thiết kế. Khi đó, ta chỉ cần tiến hành sửa chữa các cánh này. Tại các cơ sở sản xuất, thông thường người ta tiến hành uốn nắn lại các cánh này, sau đó kiểm tra xem đã phù hợp chưa; nếu chưa đạt thì tiếp tục uốn cho đến khi hoàn thành. Cứ như vậy cho đến khi đạt yêu cầu.Thực hiện theo phương pháp thủ công như vậy sẽ không thể tránh khỏi sai sót, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của người công nhân, do vậy độ chính xác không cao. Đôi khi trong quá trình uốn nắn sẽ gây biến dạng, nứt cánh chân vịt, đồng thời tốn khá nhiều thời gian, công sức nên giá thành cao.
Với giải pháp sửa chữa chân vịt đ ược đề xuất ở phần trên, ta hoàn toàn có thể sửa chữa lại cánh chân vịt. Các b ước thiết lập chế độ gia công mô phỏng được thực hiện tương tự như trên, chỉ khác là ta chỉ gia công một cánh chân vịt . Sau đây là một số hình mô tả quá trình gia công chân vịt có một cánh bị sai lệch về thông số hình học.
Giả sử chân vịt sau có cánh số 2 bị cong vênh về phía mặt hút so với 3 cánh còn lại (hình 2.32). Do vậy ta chỉ cần gia công cánh chân vịt này về đúng với chân vịt thiết kế.
Các bước thiết lập chế độ gia công mô phỏng đ ược thực hiện tương tự như trên, chỉ khác là ta chỉ gia công một cánh chân vịt. Ở đây, vì chỉ gia công một mặt cánh chân vịt (mặt hút) nên khi chọn bề mặt gia công ta chỉ chọn một mặt cánh chân vịt. Hình 2.33 mô tả quá trình gia công một cánh chân vịt:
Hình 2.33: Gia công cánh chân vịt bị cong vênh
3. Các trường hợp không thể gia công chân vịt về các thông số thiết kế yêu cầu
Trong một số trường hợp, chân vịt sau khi đúc bị sai lệch quá lớn về thông s ố kích thước so với chân vịt thiết kế nên không thể tiến hành gia công được. Các hình sau mô tả một số trường hợp không thể gia công:
- Cánh chân vịt sau khi đúc bị lệch lên trên so với chân vịt thiết kế (hình 2.34):
- Cánh chân vịt sau khi đúc bị xoay một góc nào đó theo trục tâm của may ơso với chân vịt thiết kế (hình 2.35):
Hình 2.35: Cánh chân vịt bị lệch
- Cánh chân vịt sau khi đúc bị lệch so với chân vịt thiết kế (hình 2.36):
Hình 2.36 Cánh chân vịt bị lệch (xoay)
Những sai lệch như vậy thường ít xảy ra và nếu có thì không thể gia công được mà phải nấu đúc lại chân vịt.