Từ thực tiễn công tác XHTD của một số tổ chức ở một số nước trên thế giới, khóa luận xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
• Đặc điểm của XHTD DNVV
- Kết quả XH chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Nó luôn có sự biến đổi lên hoặc xuống phụ thuộc vào khả năng cải tổ, phát triển của DN cũng như vào sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế khách quan tác động. Vì vậy các NHTM, các CRA phải luôn luôn theo sát các DN được xếp hạng để có thể có sự điều chỉnh và đưa ra kết quả chính xác tại thời điểm đó. Đồng thời cũng cần đổi mới khung XHTD cho phù hợp với từng thời kỳ theo sự biến động của ngành, của nền kinh tế.
- XHTD phải gắn liền với một khoản cho vay của DN đó tức là việc xếp hạng một DN đồng thời với việc đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi vay của chính DN đó với NH.
• Các chỉ tiêu thông tin đưa vào phân tích
Phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cần chi tiết hóa các hạng mục nhỏ trong các chỉ tiêu. Đặc biệt cần chú trọng đến các chỉ tiêu phi tài chính trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay.
• Phương pháp để tiến hành phân tích
Có nhiều phương pháp để tiến hành phân tích, XHTD DN, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, của từng NH mà vận dụng cho phù hợp và hiệu quả.
• Quy trình phân tích
Cần thực hiện tuần tự, đầy đủ, chính xác các bước quy trình XHTD. Giữ vững các tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo chất lượng kết quả là chuẩn xác, không đi tắt rút bớt quy trình. Trong đó, một số chỉ tiêu tài chính phải được đặt trong môi trường, ngành kinh tế và quy mô DN.
• Thứ hạng
Bảng XNTD DN thường chia thành 10 thứ hạng được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá.
Khắc phục sự thiếu minh bạch của thị trường, các NHTM cần kiên trì thu thập thông tin từ nhiều nguồn và có sự chọn lọc đối chiếu với thực tế để có được những thông tin tốt nhất cho việc thực hiện XHTD DN.