Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng keo tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện yên bình – tỉnh yên bái (Trang 31)

Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất:

- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía...) và đặc biệt là phát triển cây lâm nghiệp.

+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất và đất sét chiếm 18%, nhóm đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua.

+ Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Là đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ nghèo mùn có diện tích 13% (Khi canh tác trên loại đất này cần chú ý tăng mùn và nâng cao sự hập thụ của đất).

+ Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình.

- Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn đá sỏi, nghèo mùn, đạm trung bình. Có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía...).

- Nhóm đất phù sa: Phân bố dọc theo Sông Chảy và các suối lớn, nhóm đất này có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước dễ thủy lợi hóa, giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phù sa Sông Chảy có tỷ lệ mùn bụi nhỏ, tỷ lệ cát mịn lớn, đất giàu Kali, nghèo Lân, Ca, Mg, môi trường có phản ứng chua, đặc tính độ phì của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các lại cây màu và cây lương thực.

+ Đât phù sa sông suối: Nhìn chung nhóm đất này có hàm lượng Lân nghèo, giàu K, Ca, Mg trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới thô nhẹ. Đất có khả năng phù hợp với cây trồng tương tự như đất phù sa Sông Chảy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng keo tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện yên bình – tỉnh yên bái (Trang 31)