Trữ lượng Carbon tích lũy trong lâm phần là tổng lượng Carbon của cây trên một đơn vị diện tích (tính bằng tấn/ha). Kết quả xác định Carbon cho các lâm phần theo 3 độ tuổi được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 4.10. Cấu trúc Carbon lâm phần rừng trồng Keo tai tƣợng tuổi 3, 5 và 7
Tuổi (cây N /ha)
Trên mặt đất (tấn /ha) đất Dƣới mặt
(tấn/ha) Tổng (tấn /ha) Tỷ lệ DMĐ/ TMĐ (%) Thân Cành Lá Tổng TMĐ rễ Tấn % Tấn % Tấn % Tấn % Tấn % 3 1660 8,00 56,31 3,14 22,08 1,13 7,94 12,27 86,33 1,94 13,67 14,210 15,83 5 1350 25,93 70,34 4,27 11,57 1,99 5,38 32,18 87,29 4,69 12,71 36,869 14,56 7 1350 41,46 72,97 5,71 10,05 3,04 5,33 50,21 88,36 6,62 11,64 56,822 13,18
Từ số liệu nghiên cứu trong bảng 4.15 cho thấy lượng Carbon tập trung chủ yếu ở bộ phận trên mặt đất, chiếm 86,33% ở cấp tuổi 3 với trữ lượng 12,267 tấn/ha, bộ phận trên mặt đất của cấp tuổi 5 đạt 32,184 tấn/ha và chiếm 87,29% tổng lượng
Carbon, bộ phận trên mặt đất đạt trữ lượng Carbon cao nhất là cấp tuổi 7 với 50,207 tấn/ha chiếm 88,36% tổng lượng Carbon, cụ thể:
- Tuổi 3: Tổng trữ lượng Carbon trong lâm phần là 14,21 tấn/ha trong đó trữ lượng Carbon trong thân đạt 8,001 tấn chiếm 56,31%, trong cành là 3,137 tấn chiếm 22,08%, trong lá là 1,129 tấn/ha tương đương 7,94% và trong rễ chiếm 13,67% với trữ lượng 1,942 tấn/ha.
- Tuổi 5: Tổng trữ lượng Carbon trong lâm phần đạt 36,869 tấn/ha, trong đó phần Carbon trong thân chiếm 70,34% với trữ lượng 25,934 tấn, trong cành là 4,266 tấn chiếm 11,57%, trong lá là 1,985 tấn chiếm 5,38% và trong rễ 4,685 tấn chiếm 12,71%.
- Tuổi 7: 56,822 tấn/ha là tổng trữ lượng Carbon trong lâm phần, chiếm 72,96% với trữ lượng 41,459 tấn/ha là trữ lượng Carbon của thân, trong cành là 5,711 tấn/ha chiếm 10,05%, trong rễ là 6,615 tấn/ha chiếm 11,64% và thấp nhất là lượng Carbon trong lá cây với 3,038 tấn/ha chiếm 5,33%.
Trữ lượng Carbon của lâm phần Keo tai tượng độ tuổi 3, 5, 7 được thể hiện chi tiết qua biểu đồ sau:
14.21 36.869 56.822 0 10 20 30 40 50 60 3 5 7 Tuổi Trọn g lư ợ ng (t ấn/ ha )
Hình 4.16. Biểu đồ trữ lƣợng Carbon rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi 3, 5,7
Như vậy, trữ lượng Carbon lâm phần Keo tai tượng tăng mạnh trong giai đoạn tuổi 3 đến tuổi 5. Từ 14,21tấn/ha ở cấp tuổi 3 tăng lên 38,869 tấn/ha ở cấp tuổi 5, tăng trưởng đạt 22,659 tấn/ha trong khi đó từ tuổi 5 đến tuổi 7 lâm phần tăng trưởng được 19,953 tấn/ha bằng 88% so với tăng trưởng giai đoạn rừng từ 3 đến 5 tuổi.
Ở cả 3 cấp tuổi nghiên cứu thì lượng Carbon dưới mặt đất (lượng Carbon tích lũy trong rễ) có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của tuổi cây, ở tuổi 3 lượng Carbon dưới mặt đất chiếm 13,67% tổng lượng Carbon trong cây, sang tuổi 5 lượng Carbon trong rễ chiếm 12,71% và cấp tuổi 7 chiếm 11,64%. Tỷ lệ Carbon dưới và trên mặt đất cho độ tuổi 3, 5 và 7 lân lượt là 15,38%, 14,56% và 13,18%, tỷ lệ này có thể sử dụng để xác định nhanh lượng Carbon tích lũy ở bộ phận dưới mặt đất khi biết lượng Carbon trên mặt đất.
4.4. Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi 3, 5 và 7
Từ số liệu nghiên cứu về lượng Carbon tích lũy trong cây cá lẻ và trong lâm phần Keo tai tượng ở bảng 4.9 và 4.10 chúng ta có thể tính lượng Carbon dioxide theo hệ số quy đổi 1C = 3,67 CO2 và lượng chứng chỉ giảm phát thải (CER) mà các lâm phần Keo tai tượng đã tích lũy được, mỗi CER tương đương với 1 tấn CO2. Đề tài tiến hành tìm hiểu giá thị trường Carbon tại thời điểm cập nhật gần nhất để áp dụng tính toán giá trị tiền mặt cho lượng Carbon tích lũy được trong các lâm phần rừng đã nghiên cứu.
Theo vietbao.vn thì dự án CDM đang thực hiện tại TP Hồ Chí Minh áp dụng với mức giá 17USD/1CER. Bản tin thị trường Carbon (GreenBiz.vn) cũng cho biết tại thời điểm đầu năm 2010 thì giá chứng chỉ giảm phát thải (CER) biến động theo từng tuần với giá từ 11,44 euro ÷ 14 euro/tấn (1 euro quy đổi tương đương 25.620 VNĐ). Như vậy giá thị trường Carbon có biến động lớn vì vậy đề tài không lựa chọn một con số nhất định mà lựa chọn phương pháp tính tương đương giá thấp nhất và cao nhất trong thời điểm từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2010.
Kết quả tính trữ lượng CO2 tương đương và giá trị trung bình về hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo tai tượng tuổi 3, 5 và 7 được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 4.11. Khối lƣợng và giá trị hấp thụ Carbon của rừng trồng keo tai tƣợng ở các tuổi 3, 5 và 7 Tuổi N (cây /ha) Tổng trữ lƣợng CO2e (tấn/ha) Giá trị (Euro) Giá Trị (VNĐ) Trên mặt đất Dƣới mặt đất Tổng Thấp Cao Thấp Cao 3 1660 45,02 7,1271 52,147 597 730 15.283.919 18.704.097 5 1350 118,12 17,194 135,31 1.548 1.894 39.658.161 48.532.715 7 1350 184,26 24,277 208,54 2.386 2.920 61.120.617 74.797.958
Có thể thấy, giá trị hấp thụ Carbon của các lâm phần rừng có sự chênh lệch nhau đáng kể. Giá trị hấp thụ Carbon của các lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mật độ… và đặc biệt là giá trị này phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường CER.
Cụ thể ở tuổi 3 lượng các bon tương đương tích lũy được trong lâm phần là 52,147 tấn/ha và đạt giá trị từ 15,284 triệu đến 18,704 triệu đồng/ha (theo mức giá thấp và cao trong thời điểm nghiên cứu). Ở tuổi 5 lượng các bon tương đương mà lâm phần hấp thụ được là 135.31 tấn/ha tương đương 39,658 triệu đến 48,533 triệu đồng/ha cũng theo 2 mức giá. Tuổi 7 lâm phần có thể hấp thụ được 208,54 tấn các bon tương đương và cho giá trị từ 61,12 triệu đến 74,798 triệu đồng/ha (đơn vị tính là VNĐ). Như vậy, tổng trữ lượng các bon tương đương hấp thụ được thấp nhất ở cấp tuổi 3 và cao nhất ở cấp tuổi 7. Tuy nhiên lượng các bon tương đương tăng mạnh ở giai đoạn từ tuổi 3 đến tuổi 5, nếu xét về khả năng tích lũy theo thời gian thì giai đoạn này lâm phần có khả năng tích lũy cao nhất trong khuôn khổ nghiên cứu 3 độ tuổi của đề tài.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Sinh khối tươi cây cá lẻ rừng trồng Keo tai tượng trong cùng độ tuổi có biến động không lớn, tuy nhiên lại biến động rất lớn theo từng độ tuổi.
Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ bao gồm bốn phần là thân, cành, lá và rễ, trong đó tương ứng với từng phần là 55,71%, 18,94%, 10,55%, 14,8% ở tuổi 3; 68,83%, 10,05%, 7,74%, 13,38% ở tuổi 5 và ở tuổi 7 là 70,87%, 8,88%, 7,49%, 12,76%.
2. Tổng sinh khối tươi của 1 ha trồng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3 đạt 75,298 tấn, tuổi 5 đạt 180,195 tấn và tuổi 7 đạt 246,045 tấn.
3. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối tươi với nhân tố điều tra D1.3 có thể sử dụng để dự báo hoặc xác định nhanh sinh khối tươi cây cá lẻ độ tuổi 3, 5, 7 bằng việc áp dụng các phương trình sau:
Tuổi 3: P = 2,911xD1.31,275 Với R = 0,993 Tuổi 5: P = 8,639xD1.31,051 Với R = 0,939 Tuổi 7: P = 3,585xD1.31,444 Với R = 0,967
4. Hàm lượng nước chiếm một tỷ lệ khá lớn trong sinh khối của cây. Trung bình ở tuổi 3 hàm lượng nước trong cây chiếm 62,35%, ở tuổi 5 chiếm 59,09% và ở tuổi 7 chiếm 53,82%. Khi tuổi tăng lên thì ẩm độ giảm xuống, đồng nghĩa với việc sinh khối khô tăng lên.
Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Keo tai tượng cụ thể như sau:
Tuổi 3: Sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ lần lượt tương ứng như sau: 56,36%, 22,07%, 7,92% và 13,65%.
Tuổi 5: Sinh khối khô thân chiếm 70,35%, rễ 12,70%, cành 11,57% và lá chiếm 5,38% tổng sinh khối của cây cá lẻ.
Tuổi 7: Sinh khối thân chiếm 72,97%, rễ 11,64%, cành 10,05%, lá 5,33%. Sinh khối khô của cây cá lẻ tuổi 3 đạt 17,08kg/cây, tuổi 5 đạt 54,6kg/cây và tuổi 7 đạt trung bình 84,17kg/cây.
5. Tổng sinh khối khô của 1 ha rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3 đạt 28,353tấn, tuổi 5 đạt 73,724 tấn và đạt 113,63 tấn ở tuổi 7.
6. Lượng Carbon tích lũy trong cây cá lẻ thay đổi theo tuổi, khi tuổi tăng lên lượng Carbon cũng tăng lên. Cấu trúc lượng Carbon tích lũy trong cây cá lẻ gồm bốn phần: Thân, cành, lá và rễ, trong đó Carbon chủ yếu tập trung vào thân: ở tuổi 3 thân 4,82 kg/cây, cành 1,89 kg/cây, lá 0,68 kg/cây, rễ 1,17 kg/cây; với tuổi 5 thân là 19,21 kg/cây, cành 3,16 kg/cây, lá 1,47 kg/cây, rễ 3,47 kg/cây; ở tuổi 7 thân là 30,71 kg/cây, cành 4,23 kg/cây, lá 2,25 kg/cây, rễ 4,9 kg/cây.
7. Lượng Carbon tích lũy trong rừng trồng Keo tai tượng tuổi 3 đạt 14,21 tấn/ha, tuổi 5 đạt 36,869 tấn/ha, tuổi 7 đạt 56,822 tấn/ha.
8. Tổng lượng CO2 đạt được ở tuổi 3 là 52,147 tấn/ha, tuổi 5 đạt 135,31 tấn/ha và tuổi 7 đạt 208,54 tấn/ha. Vậy với năng suất 52,147 tấn/ha thì giá trị bằng tiền thu nhập từ chỉ tiêu CO2 tính theo 2 mức giá thấp và cao là 15,284 ÷ 18,704 triệu/ha, tuổi 5 với 135,31 tấn/ha cho thu nhập từ 39,658 ÷ 48,533 triệu /ha và tuổi 7 với 208,54 tấn cho thu nhập từ 61,12 ÷ 74,798 triệu/ha (đơn vị tính là VNĐ)
5.2. Tồn tại
- Đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu sinh khối và lượng Carbon tích lũy cho đối tượng rừng Keo tai tượng ở 3 độ tuổi 3, 5, 7.
- Do thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Cũng do điều kiện về thời gian mà đề tài mới chỉ nghiên cứu về sinh khối và lượng Carbon tích lũy ở tầng cây cao mà chưa nghiên cứu sinh khối, lượng Carbon tích lũy trong thảm tươi, vật rơi rụng và trong đất.
5.3. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng Carbon tích lũy cho các độ tuổi khác nhau, mở rộng nghiên cứu lượng Carbon tích lũy trong thảm tươi, vật rơi rụng và trong đất.
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng Carbon tích lũy cho nhiều đối tượng rừng trồng khác nhau và ở nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng. Từ đó dẽ dàng lựa chọn được đối tượng khi xây dựng các dự án CDM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Phạm Tuấn Anh (2007). Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dăk Nông. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
2. Nguyễn Văn Dũng (2005). Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích lũy của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp.
3. Hoàng Văn Dưỡng (2000). Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng keo Lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Benth) tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
4. Phạm Xuân Hoàn (2004). Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Xuân Hoàn (2005). Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Huy (2008). Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
7. Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004). Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (12).
8. Thái Văn Long (2008). Thị trường mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính.
9. Lê Hồng Phúc (1996). Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất rừng trồng Thông ba lá vùng Đà lạt, Lâm Đồng. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
10. Vũ Tấn Phương (2006). Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo sơ kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
11. Vũ Tấn Phương (2007). Nghiên cứu trữ lượng Carbon thảm tươi và cây bụi – Cơ sở để xác định đường Carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/ tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (8), tr81 - 84.
12. Ngô Đình Quế (2005). Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006). Khả năng hấp thụ CO2 của một số dạng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (11), tr 71 - 75.
14. Lý Thu Quỳnh (2007). Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
15. Đặng Trung Tấn (2001). Nghiên cứu sinh khối rừng Đước tại 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
16. Nguyễn Văn Tấn (2006). Bước đầu nghiên cứu trữ lượng các bon của rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Yên Bình - Yên Bái làm cơ sở cho việc đánh giá giảm phát thải khí CO2 trong cơ chế phát triển sạch. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
17. Vũ Văn Thông (1998). Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ công tác kinh doanh rừng. Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp. 18. Hoàng Mạnh Trí (1986). Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã
Đước Đôi ở Cà Mau, Minh Hải. Luận án Phó tiến sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội.
19. Trung tâm Nghiên cứu Sinh Thái và môi trường rừng và HWWA (2005). Nghị định thư Kyoto - cơ chế phát triển sạch và vận hội mới. Hà Nội.
20. Hà Văn Tuế (1994). Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú. Tóm tắt luận án Phó tiến
sĩ Khoa học sinh học, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện sinh thái và tài nguyên thực vật.
21. Phạm Văn Viễn (2007). Cơ chế phát triển sạch và ứng dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam. Bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Dosap.
Tiếng anh
22. Brown, S. (1996). Present and potential roles of forest in the global climate change debate. FAO Unasylva.
23. Brown, S. (1997). Estimating biomass and biomass change of tropical forest: a primer. FAO forestry.
24. Camillie Bann and Bruce Aylward (1994). The economic evaluation of tropical forest land use option: A review of methodology and applications, iied, UK, 157pp.
25. Cannell, M.G.R. (1981). World forest Biomass and Primary Production Data. Academic Press Inc (London), 391 pp.
26. ICRAF (2001). Carbon stocks of tropical land use system as part of the global C balance: Effects of forest conservation and options for clean development activities. Borgor, Indonesia.
27. Liebig J.V (1840). Organnic chemistry and its Applications to Agricuture and physiology, London Taylor and Walton. 387pp.
28. Lieth, H (1964). Versuch einer kartog raphischen Dartellung der produktivitat der pfla zendecke auf der Erde, Geographisches Taschenbuch, Wiesbaden. Max steiner Verlag, 72-80pp.
29. Mckenzie, N., Ryan, P., Fogarty, P and Wood , J. (2001). Sampling Measurement and Analytical Protocols for Carbon Estimation in soil, Litter and Coarse Woody Debris, Australian Geenhouse Office.
30. Newbould, P.I. (1967). Method for estimating the primary production of forest, International Biological programe Handbook 2, Oxford and Edinburgh Black Weil., 62pp.
31. Rodel D. Lasco (2002). Forest carbon budgets in Southeast Asia following harvesting and land cover change, Report to Asia Pacific Regional workshop