a) Xác định sinh khối khô:
- Sau khi xác định được sinh khối tươi của từng bộ phận, tiến hành lấy mẫu đại diện cho từng bộ phận để xác định sinh khối khô bằng phương pháp mẫu đại diện. Mẫu dùng để xác định sinh khối khô được xác định như sau: Thân cây được lấy 3 mẫu tại các vị trí gốc, giữa thân và ngọn, mỗi vị trí lấy thớt có độ dày 6cm; Cành sau khi cân xác định sinh khối tươi tiến hành chặt thành từng đoạn ngắn, trộn
đều và lấy mẫu 1kg; Lá cây được trộn đều và lấy mẫu 0,3kg; Rễ cây cũng được chặt thành từng đoạn ngắn, lấy 1kg/mẫu đại diện cả rễ cọc và rễ bên.
Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô.
- Phương pháp sấy mẫu: sử dụng phương pháp sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 1050C, cứ sau 2 giờ cân 1 lần đến khối lượng không đổi.
Kết quả tính toán được ghi vào biểu mẫu sau:
Bảng tổng hợp kết quả sinh khối khô của cây tiêu chuẩn Keo tai tƣợng
OTC số: Cây tiêu chuẩn số: Tuổi:
Hvn: D1.3: Ngày tiến hành: Người tiến hành:
Lần cân
Sinh khối khô (kg/cây)
Tổng Trong đó Thân Cành Lá Rễ 1 ... Tổng % TB/ha
- Dựa trên trọng lượng khô kiệt, độ ẩm từng bộ phận thân, cành, lá và rễ sẽ được xác định theo công thức sau:
MC (%) = P – Pk/P*100 (%)
Trong đó: MC là độ ẩm tính bằng %, P và Pk là trọng lượng tươi và khô của mẫu.
- Sinh khối khô của từng bộ phận được tính theo công thức sau: Pk(i) = P(i) x (1 – MC(i)) (kg)
Trong đó: Pk(i), P(i) là tổng sinh khối khô và tươi tính bằng kg của thân, cành, lá và rễ trong một đơn vị lẻ; MCi là độ ẩm tính bằng % của lá, thân, rễ và cành.
- Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau: Pkhô = Pk(th) + Pk(c) + Pk(l) + Pk(r) (kg/cây)
b) Xác định hàm lượng các bon trong sinh khối khô:
Xác định trữ lượng Carbon của cây cũng như trong từng bộ phận của cây mẫu bằng cách áp dụng hệ số quy đổi về trữ lượng Carbon trong sinh khối là 0,5 (IPCC, 2003).
+ Công thức tổng quát tính lượng Carbon trong từng bộ phận của cây: C(i) (kg C/cây) = 0,5*Pk(i)
Trong đó: CS(i) là trữ lượng cácbon của các bộ phận thân, cành, lá và rễ; Pk(i) là sinh khối khô tính bằng kg của thân, cành, lá và rễ trong một cây cá lẻ.
+ Công thức tổng quát tính lượng Carbon cho cây cá lẻ: C = (Pk)*0,5
Trong đó: P(k) là tổng sinh khối khô của cây cá lẻ
Từ đó, tổng trữ lượng các bon tương đương của cây cá lẻ tiêu chuẩn sẽ là tổng trữ lượng Cacbon tương đương mà các bộ phận thân, cành, lá và rễ đã hấp thụ và được sử dụng hệ số quy đổi theo tiêu chuẩn quốc tế 1C = 3,67CO2. Công thức tổng quát:
CS = C*3,67(kg CO2e/cây)
Trong đó: C là lượng Carbon mà cây cá lẻ hấp thụ được c) Xác định giá trị các bon theo giá thị trường:
Từ lượng các bon hấp thụ được của lâm phần đã tính toán được theo các cấp tuổi cùng với giá của thị trường các bon tại thời điểm nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010 là từ 11,44 euro đến 14 euro/tấn từ đó quy đổi ra VNĐ, đề tài tiến hành tính theo 2 mức giá cao và thấp theo mức biến động của thị trường các bon.