- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở năng lực có điều kiện thực tế của Công ty, dự kiến khả năng thực hiện trong thời gian tới để có định hướng cho sản xuất và kinh doanh kịp thời. Chủ động mua nguyên vật liệu để có chất lượng ổn định sản xuất.
- Công ty nên xây dựng “Sổ danh điểm vật tư” để khi cần loại nguyên vật liệu nào thì có thể dễ dàng, nhanh chóng tìm được.
SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƢ
Ký hiệu Tên, nhãn hiệu quy cách
nguyên liệu, vật liệu
Đơn vị Đơn giá Ghi chú Nhóm Danh điểm
- Dự trữ nguyên vật liệu là rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, do vậy, kế toán trưởng cần tiến hành phân tích thờm cỏc chỉ tiêu về dự trữ nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho Ban giám đốc những thông tin đầy đủ hơn về tình hình nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Kế toán trưởng có thể sử dụng chỉ tiêu dùng vật tư cho sản xuất 1 ngày đêm:
m =
M T
Trong đó:
m: Là mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất trong 1 ngày đêm
M: Dự trữ tuyệt đối: là khối lượng của từng loại nguyên vật liệu chủ yếu, biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật như tấn, kg.
T: Dự trữ tương đối: được tính bằng số ngày dự trữ. Đại lượng này chỉ cho thấy số lượng nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày.
Phương pháp phân tích: So sánh số lượng nguyên vật liệu thực tế đang dự trữ theo từng loại với số lượng vật tư cần dự trữ. Cao quá hoặc thấp quá đều là không tốt. Nếu dự trữ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn. Do vậy cần có biện pháp giảm mức dự trữ tới mức cần thiết. Nếu mức dự trữ quá thấp thỡ khụng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vì thế mục tiêu dự trữ nguyên vật liệu phải được kết hợp hài hoà: vừa đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đều đặn, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.