Vốn là một thiên trong Lễ ký, tương truyền là của Tử Tư (cháu Khổng
Tử) viết, nhưng ngày nay các học giả cho rằng nếu thực là của Tử Tư thì cũng có phần viết thêm của người sau, của môn đệ Mạnh Tử, vào thời đầu
Tần hay Hán vì trong sách có câu “Kim thiên hạ xa đồng quỹ, thư đồng văn”
(ngày nay xe trong thiên hạ cùng một kiểu, sách cùng một lối chữ); câu này chỉ thời Trung Quốc đã thống nhất rồi; hoặc đời Tần hoặc đời Hán.
Phần của Tử Tư có lẽ ở phần giữa sách, phần bàn về đức trung dung, đức mà Khổng Tử thường nói tới. Trung là không thái quá, không bất cập,
tuỳ thời mà hành động; dung là giản dị. Sở dĩ đạo “trung” dễ dàng, là vì chỉ
cần suy kỷ cập nhân, chỉ cần trung thứ mà thôi. Tuy nhiên biết “trung” cho
hợp lẽ thì nhiều khi cũng rất khó; bậc hiền nhân vị tất đã theo nổi.
Phần của môn đệ Mạnh Tử thêm vào có lẽ ở đầu sách: đoạn nói về
mệnh, tính, đạo; ở cuối sách: đoạn nói về đức “thành”; vì hai đoạn đó có tư tưởng hơi thần bí, hợp với tư tưởng của họ Mạnh.
----ĐẠI HỌC
Cũng vốn là một thiên trong Lễ ký, theo Chu Hi đời Tống, do Tăng Tử
viết; nhưng các học giả ngày nay ngờ rằng thiên đó là tác phẩm của môn đệ
Tuân Tử ở cuối thời Chiến Quốc hoặc đầu đời Hán, vì so sánh lời trong sách
với lời trong cuốn Tuân Tử, thấy có nhiều chỗ tư tưởng giống nhau; chẳng
hạn những đoạn bàn về lễ, về sự học, về cái lẽ phải chuyên nhất, về sự cần
thiết của tri thức chính xác.
Học thuyết trong Đại học gồm ba điều cốt yếu: làm sáng đức, thân với dân, ngưng ở chỗ chí thiện; và tám điều mục: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Hai điều mục trí tri và cách vật tới đời Tống và Minh thành đề tài cho các triết gia thảo luận khá sôi nổi.
----CHU DỊCH
Tương truyền bát quái trong truyện là Phục Hi vẽ. Quái từ và Hào từ
là của vua Văn Vương và Chu Công viết, còn Thập truyện là của Khổng Tử
viết. Thuyết đó không lấy gì làm chắc mà người ta ngờ rằng một phần nhỏ
Chu Dịch viết vào thời tiền bán Chiến Quốc, một phần lớn viết vào đầu đời
Hán vì tư tưởng trong sách dung hoà cả Nho, Lão và Âm dương gia.
Dịch luận về sự biến chuyển của vạn vật trong vũ trụ; cho rằng hết
thảy đều do sự giao cảm của càn khôn mà ra.
Vạn vật luôn luôn biến hoá, mà vẫn có sự bất biến vì theo một trật tự
nhất định (trời cao đất thấp, sang hèn đã định) và theo một luật tuần hoàn, thịnh cực rồi suy, suy cực rồi lại thịnh.
Về nhân sinh quan, tác giả Chu Dịch chú trọng đức khiêm tốn (giống
----HOÀI NAM HỒNG LIỆT
Do nhiều người gom góp lời của các triết gia thời trước mà soạn
thành, nên không có một tư tưởng nào làm trọng tâm cả; nhưng cũng cống
hiến cho triết học Trung Quốc ít nhiều về vũ trụ luận: lúc đầu trời đất mờ mờ
mịt mịt, gọi là “thái thuỷ”, thái thuỷ sinh ra “hư khuếch” cũng như hư
không, (khuếch là mưa ngừng, mây tan), hư khuếch sinh ra vũ trụ, vũ trụ sinh ra nguyên khí, nguyên khí phân ra dương âm, dương trong mà thành
trời, âm trọc mà thành đất, âm dương sinh ra tứ thời, vạn vật; cái nóng của dương chứa lại thành lửa, cái lạnh của âm chứa lại thành nước…; tinh thần
của người là bẩm thụ của trời, mà hình thể thì bẩm thụ của đất. Trời đất là một đại vũ trụ, con người là một tiểu vũ trụ. Người với trời đất, vạn vật là một, vì cùng do một gốc. Thuyết đó đáng gọi là có hệ thống.
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của
Triết học Trung Hoa