0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Kết luận:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 40 -41 )

1.1. Những nhận định chung

Đây là một nội dung khá mới mẻ nên quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy sau thực hiện tôi nhận thấy đề tài đã thu được kết quả khả quan, đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng cũng như hành động cho mỗi giáo viên, học sinh và kể cả các bậc phụ huynh. Từ đó đã làm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy học và giáo dục học sinh.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào mang tính toàn diện, bao gồm hầu hết các hoạt động trong nhà trường, đòi hỏi mỗi trường học phải có sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và vật chất mới có thể thực hiện thành công phong trào, tuy vậy ở mỗi trường học, mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau vì vậy chỉ dựa vào nội lực từ nhà trường thì rất khó để thực hiện phong trào này một cách toàn diện.

Để thực hiện tốt nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục và huy động nguồn lực trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực trước hết phải phát huy nguồn lực từ trong nhà trường. Giáo viên phải thực sự là người bạn của học sinh: có tấm lòng bao dung, thông cảm học sinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han, trò chuyện, động viên khen thưởng học sinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han, trò chuyện, động viên khen thưởng học sinh kịp thời biết lắng nghe ý kiến HS, khuyến khích học sinh tâm sự với mình để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em.

1.2. Những bài học kinh nghiệm.

a) Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, không chỉ riêng của ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự tham gia lớn của cả hệ thống chính trị.

b) Bản chất của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích mang lại hạnh phúc, niềm vui đi học cho trẻ. Đến

trường các em được vui chơi, thoải mái, vô tư, là niềm hạnh phúc cho gia đình nhà trường và xã hội.

c) Trường học thân thiện coi học sinh là trung tâm của quá trình học, học sinh được tự học, tự khẳng định, được tích cực tham gia học tập hết mình.

d) Đề cao các mối quan hệ trong nhà trường mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò, bao gồm các phương pháp dạy học và các hoạt động của các em học sinh tại trường.

g) Đóng góp chủ đạo trong cuộc vận động này hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp toàn diện về việc tổ chức, vì vậy mà người cán bộ quản lý phải chỉ đạo toàn thể cán bộ giáo viên phải chugn tay với nhà trường.

h) Ban giám hiệu phải xây dựng mối đoàn kết thực sự, liên kết một tập thể “Đoàn kết, vững mạnh”, không chia bè phái... ngăn chặn kịp thời các hành vi, tệ nạn, xã hội xâm nhập vào trường học, bố trí, thu xếp gọn gàng hàng quán, căn tin trong khu vực trường học.

i) Giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động của học sinh, công tác quản lý lớp phải làm sao cho học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, đến lớp phải học tập tích cực, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo... vì thế mà giáo viên chủ nhiệm phải tạo mối “thân thiện” sự tin yêu của chính học sinh và phụ huynh để các em học tập tốt. Giáo viên lên lớp có sử dụng đồ dùng dạy học, soạn giảng kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

k) Sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương như: UBND xã; Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học phường, Ban Đại diện cha mẹ HS, các cá nhân đóng góp tiền bạc, tập vở ủng hộ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến lớp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 40 -41 )

×