Giống và cách ngâm ủ

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG LÚA THƠM ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU VỪA CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU TỐT PHÙ HỢP VỚI TỈNH HẬU GIANG (Trang 115 - 119)

- Khối lượng 1000 hạt

4. Giống và cách ngâm ủ

Thực hiện trước khi sạ 3 ngày

Lọc khử giống bằng nước muối ở nồng độ 15% trong 15 phút, rữa lại bằng nước sạch rồi ngâm trong nước sạch 24 giờ, ủ 20-24 giờ. Trong quá trình ngâm giống cần thay nước ít nhất 1 lần để loại bỏ nước chua.

Để giúp hạt mau nảy mầm và nảy mầm đều khi ủ cần sốc, đảo, trộn để nhiệt độ đống ủ được phân phối đều, cần giữ sao cho nhiệt độ đống ủ ở khoảng 27-370C,

tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đống ủ.

Nếu nhiệt độ khơng khí thấp cần pha nước ấm để tưới hoặc phới nắng cho hạt hấp thụ nhiệt, tăng nhiệt độ và giúp cho đống ủ giữ nhiệt tốt.

Nếu nhiệt độ đống ủ quá cao, cần trải mỏng hạt giống ra và đảo trộn để làm giảm nhiệt độ đống ủ

Lượng giống : Sạ hàng (100 kg giống xác nhận cho 1 ha), có thể sạ lan với

lượng giống 120-150kg/ha

5. Bón phân

Cơng thức phân khuyến cáo cho vùng đất phèn:

- Vụ Hè Thu: 60-70 kg N + 40-50 kg P2O5 + 30-40 kg K2O - Vụ Đông Xuân: 80-90 kg N + 30-50 kg P2O5 + 30-40 kg K2O

- Vụ Thu Đông: áp dụng công thức phân tương tự như vụ Đông Xuân

Công thức phân khuyến cáo cho vùng đất phù sa:

- Vụ Hè Thu: 80-100 kg N + 40-60 kg P2O5 + 30-50 K2O - Vụ Đông Xuân: 90-120 kg N + 30-40 P2O5 + 30-50 kg K2O

- Vụ Thu Đông: áp dụng công thức phân tương tự như vụ Đơng Xn

Các thời điểm bón phân cho cây lúa:

- Bón lót (có thể): 1-2 ngày trước khi sạ - Bón thúc 1: 7-10 ngày sau khi sạ - Bón thúc 2: 20-25 ngày sau khi sạ

- Bón thúc 4 (ni hạt): phun dưỡng chất.

Cách bón:

- Bón lót: tồn bộ phân lân đơn hoặc ½ DAP - Thúc 1 (7-10): 1/3 urê + 1/3 kali

- Thúc 2 (20-25): 1/3 urê + ½ DAP + 1/3 kali - Thúc 3 (42-45): 1/3 urê + 1/3 kali còn lại

Vào giai đoạn 55-60 ngày sau khi sạ, có thể phun Nitrat kali (KNO3) trước và

sau trổ 1 tuần với liều lượng: 1-2% (150gr/bình 8 lít), phun 4-5 bình cho 1 cơng (1000m2).

6. Chăm sóc

30 ngày sau khi sạ : - Rút nước khô chân chim

- Đưa nước ngập 1/3 cây lúa trong 7/8 ngày 30 – 80 ngày sau khi sạ :

Chỉ đưa nước ngập xếp gò 80 ngày sau khi sạ :

Rút nước khô chuẩn bị thu hoạch.

Làm cỏ: Kết hợp sử dụng hóa chất (các loại thuốc tiền, hậu nẩy mầm, ...) và làm cỏ bằng tay để kiểm soát cỏ dại tối đa từ lúc gieo đến thu hoạch nhằm hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa.

Phòng trừ sâu bệnh: Các dịng lúa được chọn có chất lượng tốt, chống chịu với bệnh đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá, nên áp dụng chương trình 3 Giảm - 3 Tăng để giảm áp lực sâu bệnh và thăm đồng thường xuyên để phát hiện phòng trị kịp thời.

Một số sâu bệnh chính cần lưu ý:

- Sâu cuốn lá, sâu ống, bù lạch, rệp gié: Có thể tấn công ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng.

- Bệnh đạo ôn: Phòng khi vết bệnh vừa xuất hiện, lưu ý nhất là giai đoạn từ làm đòng đến trổ.

- Bệnh cháy bìa lá: Do vi khuẩn gây bệnh, không có thuốc trị, phịng bệnh là chính. Phịng bằng biện pháp canh tác, sạ thưa hoặc sạ hàng, bón phân cân đối.

7. Thu hoạch

Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày nên rút khô nước trong ruộng giúp tập trung chất khơ lúa chín nhanh. Nên thu hoạch khi lúa vừa chín tới (85 - 90%) và phơi, sấy ẩm độ phải đạt 14 - 15%. Tránh trường hợp để chín quá sẽ hao hụt nhiều, xay xát dễ gãy, vỡ hạt, giảm chất lượng sản phẩm.

PHỤ LỤC 3

CÁC HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Khảo nghiệm sản xuất vụ Đông Xuân 10-11 tại huyện Vị Thủy

Khảo nghiệm sản xuất vụ Đông Xuân 10-11 tại huyện Châu Thành A

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG LÚA THƠM ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU VỪA CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU TỐT PHÙ HỢP VỚI TỈNH HẬU GIANG (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)