Khảo nghiệm sản xuất

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG LÚA THƠM ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU VỪA CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU TỐT PHÙ HỢP VỚI TỈNH HẬU GIANG (Trang 70 - 78)

- Bước 1: chuẩn bị mẫu

3.3Khảo nghiệm sản xuất

3.3.1 Chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 2010, Đông Xuân 2010-2011

Bảng 3.10 Chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 10, Đông Xuân 10-11 tại huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy tỉnh Hậu Giang

TGST (ngày) (ngày) Cao cây (cm) Bông/m2 (bông) Dài bông (cm) Chắc/bông (hạt) TL hạt chắc (%) KL. 1000 hạt NSTT (tấn/ha) Địa điểm Tên

giống/dòng HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX BN3 90 90 88,8 90,5 311 425 22,9 21,8 88 103 63,8 77,9 27,03 27,03 6,81 7,63 TP7 97 95 89,6 89,6 299 413 23,0 21,9 103 118 67,4 81,0 27,23 27,23 6,28 7,05 Châu Thành A Jasmine85 ĐC 105 100 90,6 89,8 291 407 23,4 22,2 99 114 67,6 81,6 26,00 26,97 5,49 7,22 BN3 90 90 90,2 90,5 195 183 25,1 24,6 105 122 71,6 80,3 27,51 27,97 6,97 7,96 TP7 97 95 90,9 89,6 231 219 24,5 24,1 97 132 68,6 77,3 27,00 27,66 6,51 7,5 Phụng Hiệp Jasmine85 ĐC 105 100 90,4 89,9 393 381 25,1 24,7 87 122 70,3 79,0 27,49 27,27 5,54 6,77 BN3 95 90 87,6 93,5 276 284 26,4 24,0 128 122 73,3 88,3 27,75 27,70 6,64 7,96 TP7 95 95 88,9 94,9 371 379 27,3 24,8 127 132 76,8 77,3 27,89 27,90 6,59 6,5 Vị Thủy Jasmine85 ĐC 100 100 81,8 115,2 234 242 28,7 26,2 99 122 67,4 79,0 27,20 27,70 6,56 6,77

Kết quả chỉ tiêu nông học thành phần năng suất khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 10 và Đông Xuân 10-11 tại Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy cho thấy thời gian sinh trưởng của giống/dòng BN3 ở 3 địa điểm trong 2 vụ là 90 ngày là giống/dịng có thời gian sinh trưởng thấp nhất so với giống/dòng TP7 là 95 ngày và giống đối chứng Jasmine85 là 100-105 ngày.

Kết quả chiều cao cây được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy giống/dịng BN3 biến thiên trong khoảng từ 87-93 cm, giống/dịng TP7 có chiều cao cây tương đương với giống/dòng BN3 ở cả 3 địa điểm Châu Thành A, Phụng Hiệp và Vị Thủy, chiều cao cây của giống Jasmine85 đối chứng khá cao 81-115 cm. Nhìn chung, chiều cao cây của cả 3 giống/dòng này cho thấy chiều cao cây ở vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu có thể là do ảnh hưởng của điều kiện đất đai, thời tiết, phân bón…

Số bơng/m2 của 3 giống/dịng ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu ở 3 địa điểm cho thấy số bông/m2 ở vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu cụ thể số bông/m2 của giống/dịng BN3 là 195 – 425 bơng/m2, giống/dịng TP7 là 219 – 413 bơng/m2, giống Jasmine85 đối chứng có số bơng/m2 trong khoảng 234 – 407 bơng/m2. Kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cho thấy số bông/m2 ở huyện Châu Thành A trong vụ Đông Xuân 10-11 là cao nhất điều này cũng góp phần làm cho năng suất lúa trong vụ Đông Xuân ở huyện Châu Thành A là cao nhất.

Chiều dài bơng của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất 2 vụ Hè Thu 2010 và Đông Xuân 2010-2011, 3 điểm Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy, chiều dài bơng của giống/dịng BN3 21 – 25 cm, giống/dòng TP7 (21 – 27 cm), giống Jasmine85 đối chứng có chiều dài bơng trong khoảng 22-28 cm, giống Jasmine85 đối chứng có chiều dài bơng tương đối dài hơn 2 giống/dòng BN3 và TP7.

Số hạt chắc/bơng cũng góp phần làm tăng năng suất, giống lúa có số hạt chắc/bơng càng cao thì năng suất càng cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Số hạt chắc/bơng được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy số hạt chắc/bơng của giống/dịng BN3 trong khoảng 88 – 128 hạt chắc/bơng, giống/dịng TP7 (97 - 132 hạt chắc/bông), giống Jasmine85 đối chứng (87 – 122 hạt chắc/bông).

Tỷ lệ hạt chắc trên bơng được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ hạt chắc/bơng của giống/dịng BN3 ở 3 huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy trong khoảng 63 – 80 % hạt chắc/bông chiếm tỷ lệ hạt chắc/bơng khá cao, giống/dịng TP7 (67 – 81 % hạt chắc/bông), giống Jasmine85 đối chứng (67 – 88 % hạt chắc/bông).

Kết quả khối lượng 1000 hạt được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy khối lượng 1000 hạt của cả 3 giống/dịng lúa thí nghiệm trong 2 vụ ở 3 địa diểm tương đối ổn định. Khối lượng 1000 hạt của giống/dòng BN3 khoảng 27,03 g, giống/dòng TP7 (27,23 g), giống Jasmine85 đối chứng (26,97g).

Năng suất thực tế của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.10 cho thấy vụ Hè Thu 2010 năng suất thực tế của giống/dòng BN3 khoảng 6,64 – 6,97 tấn/ha ổn định giữa 3 địa điểm thí nghiệm, giống/dòng TP7 khoảng 6,28 – 6,59 tấn/ha ổn định giữa 3 địa điểm, giống Jasmine85 đối chứng có năng suất thực tế vụ Hè Thu 2010 5,49 – 6,56 tấn/ha, giống Jasmine85 đối chứng có năng suất thực tế tại huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp tương đương nhau (5,49 – 5,54 tấn/ha), riêng năng suất thực tế tại huyện Vị Thủy cao hơn 6,56 tấn/ha. Năng suất thực tế vụ Đông Xuân 2010-2011 cao hơn so với vụ Hè Thu 2010 ở cả 3 giống/dịng lúa thí nghiệm và ở 3 địa điểm. Năng suất thực tế giống BN3 vụ Đông Xuân 10-11 (7,63 – 7,96 tấn/ha) ổn định qua 3 địa điểm, giống dòng TP7 (6,5 – 7,5 tấn/ha) năng suất thực tế của giống/dòng TP7 tại huyện Vị Thủy (6,5 tấn/ha) thấp hơn tại Châu Thành A, Phụng HIệp, năng suất thực tế vụ Đông Xuân 10-11 của giống Jasmine85 đối chứng (6,77 – 7,22 tấn/ha) cao nhất tại Châu Thành A, thấp hơn tại Phụng Hiệp, Vị Thủy. Trong vụ Đông Xuân 10- 11 năng suất thực tế của giống Jasmine85 đối chứng thấp hơn so với 2 giống/dòng BN3 và TP7.

3.3.2 Chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 10 và Đông Xuân 10-11 tại 3 điểm Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy tỉnh Hậu Giang

Bảng 3.11 Đánh giá chung về chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 10 và Đông Xuân 10-11 tại 3 điểm Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy tỉnh Hậu Giang

Chiều dài hạt gạo Dạng hạt Độ bền gel (cấp) Độ trở hồ (cấp)

STT Tên giống/dòng Dài (mm) Phân dạng D/R Phân dạng A (%) P (%) Cấp Phân nhóm Cấp Phân nhóm Mùi thơm

1 BN3 7,60 Dài 3,62 Thon dài 17,54 a 9,20 a 5 Trung bình 3 Cao 2

2 TP7 7,41 Dài 3,01 Thon dài 14,97 b 9,35 a 1 Rất mềm 5 Trung bình 2

3 Jasmine ĐC 7,31 Dài 3,24 Thon dài 15,32 b 7,17 b 1 Rất mềm 6 Thấp 2

F * *

CV (%) 4,21 3,54

Chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của 3 giống/dòng lúa trong khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu 10, Đông Xuân 10-11 tại 3 điểm Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy được trình bày qua Bảng 3.11 cho thấy chiều dài hạt gạo của giống/dòng BN3 là 7,6 mm và dạng hạt gạo thuộc dạng thon dài, giống/dịng TP7 có chiều dài hạt gạo là 7,41 mm và dạng hạt thuộc dạng thon dài, giống Jasmine85 đối chứng có chiều dài hạt gạo là 7,31 mm cũng có dạng hạt là thon dài. Cả 3 giống/dòng này đều có dạng hạt gạo thon dài phù hợp với yêu cầu xuất khẩu.

Kết quả hàm lượng amylose cũng được trình bày qua Bảng 3.11 cho thấy cả 3 giống/dịng lúa thí nghiệm đều có hàm lượng amylose < 18 % thuộc nhóm gạo dẻo, hàm lượng amylose của giống/dòng BN3 là 17,54 %, giống/dòng TP7 (14,97 %), và giống Jasmine85 đối chứng (15,32%). Hàm lượng amylose của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hàm lượng protein của giống/dòng BN3 là 9,20 %, giống/dòng TP7 là 9,35 %, và giống/dòng Jasmine85 đối chứng là 7,17 % thấp hơn giống/dòng BN3 và TP7. Cả 2 giống/dịng BN3 và TP7 có hàm lượng amylose và hàm lượng protein đạt mục tiêu đề tài đề ra. 3 giống/dịng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Độ bền thể gel của giống/dịng BN3 thuộc nhóm trung bình (cấp 5), độ bền thể gel của giống/dòng TP7 và giống Jasmine85 đối chứng thuộc nhóm rất mềm (cấp 1), kết quả được trình bày qua Bảng 3.11.

Độ trở hồ của giống/dòng BN3 thuộc cấp 3, TP7 (cấp 5) và giống Jasmine85 đối chứng có độ trở hồ cấp 6.

Kết quả trắc nghiệm tính thơm bằng KOH 1,7% cho thấy cả 3 giống/dịng lúa thí nghiệm đều được đánh giá là thơm cấp 2. Kết quả trắc nghiệm tính thơm cịn được đánh giá qua kết quả điện di DNA.

* Kiểm tra tính thơm bằng kỹ thuật DNA

Hình 3.10 Phổ điện di PCR của 3 giống/dòng lúa thơm

Giếng 1: Thang chuẩn Smartladder (Eurogentec) Giếng 2: OM1490 (đối chứng không thơm) Giếng 3: BN3

Giếng 4: TP7

Giếng 5: Jasmine85 đối chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phổ điện di PCR của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm (Hình 3.10) cho thấy các giếng có xuất hiện band chung với kích thước khoảng 580 bp và tất cả các giếng này cũng đều xuất hiện band thơm có kích thước 257 bp, riêng giống đối chứng khơng thơm OM1490 thể hiện tính khơng thơm qua band 355 bp. Cả 3 giống/dòng BN3, TP7 và giống Jasmine85 đối chứng đều thể hiện tính thơm, kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả trắc nghiệm tính thơm băng KOH 1,7 %. việc sử dụng bốn mồi ESP, IFAP, INSP và EAP trong cùng phản ứng PCR để đánh giá tính thơm cho hiệu quả khá cao.

1 2 3 4 5 500 bp 500 bp 400 bp 300 bp 200 bp 100 bp 600 bp 257 bp 355 bp 580 bp

3.3.3 Tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng vụ khảo nghiệm sản xuất

* Đánh giá chung về tình hình sâu bệnh trong vụ Hè Thu 2010 và Đông Xuân 2010-2011 tại tỉnh Hậu Giang (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Rầy nâu: Có xuất hiện rầy di trú vào đèn, mật số từ 500 - 10.000 con/đèn, có nơi cao nhất 30.000 con/đèn. Qua kiểm tra thực tế rầy xuất hiện ngoài đồng là 1.001 ha diện tích lúa nhiễm. Trong đó, có 5 ha diện tích lúa nhiễm trung bình và diện tích cịn lại nhiễm nhẹ, tập trung ở hầu hết các huyện, thị, thành.

Bệnh đạo ôn cổ bông: trong tháng xuất hiện 448 ha diện tích lúa nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn đòng-trổ, với tỷ lệ bệnh từ 3-5%, phân bố ở hầu hết các huyện, thị, thành.

Hiện tượng lem lép hạt: trong tháng có 2.006 ha diện tích lúa bị nhiễm nhẹ, tỷ lệ bệnh từ 5-10%, phân bố ở hầu hết các huyện, thị, thành.

Ngòai ra, một số sâu bệnh hại khác có xuất hiện như: bọ xít hơi, bạc lá, đốm nâu, sâu keo…nhưng mật số, tỷ lệ gây hại khơng đáng kể.

* Tình hình sâu bệnh của 3 giống/dòng lúa thí nghiệm trong vụ Hè Thu 10 và Đông Xuân 2010- 2011 tại Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy

Bảng 3.12 Đánh giá chung về khả năng kháng rầy nâu, bệnh cháy lá của 3 giống/dịng lúa thí nghiệm cụ Hè Thu 10 và Đông Xuân 10-11 tại Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy

STT Giống/dòng Rầy nâu (cấp) Cháy lá (cấp)

1 BN3 1 1

2 TP7 3 4

3 Jasmine85 9 6

Qua ghi nhận về tình hình rầy nâu trên ruộng thí nghiệm thì thấy có xuất hiện rầy nhiều hơn so với vụ Hè Thu 09 và Đơng Xn 09-10, giống/dịng BN3 được đánh giá là kháng rầy cấp 1 và giống TP7 được đánh giá là hơi kháng cấp 3, giống/dịng BN3 khơng bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (cấp 0), giống Jasmine 85 được đánh giá là rất nhiễm (cấp 9) ở cả 3 điểm trong 2 vụ (Bảng 3.12).

Bệnh cháy lá cũng được ghi nhận qua Bảng 3.10 cho thấy giống/dòng BN3 kháng bệnh cháy lá (cấp 1), TP7 được đánh giá là hơi kháng (cấp 4), riêng giống Jasmine85 nhiễm bệnh cháy lá (cấp 6).

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đốm vằn, bạc lá,… có xuất hiện rãi rác nhưng không gây thiệt hại, không phát sinh dịch bệnh.

3.3.4 Đánh giá độ thuần bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE

Kết thúc vụ khảo nghiệm sản xuất 2 giống/dòng BN3 và TP7 được chọn được tiến hành kiểm tra độ thuần bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE (Hình 3.11).

Theo Hình 3.11 giếng 1-3 là giống Jasmine85 đối chứng, ta thấy giống này chưa thuần vì có giếng số 3 band waxy đậm hơi giếng 1 và giếng 2, 2 giống/dòng BN3 và TP7 được đánh giá là thuần vì các bang protein ăn màu đậm nhạt giống nhau và có band waxy 60 Kda nhạt chứng tỏ hai giống/dịng này có hàm lượng amylose thấp và band -glutelin đậm chứng tỏ có hàm lượng protein cao.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 M 66,3 KDa 66,3 KDa 45 KDa 35 KDa 28 KDa 18,4 KDa 14,4 KDa 116 KDa Waxy 60 KDa Proglutelin 57 KDa -glutelin 37-39 KDa Globulin 26 KDa Β-glutelin 22-23 KDa Prolamin 16 KDa Prolamin 13 KDa

Hình 3.11 Phổ điện di protein tổng số giống/dòng BN3 và TP7

Giếng 1-3: giống Jasmine85 ĐC Giếng 4-6: giống/dòng BN3 Giếng 7-9: giống/dòng TP7 Giếng 10: Marker

Chương 4

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG LÚA THƠM ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU VỪA CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU TỐT PHÙ HỢP VỚI TỈNH HẬU GIANG (Trang 70 - 78)