Các xã viên trong Hợp tác xã khi tham gia thực hiện mô hình VietGAP đã được
* Chuyên gia trường Đại học Cần Thơ tập huấn 4 lớp cho hơn 100 nông dân, và đào tạo được 3 kỹ thuật viên cho cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống thực hành Nông nghiệp tốt VietGAP (phân tích mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người lao động, môi trường cho nông hộ, Lựa chọn vùng sản xuất giống và gốc ghép: Quản lý đất; Thuốc Bảo vệ thực vật và hóa chất; Phân bón, chất bón bổ sung và nguồn nước; Thu hoạch, sơ chế, đóng gói rau quả tươi; Ghi chép hồ sơ và truy nguyên nguồn gốc; Nhận thức về quản lý nhóm nông hộ sản xuất theo VietGAP; Nhận thức về tuân thủ các quy trình về sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm; Nhận thức về thanh tra nội bộ- Đánh giá nội bộ).
- Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu (bao gồm kỹ thuật trồng và chăm sóc, giống trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, tưới nước, thu hoạch)
- Tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM
Qua tập huấn, đa số bà con nông dân đều nhận thấy kỹ thuật trồng dưa hấu đặc biệt dưa hấu hạt lép là một kỹ thuật mới khác nhiều so với việc trồng dưa hấu trước đây. Ngoài ra, bà con nông dân biết sản xuất theo hướng an toàn sử dụng phân hữu cơ, thuốc sinh học, thuốc hóa học không có trong danh mục cấm.
* Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị thủy và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản -Trung tâm Vùng 6 hướng dẫn về việc xây dựng hệ thống quản lý sản xuất tại mỗi nông hộ
- Tập huấn về sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV, và an toàn lao động (phụ lục 5).
Cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn bà con về cách xây dựng kho chứa phân bón, thuốc BVTV. Nhà vệ sinh, nơi xử lý chất thải mõi hộ có một nơi riêng.
Ngoài những lớp tập huấn cho các hộ nông dân, còn cử cán bộ kỹ thuật tư vấn thường xuyên giám sát, hướng dẫn các xã viên thực hiện tốt quy trình VietGAP.
3.2.2.4. Hướng dẫn các biểu mẫu để đạt tiêu chuẩn VietGAP * Nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng:
Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân cách ghi chép hồ sơ và kiểm tra hồ sơ ghi chép hàng ngày và cách khắc phục (phụ lục 6)
Kết quả đạt được là nông dân đã ghi được nhật ký đồng ruộng, có thể theo dõi được quy trình canh tác của hộ, hoạch toán được giá trị kinh tế sau mỗi vụ sản xuất
nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom rác thải nông nghiệp.
Hồ sơ sổ nhật ký ghi chép bao gồm:
- Nhật ký đồng ruộng: ghi chép lại các hoạt động diễn ra trong ruộng dưa hấu hằng ngày
- Nhật ký mua phân bón, sử dụng và dự trữ phân bón, những khuyến cáo sử dụng phân bón
- Nhật ký mua thuốc, sử dụng và dự trữ thuốc BVTV, kế hoạch phun thuốc. - Nhật ký thu hoạch
- Hồ sơ về lịch đất đai, nguồn gốc hạt giống - Hợp đồng của thương lái/doanh nghiệp - Hồ sơ về an toàn sức khỏe cho người lao động
Cử cán bộ tham gia dự án theo sát quản lý 2-3 hộ trong mô hình, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn nông dân ghi chép sổ sách, nhật ký sản xuất để kịp thời giúp đỡ nông dân những vấn đề mà các hộ chưa nắm được.
* Chủ nhiệm HTX áp dụng hệ thống tài liệu, lưu trữ tài liệu tại văn phòng HTX
- Các loại dánh sách: danh sách các lớp tập huấn, danh sách xã viên trong HTX, …
- Hồ sơ đào tạo: các tài liệu tập huấn, …
- Hồ sơ các hợp đồng: hợp đồng bao tiêu giữa HTX với công ty bao tiêu.
- Hồ sơ kiểm nghiệm mẫu: các kết quả phân tích mẫu đất, nước và trái của xã viên HTX.
- Hồ sơ kiểm tra, thanh tra và đánh giá nội bộ…
* Soạn thảo tài liệu và hồ sơ
- Xây dựng các thủ tục và biểu mẫu dành cho hệ thống quản lý chất lượng - Xây dựng các tài liệu dành cho nông hộ sản xuất dưa hấu VietGAP
3.2.2.5. Phân tích mẫu đất, nước và trái dưa hấu
Trong thời gian triển khai, trên cơ sở các nông dân đã áp dụng đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn. Nhóm làm dự án tiến hành lấy mẫu đất, nước và trái phân tích các mối nguy ô nhiễm.
Kết quả Bảng 3.11 cho thấy mẫu đất trên ruộng dưa hấu VietGAP có các chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng đạt theo mức yêu cầu của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
về giới hạn cho phép của kim loại nặng theo QCVN 03: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường
Bảng 3.12 Kết quả phân tích đất trên các ruộng dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1, xã Vị Thuận Tây, huyện Vị Thủy
Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg)
Kết quả thử nghiệm Yêu cầu của
tiêu chuẩn Đánh giá
01Đ 03Đ 04Đ 05Đ Asen (As) KPH KPH KPH KPH 12 Đạt Cadimi (Cd) 1,09 0,86 1,38 0,85 2 Đạt Chì (Pb) 35,5 34,8 53,7 36,2 70 Đạt Đồng (Cu) 17,8 18,1 50 Đạt Kẽm (Zn) 38,5 35,4 200 Đạt
Ghi chú: KPH: không phát hiện
Kết quả Bảng 3.12 cho thấy mẫu nước tưới ruộng dưa hấu VietGAP có các chỉ tiêu đạt theo mức yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 6773:2000, Chất lượng nước dùng cho thủy lợi
Bảng 3.13 Kết quả phân tích nước trên các ruộng dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1, xã Vị Thuận Tây, huyện Vị Thủy
Hàm lượng kim loại nặng (mg/l)
Kết quả thử nghiệm Yêu cầu của
tiêu chuẩn Đánh giá
01Đ 03Đ 04Đ 05Đ
Cadimi (Cd) KPH KPH KPH KPH 0,001 Đạt
Chì (Pb) KPH KPH 0,001 0,003 0,01 Đạt
Asen (As) 0,003 0,002 0,003 0,004 0,1 Đạt
Thủy ngân (Hg) KPH KPH KPH KPH 0,1 Đạt
Ghi chú: KPH: không phát hiện
Sau khi áp dụng đúng quy trình của việc sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi đã phân tích các chỉ tiêu trên mẫu trái để đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm. Kết quả Bảng 3.13 cho thấy không phát hiện được hàm lượng kim loại nặng As, Pb, Hg, Cd, Hàm lượng Nitrate, dư lượng thuốc BVTV trong trái dưa hấu. Như vậy sản phẩm dưa hấu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP
Bảng 3.14 Kết quả phân tích mẫu trái dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1, xã Vị Thuận Tây, huyện Vị Thủy
Chỉ tiêu kiểm tra
Kết quả thử nghiệm Yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật Đánh giá 01T 02T 04T 05T Asen (As) KPH KPH KPH KPH ≤ 1 Đạt Chì (Pb) KPH KPH KPH KPH <0,1 Đạt Thủy ngân (Hg) KPH KPH KPH KPH <0,05 Đạt Cadimi (Cd) KPH KPH KPH KPH <0,05 Đạt
Nitrate KPH KPH KPH KPH 60 Đạt
Imidacloprid KPH KPH KPH KPH 0,2 Đạt
Fipronil KPH KPH KPH KPH 0,2 Đạt
Abamectin KPH KPH KPH KPH 0,01 Đạt
Ghi chú: KPH: không phát hiện
3.2.2.6. Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận và thuê tổ chức đánh giá
- Hướng dẫn lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP từ các tổ chức chứng nhận VietGAP đang hoạt động ở Việt Nam
- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP (Phụ luc 7)
- Thuê tổ chức đánh giá độc lập: Vào ngày 28/02/2011, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản -Trung tâm Vùng 6 đã tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống thực hành nông nghiệp tốt của HTX.
- Quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP thực hiện 55/68 tiêu chí (từ tiêu chí 34 – 46 không thực hiện) theo Phụ lục IXB kèm theo Thông tư 48/2012/TT- BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
3.2.2.7. Triển khai mô hình
Mô hình trồng dưa hấu tại xã ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Thực hiện 3 vụ dưa hấu là (1) vụ Đông xuân 2010-2011, (2) vụ Hè Thu 2011 và (3) vụ Đông Xuân 2011- 2012
* Kỹ thuật canh tác chính được cải tiến Bảng 3.15. kỹ thuật canh tác dưa hấu
DiÖn tÝch = (1.000m2)
NSKG Ngày dự kiến Công việc thực hiện
- 5 - 8 15-19/11/2012
- Đào líp đôi 3,3 – 3,5m; rãnh tưới 40 – 50cm; rãnh thoát 20cm.
- Bón lót 50kg vôi bột trên mặt líp, xới đều mặt đất.
- 2 21/11/2012
- Trộn các loại phân bón lót: 100kg phân hữu cơ (tùy loại, tùy lượng, rãi đều mặt líp) + 30kg NPK (16 - 16 – 8, từ mé rãnh tưới vào trong khoảng 60 – 80cm), và tưới 1kg chế phẩm sinh học Tricoderma.
- Đậy màng phủ: tưới đẫm mặt líp trước khi đậy màng phủ, khổ 1m6, k/c trồng 0,5m.
0 giờ 6 giờ, 23/11/2012 lạnh).- Ngâm 50 – 60gr hạt giống trong nước ấm (2 soi + 3
5 giờ 11 giờ, 23/11/2012
- Ủ hạt (quấn 1 lớp vải – 1 lớp hạt), sau 24 – 30 giờ hạt nhú mầm. Vụ Tết, ban đêm nên ủ hột trong thùng có đặt bóng đèn 5Watt.
36 giờ 6 giờ, 25/11/2012 bệnh, rãi Basudin hạt (4 muỗng canh) quanh khu vực- Vô bầu có trộn thuốc Copper B (2 muỗng canh) ngừa vườn ươn ngừa kiến, dự trù 5 – 10% bầu.
+ 5 30/11/2012 - Cấy cây con ra đồng, rãi Basudin (5 hạt/gốc) quanh gốc (khoảng 1- 2kg/1.000m2), 1.100 cây/1.000m2.
- Tưới thấm: cho nước vào rãnh cách đỉnh líp 10cm lúc cây chưa bò và cách 20 – 25cm lúc cây mang trái, nước sẽ thấm lên đỉnh, 3 – 5 ngày tưới 1 lần;
- Ngắt đọt: cây con 4 – 6 lá thật, tiến hành ngắt đọt, chừa 2 nhánh tốt nhất; sau khi để trái (1 trái/cây), tiến hành ngắt đọt 2 nhánh phụ.
+ 15 - 20 10 - 15/12/2012
- Bón thúc lần 1: 30 - 40kg NPK (16 -16 - 8) + 1kg Ca(NO3)2 + tưới 100CC Risopla V + 1/3 lít Super Hume + 1/3 lít phân cá vén màng phủ phía dây bò sau này. + 25 20/12/2012
- Sửa dây: bò theo hướng cố định, không chồng chéo lên nhau, loại bỏ tất cả các dây chèo – chỉ để lại 1 - 2 nhánh phụ trên thân chính.
+ 33 28/12/2012 ngày, lúc hoa trổ rộ.- Úp nụ: úp vào buổi sáng (6 - 8 giờ), liên tục khoảng 5
+ 35 31/12/2012
- Bón thúc lần 2: 15 - 20kg NPK (16 - 16 - 8) + 3kg Ca(NO3)2 + tưới 100CC Risopla V + 1/3 lít Super Hume + 1/3 lít phân cá vén màng phủ phía còn lại.
+ 38 03/01/2013 chính (hoặc vị trí thứ 2 lá 8 - 14/ nhánh phụ).- Tuyển trái: Vị trí trái thứ 3, lá thứ 14 - 20/thân dây + 45 10/01/2013 - Tưới Calcium (2kg)
+ 50 15/01/2013 - Tưới 3kg KCl
+ 55 20/01/2013 - Giảm từ từ rồi ngưng tưới nước, tưới 5kg KCl + 60 25/01/2013 - Thu hoạch
- Giống dưa hấu: Mặt trời đỏ (hạt lép), Thành Long 522 có khả năng kháng bệnh, chất lượng rất cao, độ ngọt 12-14 o brix, đang được người tiêu dùng ưu chuộng.
- Màng phủ nông nghiệp: sử dụng khổ rộng 1,6 m.
- Ngắt đọt cây con: Khi cây có 4-6 lá thật (không tính 2 lá mầm) tiến hành ngắt bỏ đọt thân chính, sau đó cây đâm nhiều nhánh, tỉa chừa lại 2 nhánh tốt nhất, sau khi
cây có trái (chọn trái tốt để lại loại bỏ trái sấu), tiến hành ngắt bỏ đọt của 2 chồi (chỉ có 1 chồi mang trái), vị trí ngắt đọt ít nhất cách trái 5-6 lá..
- Sử dụng dầu khoáng: giảm sâu bệnh, có tác dụng phòng ngừa trước, không ảnh hưởng xấu môi trường (thay vì phun thuốc phòng trị).
- Sử dụng phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học: sản phẩm an toàn và chất lượng cao hơn (thay vì chỉ sử dụng thuốc hóa học).
* Nông dân tham gia
Nông dân trong HTX có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng dưa hấu vụ tết (chính vụ) và các giống dưa hấu thông thường (Hắc Mỹ Nhân, Tiểu Long, Bảo Long…) và giá cả bấp bênh (do không có đầu ra ổn định) các nên rất ngại khi cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT đặc vấn đề hợp tác thực hiện mô hình.
* Hiệu quả kinh tế
Qua 3 vụ trồng dưa hấu hiệu quả kinh tế được trình bày ở Bảng 3.14 cho thấy - Chi phí: trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình 85 triệu đồng/ha (giống Mặt trời đỏ 100 triệu đồng/ha và giống Thành Long 70 triệu đồng/ha) thấp hơn so với chi phí trồng dưa hấu không theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình 97,5 triệu đồng/ha, chi phí chênh lệch này là do trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nông dân sử dụng thuốc BVTV và phân bón hợp lý hơn.
- Thu nhập: trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình 155,5 triệu đồng/ha (giống Mặt trời đỏ 196 triệu đồng/ha và giống Thành Long 115 triệu đồng/ha) cao hơn so với thu nhập trồng dưa hấu không theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình 104,5 triệu đồng/ha, Thu nhập chênh lệch này là do trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất ổn định và giá bán cao hơn vì có doanh nghiệp Ecofarm tiêu thụ.
- Lợi nhuận: tiêu chuẩn VietGAP trung bình 70,5 triệu đồng/ha (giống Mặt trời đỏ 96 triệu đồng/ha và giống Thành Long 45 triệu đồng/ha) cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận trồng dưa hấu không theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình 7 triệu đồng/ha. Lợi nhuận rất hấp dẫn người dân trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bảng 3.16 Chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 1000m2
STT Nội dung chi Số lượng Đơn giá(1.000 đồng)
Thành tiền
(1.000 đồng) Ghi chú
1 Lao động trực tiếp (ngày công) 45 100 4.500 Vốn dân
1.1 - Công làm đất 4 100 400
1.2 - Công lên líp 3 100 300
1.3 - Công gieo trồng 1 100 100
1.5 - Công thu hoạch 1 100 100 2 Nguyên vật liệu 2.130 2.1 - Giống 2 thẻ 640 1.280 2.2 - Màng phủ nông nghiệp 500m 1,5 750 - Vôi bột 100kg 1 100 2.3 - Phân bón 1.500
2.4 + Phân hữu cơ: 300kg 3 900
2.5 + Phân hóa học 80kg 12 960 60% vốn dân
2.6 - Thuốc trừ sâu, bệnh 500
* Thuốc xử lý đất 100g Trichomix 10
2.7 - Linh tinh (thùng bảo quản, lưới, dây chì, …) 500
Cộng: 9.500
Thu hoạch 4000kg 5,5 22.000
Lợi nhuận 12.500
Bảng 3.17 Chi phí sản xuất ngoài mô hình
STT Nội dung chi Số lượng Đơn giá(1.000 đồng) Thành tiền (1.000 đồng) Ghi chú 1
Lao động trực tiếp (ngày
công) 50 100 5.000 Vốn dân
1.1 - Công làm đất 5 100 500
1.2 - Công lên líp 3 100 300
1.3 - Công gieo trồng 1 100 100
1.4 - Công chăm sóc 40 100 4.000
1.5 - Công thu hoạch 1 100 100
2 Nguyên vật liệu 2.130
2.1 - Giống 2 thẻ 640 1.280
- Vôi bột 100kg 1 100
2.3 - Phân bón 960
2.4 + Phân hữu cơ:
2.5 + Phân hóa học 80kg 12 960 60% vốn dân
2.6 - Thuốc trừ sâu, bệnh 700
* Thuốc xử lý đất
2.7 - Linh tinh (thùng bảo quản, lưới, dây chì, …) 500
Cộng: 9.290
Thu hoạch 3000kg 3,5 10.500
Lợi nhuận 1.210
* Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
+ Chủ trì hội thảo: Bà Trần Thị Ba, PGS.TS chuyên gia tư vấn dự án
Bà Trần Hồng Tim, Kỹ sư Nông nghiệp - Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT Vị Thủy (Chủ nhiệm đề tài)
+ Địa điểm: tại hộ ông Võ Văn Năng, Vĩnh Thuận Tây, diện tích 12.000m2
+ Thời gian: 8 giờ, ngày 11/05/2011 - Thành phần tham dự:
. Ông : Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng trạm Khuyến nông khuyến ngư . Ông : Phan Văn Bình, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật
. Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông, Chính quyền địa phương, khoảng 60 nông dân.
. Đại diện Báo, đài tỉnh, huyện đưa tin kịp thời. - Nội dung:
+ Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT-Chủ nhiệm đề tài khai mạc và trình bày mục đích yêu cầu và trao đổi kỹ thuật với nông dân
+ Nông dân tham gia xây dựng mô hình dưa hấu báo cáo những thuận lợi, khó