Nguyễn Tuân cũng ngụ ý rằng chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở chiến trường mà ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, đang vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo Trí dũng

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn thi đại học môn văn cực hay (Trang 37 - 39)

C. QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TÁC GIẢ

2. Nguyễn Tuân cũng ngụ ý rằng chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở chiến trường mà ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, đang vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo Trí dũng

trong cuộc sống của nhân dân ta, đang vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường. Người lái đò Sông Đà là một biểu tượng của con người chiến thắng và chinh phục thiên nhiên.

III. KẾT BÀI

Qua hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm về con người. Con người, bất kể địa vị nghề nghiệp gì, nếu hết lòng và thành thạo với công việc của mình thì bao giờ cũng đáng trọng. Chính Nguyễn Tuân cũng là một người hết mình và tài ba trong nghề văn. – Cũng qua bài tùy bút Người lái đò Sông Đà, người đọc thấy rõ tấm lòng nặng nghĩa với cuộc

đời, với cái đẹp, với non sông đất nước của Nguyễn Tuân.

Y~Z

ĐỀ 16

Bố cục và nội dung bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông Phần 1. Từ đầu Æ “ … những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”

Nhìn từ cội nguồn, sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với Trường Sơn. Trong mối quan hệ này:

+ Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già”

+ Sông Hương hiện ra như “Cô gái Đigan phóng khoáng và man dại”.

+ khi thì với nhiều tiết tấu hùng tráng và dữ dội “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” và “mãnh liệt qua ghềnh thác, lúc thì “diụ dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên”

Sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt và hoang dại,

đầy cá tính.

Phần 2. tiếp theo → “… tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương, xứ sở”

Đoạn này nói về mối quan hệ của sông Hương với kinh thành Huế:

– Sông Hương đã trải qua những hành trình gian khổ và nhiều thử thách để trở thành “người tình” dịu dàng và chung thuỷ với kinh thành Huế.

⇒ lối viết tinh tế, bay bổng và lãng mạn, khiến người đọc liên tưởng như câu chuyện cổ tích về tình yêu nhuốm màu thi vị. Dòng sông như một cô gái – một tình nhân trong cuộc kiếm tìm tình nhân.

– Khi vềđồng bằng – vùng ngoại vi thành phố giữa đồng bằng Châu Hoá đầy hoa dại:

+ Sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.

+ Qua khỏi vùng núi, sông Hương như được chàng hoàng tử đa tình đánh thức, khiến nàng sông Hương bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”; “vòng một khúc quanh đột ngột” để “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ” một cách âu

yếm.

+ Hành trình của Hương giang vượt qua, để “đi giữa âm vang” và “ trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.

38 | P a g e

+ Có khi ánh lên “những phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như

tâm hồn của cô gái đương xuân.

+ Khi qua những lăng tẩm đọng hồn thu thảo, sông Hương mang “vẻđẹp trầm mặc”.

+ Khi nghe “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát”, sông Hương không còn mang vẻ trầm tư, u tịch, mà bừng lên vẻ tươi tắn

và trẻ trung.

→ Đoạn tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vị thành phố bộc lộ nét tài hoa, lịch lãm trong lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nét “mềm mại bút hoa”, đã đưa ta vào một “cánh đồng hoa ngôn ngữ” tươi màu thắm sắc, khiến độc giả mê say trước sức hấp dẫn toát lên của ngôn ngữ với nhiều động từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của cánh đồng Châu Hoá bát ngát màu xanh.

– Khi dòng sông chảy vào thành phố, tác giả đã có những phát hiện độc đáo về sông Hương:

+ Như xa lâu ngày gặp lại cố nhân kinh thành thân yêu nên sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của cùng ngoại ô Kim Long”.

+ Dòng sông kéo một nét thẳng theo hướng tây nam – đông bắc rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến”.

+ Cảm xúc như trào dâng, dòng sông chợt mềm hẳn đi, sat đắm lạ thường “như tiếng vâng không nói ra của tình yêu”

+ Dòng sông như lưu luyến lúc rời xa kinh thành, những sắp rời xa nó như sực nhớ điều gì

nên nó đột ngột đổi dòng sang hướng đông tây gặp lại thành phố một lần nữa ở “góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Nó tựa như một “nỗi vấn vương” và cả “một chút lẳng lơ kín đao của tình yêu”

⇒ lối so sánh tài tình và nhân cách hoá độc đáo làm người đọc ngây ngất và tâm hồn thăng hoa theo dòng sông đa tình như một khách hào hoa phong nhã. Sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ tạo nên đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của kinh thành. Đó là những phát hiện thú vị của tác giả, khiến ta càng yêu quý dòng sông và xứ sở văn hoá này. Và có thể nói rằng “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” như là bản tình ca về sông Hương thơ và mộng.

Phần 3. (Phần còn lại)

– Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc.

+ Trong mối quan hệ trang nghiêm này, Hương giang từ đâu đó xa lắc ở biên thuỳ, nó mang tên là Linh Giang – dòng sông thiêng.

+ “dòng sông viễn châu đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc đại Việt qua những thế kỉ thời trung đại” và “nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.

+ “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu xươn của những cuộc khởi nghĩa”

– Sông Hương với cuộc đời và thi ca:

+ Sông Hương không chỉ là bản hùng ca của rừng già, của oai linh lịch sử, mà còn là nhân chứng qua những thăng trầm trong cuộc đời.

39 | P a g e

+ Khi nghe lời gọi, nó biết tận hiến cho những chiến công và rồi nó cũng trở về làm cô gái dịu dàng cua 3đất nước.

→ tạo nên vẻ đẹp rất đời và rất thơ trong vóc dáng và tính cách của Hương giang. Tình yêu say đắm của tác giả đối với quê hương, với Hương giang cùng với vốn tri thức pong phú và nét bút mềm mại, tài hoa là yếu tố quan trong làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích này.

ĐỀ 17 Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (đoạn trích trong Ngữ văn 12, sách giáo ).

DÀN Ý 1. Giới thiệu chung 1. Giới thiệu chung

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là một tùy bút đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế (đặc biệt là đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế).

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn thi đại học môn văn cực hay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)