Những điều bi thảm là anh ta chỉ muốn trở lại làm người mà không được

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn thi đại học môn văn cực hay (Trang 25 - 27)

1. Chí Phèo lại rơi vào bế tắc

– Chí Phèo tha thiết muốn trở về sống lương thiện với mọi người, nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi, xa lánh anh ta. Thị Nở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Chí lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng: Sống lương thiện thì không được chấp nhận, làm lưu manh như cũ thì không thể và cũng không muốn.

– Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đó: “Tao muốn làm người lương thiện (...). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

2. Bi kịch biến thành thảm kịch

Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến, kẻ đã gây ra bi kịch đời Chí, rồi tự sát. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng thành công: vừa có nét khái quát, vừa có cá tính. Người cố nông đó đã vừa bị hủy hoại nhân hình, vừa bị tước đoạt cả nhân tính. Nhân vật được miêu tả đặc sắc từ chân dung đến tính cách, từ bộ mặt đến những diễn biến tâm lí.

26 | P a g eIII. KẾT BÀI III. KẾT BÀI

– Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện ở tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khó. Tác giả phát hiện những phần sâu kín nhất trong tâm hồn của họ, những gì còn lại của tình người, sự khát khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương, nhất là quyền được làm người lương thiện.

– Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa...

ĐỀ 8

Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao.

DÀN Ý

I. MỞ BÀI

Nam Cao là tác giả văn học hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945. Ông chủ yếu đi vào đề tài người trí thức bế tắc và những người nông dân nghèo khổ.

Tác phẩm Chí Phèo (1941) là bản cáo trạng về cuộc sống đau thương của người nông dân dưới sự chà đạp của giai cấp thống trị. Trong đó, điển hình cho sự tàn ác là Bá Kiến.

II. THÂN BÀI

A. LẠI LỊCH NHÂN VẬT

Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Bản thân hắn làm lí trưởng rồi chánh tổng. Ở nông thôn, hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng; Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, phe cánh của hắn mạnh, luôn đối địch với bọn cường hào trong làng.

B. BẢN CHẤT BÁ KIẾN

1. Gian hùng nham hiểm

Thủ đoạn dùng người: trị không lợi thì cụ dùng. Sử dụng họ như công cụ không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò? Mềm nắn rắn buông với triết lí: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân: Đó là kẻ cường hào khôn róc đời.

2. Ném đá giấu tay

Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợđi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả năm hào vì thương anh túng quá!

Vì thế nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến không phải dễ dàng.

3. Đểu cáng, tàn bạo

− Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù bảy, tám năm vì ch muốn tất cả những thằng trai trẻđều đi ở tù.

Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ, và khi cần, sẵn sàng thí mạng Chí Phèo (sai đòi tiền Đội Tảo).

− Chính hắn sống trên mồ hôi xương máu của người nghèo.

4. Dâm ô, đồi bại

27 | P a g e

anh lính gửi về chỉ đủ cho Bá Kiến chơi bời hành lạc. C. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

1. Nhân vật điển hình

− Bá Kiến có nét chung của giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo.

− Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn.

2. Nghệ thuật độc đáo của Nam Caoqua truyện ngắn “Chí Phèo”

Không như các nhà văn khác chỉ chú ý miêu tả ngoại hình của giai cấp thống trị (Nghị Quế của Ngô Tất Tố, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan), Nam Cao ít chú ý đến ngoại hình xây dựng Bá Kiến. Ông khắc họa tâm địa là chính: "Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm"... "cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác". "Tiếng cười Tào Tháo" ấy là tâm địa của kẻ độc

ác xảo quyệt. Qua đó, thấy cái nhìn sắc sảo của Nam Cao.

III. KẾT BÀI

− Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị đương thời. Bá Kiến là sự hội tụ những nét tàn bạo, xảo quyệt, đểu cáng của bọn bóc lột.

− Truyện ngắn Chí Phèo thể hiện cuộc đấu tranh một mất một còn không thể khoan nhượng giữa người nông dân và bọn ác bá phong kiến.

Y~Z

ĐỀ 9

GS. Hoàng Như Mai nhận định: “Đời thừa” là một bước đi của Nam Cao về hướng

cách mạng, một tiếng gọi bạn của Nam Cao đến với các nhà văn có thiện chí. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. YÊU CẦU CHUNG I. YÊU CẦU CHUNG

1. Phương pháp: Học sinh vận dụng phương pháp tổng hợp để làm bài. 2. Nội dung:

- “Đời thừa” là một bước đi của Nam Cao về hướng cách mạng.

- “Đời thừa” là một tiếng gọi bạn của Nam Cao đến với các nhà văn có thiện chí.

Một phần của tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn thi đại học môn văn cực hay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)