Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn những hạn chế sau:
1.8.1.32.3.3.1. Về vốn cố định
- Thứ nhất: Vốn cố định mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn của công ty. Nhưng phần lớn máy móc thiết bị của công ty hầu hết đều cũ, đã sử dụng một thời gian dài. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quá kém.
- Thứ hai: Quá trình bảo trì, bão dưỡng tài sản cố định của Công ty chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục, quá trình kiểm tra, giám sát còn chưa chặt chẽ.
- Thứ ba: Trong kỳ doanh nghiệp đã chú ý tới việc đầu tư máy móc thiết bị phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên làm vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh, nhưng sự đầu tư đó mang lại hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng của doanh thu còn thấp do đó làm tốc độ luân chuyển vốn giảm đi.
- Thứ tư: Công ty áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn nhiều trong giai đoạn cuối.
1.8.1.42.3.3.2. Về vốn lưu động
- Thứ nhất: Hàng tồn kho của công ty tuy có giảm, nhưng mức hàng hóa tồn kho vẫn còn cao. Doanh nghiệp cần nghiên cứu giải phóng bớt hàng tồn kho.
- Thứ hai: Khoản phải thu là khoản mục phải quan tâm hàng đầu, trong 3 năm gần đây, khoản mục này có chiều hướng gia tăng và tăng mạnh vào năm 2012 khi doanh nghiệp quyết định chính sách bán chịu, cho phép trả chậm đối với người mua của mình. Số lượng các khoản phải thu nhiều và thời gian chiếm dụng của khách hàng là tương đối lâu gây khó khăn trong việc thu hồi vốn và quay vòng kinh doanh của mình làm cho vòng quay nguồn vốn chậm lại, giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể tạm chấp nhận được nhưng hiệu
này có thể là do chi phí quản lý còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí này đặc biệt trong năm 2011.
- Thứ tư: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động cao nhưng số ngày luân chuyển vốn lưu động vẫn còn cao, gây bất lợi cho công ty trong quá trình thu hồi vốn để bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới.
- Thứ năm: Công ty đã không sử dụng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, trong khi vốn của mình bị chiếm dụng khá nhiều, đây là một chính sách được coi là kém linh hoạt của công ty.
Những nguyên nhân:
- Thứ nhất: Do sự gia tăng liên tục với tốc độ cao các khoản phải thu. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản trị trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng mà thời gian chiếm dụng vốn khá dài. Nguyên nhân là do công ty mới chú trọng đến tiêu thụ và tìm kiếm bạn hàng mà chưa chú trọng đến việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã phát triển hơn trước nhưng vẫn còn yếu kém so với hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Việc thanh toán của người Việt hầu như là bằng tiền mặt, không quen thanh toán bằng các hình thức khác như: chuyển khoản, thẻ tín dụng... mặc dù đã có nhưng chưa được phổ biến. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng ký kết hợp đồng với công ty cần có các chỉ tiêu về tài chính của khách hàng nhưng liệu số liệu trên báo cáo tài chính liệu có đáng tin cậy được không. Do vậy, vấn đề xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi là điều khó tránh khỏi đối với công ty.
- Thứ hai: Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, lãng phí vốn, sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị vốn của mình. Thời gian tới, công ty nên tìm biện pháp nhằm giảm thiểu hàng tồn kho này một cách tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
- Thứ ba: Doanh nghiệp áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, do đó giá trị TSCĐ đã được khấu hao hết nhưng lượng TSCĐ này lại chưa được đầu tư mới hoặc chỉ đầu tư khi máy móc đó không còn sử dụng được, hiệu quả kém. Thực tế công ty đã chưa thực sự chú trọng đến đầu tư TSCĐ của mình nên chất lượng, sản phẩm của công ty chưa được như mong muốn, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của mình, gây khó khăn trong cạnh tranh với các các doanh nghiệp khác cùng ngành. Việc chưa chú trọng đầu tư vào thiết bị, máy móc mới sẽ làm cho công ty khó khăn hơn trong sản phẩm cạnh tranh của mình.
- Thứ tư: Việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp được xem là phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Nhưng vấn đề không hợp lý ở đây chính là vấn đề phân bổ cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đem nguồn vốn dài hạn của mình đi đầu tư vào nguồn vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thật sự cao mà lại còn có xu hướng không ổn định. Trong khi đó, nguồn vốn cố định cần đầu tư nâng cấp thì công ty chưa thật sự chú trọng.
- Thứ năm: Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn quá cao làm giá thành sản phẩm của công ty cao lên, khó khăn trong lĩnh vực cạnh tranh. Là do công ty chưa quản lý chặt chẽ chi phí của Doanh nghiệp mình. Điều này đòi hỏi công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình.
- Thứ sáu: Do tình trạng thiếu vốn, công ty phải đi vay ngân hàng để tài trợ cho
kinh doanh của mình, bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn. Việc đi vay ngân hàng công ty phải mất một khoản tiền lãi khá lớn, nó làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho công ty ít có cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác.
- Thứ bảy: Về thị trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, có nhiều bất lợi và hạn chế... Kết quả là từ khi gia nhập WTO, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thị trường của công ty đang bị chiếm với tốc độ chóng mặt.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: Hành lang pháp lý của đất nước, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BÌNH MINH