Hình thức tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Đại số tổ hợp (Đại số và giải tích lớp 11 THPT) (Trang 123 - 142)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.Hình thức tổ chức thực nghiệm

Lớp thực nghiệm: Do tác giả luận văn trực tiếp giảng dạy, dạy theo các giáo án đã trình bày ở chương II;

Lớp đối chứng: Do cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên giảng dạy, dạy theo các giáo án cô Liên trực tiếp biên soạn;

Thực nghiệm dạy 4 tiết như đã trình bày ở chương II;

Chúng tôi đã ghi lại biên bản các tiết dạy thực nghiệm và dạy đối chúng để phân tích hiệu quả của việc dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy thực nghiệm. Ngoài ra chúng tôi còn thăm dò ý kiến của GV và HS bằng phiếu điều tra để thu nhận thông tin được chính xác hơn;

Cuối đợt thực nghiệm chúng tôi đã đánh giá kết quả thực nghiệm ở cả 2 lớp thông qua 2 bài kiểm tra, 1 bài 15 phút, 1 bài 45 phút.

- Đề kiểm tra 15 phút

Câu 1: ( 4 điểm) Không sử dụng máy tính, tính giá trị của biểu thức:

4 3 6 5 6 2 A C S P

Câu 2: ( 6 điểm) Lớp 11A có 25 học sinh nam và 18 học sinh nữ a) Có bao nhiêu cách chọn 1 bạn đi dự đại hội đoàn?

b) Có bao nhiêu cách chọn 2 bạn đi dự đại hội đoàn, trong đó có 1 bạn nam và 1 bạn nữ?

c) Có bao nhiêu cách chọn 2 bạn đi dự đại hội đoàn, trong đó 1 bạn làm bí thư, 1 bạn làm ủy viên?

Trong đề kiểm tra trên câu số 2 được dùng để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đề kiểm tra 45 phút

Nội dung đề kiểm tra I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)

Câu 1: Kết quả của biểu thức 3 3

8 3. 8

S A P C là:

A. 0 B. 3! C. -1960 D. 1

Câu 2: 1 hộp có 100 thẻ bài được đánh số từ 1 đến 100. Rút ngẫu nhiên 2 lần mỗi lần 1 thẻ. Số cách rút là:

A. 98 B. 100+99 C. 100.99 D. 2

100

C

Câu 3: Lớp học có 20 nam và 25 nữ. Số cách chọn 4 bạn nam và 4 bạn nữ đi dự đại hội thể thao là:

A. 4 4 20. 25 A A B. 4 4 20. 25 C C C. 4 4 20 25 A A D. 4 4 20 25 C C Câu 4: Cho các chữ số {1, 2, 3, 4}. Số các số có 2 chữ số lập từ 4 chữ số trên là: A. 2 4 C B. 2 4 A C. 2 4 A +4 D. 2 4 A .4

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm). Tìm n biết: 2

110

n A

Câu 2: (3 điểm). Lớp học có 4 tổ trong đó tổ 1 có 8 học sinh, 3 tổ còn lại mỗi tổ có 9 học sinh

a) Có bao nhiêu cách chọn 1 bạn làm lớp trưởng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Có bao nhiêu cách chọn 1 bạn làm lớp trưởng và 2 bạn lớp phó trong đó 1 bạn làm lớp phó học tập, 1 bạn làm lớp phó lao động?

c) Có bao nhiêu cách chọn 3 bạn sao cho bạn lớp trưởng phải ở tổ 1, 2 bạn lớp phó ở các tổ còn lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Câu 3: (2 điểm). Cho các chữ số {0; 1; 2; 3; 4} a) Có bao nhiêu số có 3 chữ số lập từ các chữ số trên

b) Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau lập từ các chữ số trên

Câu 4: (1 điểm). Không dùng máy tính hãy so sánh 10

1,1 và 2 Từ đó hãy đề xuất bài toán tổng quát cho bài toán trên

Trong đề kiểm tra trên, câu 2, câu 3, câu 4 trong phần tự luận nhằm đánh giá khả năng PH&GQVĐ của HS.

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.5.1. Đánh giá định tính

1) Đối với cá nhân, trong quá trình thực nghiệm tôi thấy:

- Ở lớp thực nghiệm, HS tích cực hơn, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo hơn so với lớp đối chứng. Hơn nữa, tâm lý HS ở lớp thực nghiệm thoải mái, tạo được mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò trong quá trình phát vấn và trả lời các câu hỏi của bài học;

- Dựa trên việc quan sát trên lớp và phân tích kết quả làm bài kiểm tra của HS chúng tôi thấy khả năng giải quyết các bài toán đánh giá khả năng PH&GQVĐ ở lớp thực nghiệm tốt hơn, các em vận dụng kiến thức cơ bản tốt hơn. Do đó, khả năng trình bày bài làm của các em chính xác, khoa học và gọn gàng hơn;

2) Đối với nhận xét, đóng góp của GV thông qua phiếu điều tra, khảo sát ý kiến đã được tổng hợp lại như sau:

- Các câu hỏi trong mỗi giáo án tạo được hứng thú, lôi cuốn HS vào quá trình tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, kích thích HS tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học;

- Mức độ khó của các câu hỏi xây dựng trong mỗi giáo án là đúng mực, kiến thức bao hàm trong các tình huống là vừa sức với HS;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sau khi học xong bài, đa số các HS đều nắm được kiến thức cơ bản, có kĩ năng vận dụng vào giải các bài tập được giao;

- Đa số các GV được tham khảo ý kiến đều nhận xét: "PPDH PH&GQVĐ có tính khả thi". PP này không chỉ được áp dụng cho dạy học nội dung Đại số tổ hợp mà còn có thể áp dụng trong một số nội dung khác trong chương trình môn Toán THPT;

- Một số GV đồng tình với kết luận rằng: PPDH PH&GQVĐ không phải là vạn năng. Để thực hiện đổi mới PPDH, GV phải biết kết hợp giữa PPDH nói trên với các PPDH khác, nhất là các PP tiên tiến trên thế giới được vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Hiệu quả sử dụng PPDH này còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm của GV và trình độ nhận thức của HS;

3.5.2. Đánh giá định lƣợng

a) Trong thời gian thực nghiệm, tôi đã ra hai bài kiểm tra, một bài 15 phút, một bài 45 phút đối với HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá kết quả đầu ra. Kết quả kiểm tra của 2 lớp được thống kê lại như sau:

- Kết quả bài kiểm tra 15 phút

Bảng 3.1: Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 15 phút lớp thực nghiêm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

Lớp số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Điểm TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 4 7 14 8 7 5 6,49

ĐC 46 1 3 2 13 15 6 5 1 5,76

Bảng 3.2: Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 15 phút

Lớp số HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số % bài kiểm tra đạt điểm tương ứng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 8,9 15,5 31,1 17,8 15,6 11,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 15 phút của lớp TN và lớp ĐC

- Kết quả bài kiểm tra 45 phút

Bảng 3.3: Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút lớp thực nghiêm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

Lớp số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng Điểm

TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 3 7 9 11 9 6 6,76

ĐC 46 2 5 11 11 7 6 4 6,09

Bảng 3.4: Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút

Lớp Số HS

Số % bài kiểm tra đạt điểm tương ứng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 6,7 15,6 20,0 24,4 20,0 13,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC

Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau: - Điểm trung bình lớp TN cao hơn lớp ĐC;

- % số HS có điểm dưới trung bình ở lớp TN ít hơn lớp ĐC; - % số HS có điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC; Nhận xét sơ bộ:

- Nhìn chung HS ở lớp TN nắm chắc kiến thức cơ bản, các em biết trình bày lời giải một cách rõ ràng, khoa học có căn cứ trong bài tự luận và tính được kết quả nhanh, chính xác trong bài trắc nghiệm. Điều đó thể hiện tính tích cực của tư duy và thể hiện được năng lực nắm chắc bài học của các em;

- Như vậy, nếu dạy học theo PPDH PH&GQVĐ sẽ phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp các em chủ động trong mọi tình huống từ đó các em nắm chắc kiến thức, dẫn tới kết quả học tập cao hơn.

Những khó khăn, hạn chế rút ra qua thực nghiệm

- Bên cạnh những kết quả tích cực đã nêu ở trên. Trong quá trình thực nghiệm cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế của phương án đề xuất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có những tình huống đưa ra có nhiều giải pháp. HS có thể đề xuất giải pháp khác so với dự kiến của GV. Điều này đòi hỏi GV phải có kiến thức vững vàng, làm chủ tình huống, linh hoạt trong ứng xử để đảm bảo được thời gian lên lớp mà không ảnh hưởng tới sự hứng thú của HS;

- Phương tiện dạy học cồng kềnh (máy chiếu) đòi hỏi GV phải thao tác nhanh trong giờ giải lao mới kịp giờ dạy. Nếu các phòng học được trang bị máy chiếu thì việc thực hiện phương án sẽ thuận tiện hơn.

3.6. Kết luận chƣơng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình thực nghiệm trên cho thấy, nếu vận dụng PPDH PH&GQVĐ vào giảng dạy nội dung Đại số tổ hợp nói riêng và dạy học toán nói chung thì sẽ tạo được môi trường cho HS tự khám phá, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và kích thích HS tích cực học tập;

Kết quả thực nghiệm sư phạm đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra. Chất lượng học tập nội dung "Đại số tổ hợp" - lớp 11 của HS ở lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp dạy theo PP truyền thống;

Như vậy, biện pháp đề ra của luận văn là khả thi, phù hợp với mục tiêu dạy học và phát huy hiệu quả của quá trình dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu đƣợc những kết quả chính sau đây:

1. Luận văn đã phân tích để làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH PH&GQVĐ, vận dụng quan điểm của PPDH này trong quá trình dạy học;

Kết quả điều tra cho thấy, nội dung "Đại số tổ hợp" trong chương trình Đại số và giải tích lớp 11 (ban cơ bản) còn là vấn đề khó đối với GV và HS;

2. Luận văn đã đề xuất được 3 biện pháp sư phạm và đưa ra được những chú ý mang tính đặc thù trong dạy học các tình huống điển hình của môn Toán;

3. Thiết kế 4 giáo án và tiến hành thực nghiệm cả 4 tiết trong chương Tổ hợp - xác suất của SGK Đại số và giải tích lớp 11 (ban cơ bản) theo hướng đã nghiên cứu;

4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định giả thiết khoa học của luận văn là phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi;

5. Những nghiên cứu của luận văn đã thu được kết quả tốt, cho phép kết luận rằng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã được hoàn thành.

6. Một số đề xuất kiến nghị:

- Có thể sử dụng PPDH PH&GQVĐ kết hợp với một số PPDH trong giảng dạy chương trình Toán phổ thông;

- Cần trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng bộ môn Toán,... để hỗ trợ cho quá trình dạy học trong trường THPT được tốt hơn;

- Cần có một đội ngũ GV có tâm huyết giảng dạy, dành nhiều thời gian để thiết kế giáo án theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng;

- Bằng việc dạy thử nghiệm bốn giáo án trên, chúng tôi cho rằng giả thiết khoa học của luận văn về mặt lý thuyết là hoàn toàn khả thi và có nhiều hiệu quả trong công việc giảng dạy không chỉ là phần Đại số tổ hợp - Lớp 11 mà còn nhiều nội dung khác của môn Toán nói chung và môn Toán ở THPT nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, 12/2006,

.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11 môn Toán, NXBGD

3. Nguyễn Hữu Châu, 1995, “ , tr.22

4. Nguyễn Hữu Châu, 2005, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXBGD.

5. - c, 2005.

6. , Bernd Meier, 2011,

,

.

7. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 11, NXB Đại học

sư phạm, Hà Nội. 8. , 2001, . 9. , 1995, - . 10. , 2005, . 11. , 1976, , . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Trần Văn Hạo, 2006, SGK- SBT Đại số và giải tích lớp 11, NXBGD 13. Trần Văn Hạo, 2006, SGV Đại số và giải tích lớp 11, NXBGD

14. Thành Hưng, 2005, Tương tác hoạt động Thầy - Trò trên lớp học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Bùi Thị Hường, 2010, Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở THPT theo định hướng tích cực, NXBGD

16. Nguyễn Bá Kim, 2000,

.

17. Nguyễn Bá Kim, 2005, Phương pháp dạy học đại cương môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,

18. , 1992,

1, , Hà Nội.

19. Nguyễn Bá Kim, 2010, Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 20. , 1993, . 21. I.Lerner, 1997, , 22. . 23. , 2009 , .

24. Bùi Văn Nghị ,2008, Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn

Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Ôkôn, 1976 . 26. G.Pôlya, 1997, . 27. G.Pôlya, 1977, , . 28. , 2005, .

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Đối với những câu hỏi có nhiều phương án, có thể đánh dấu vào một hoặc một vài phương án mà các em cho là hợp lý nhất.

Câu 1: Trong quá trình dạy học môn Toán thầy (cô) giáo của em có hay sử dụng các câu hỏi không:

a) Thường xuyên sử dụng b) Rất ít khi sử dụng c) Không sử dụng d) Tùy từng bài

Câu 2: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng câu hỏi để a) Kiểm tra bài cũ

b) Dạy bài mới c) Ôn tập, củng cố Câu 3: Các em có bao giờ

a) Không hiểu câu hỏi của giáo viên đưa ra và do đó không biết cách trả lời

b) Không trả lời được vì câu hỏi của giáo viên quá khó

c) Không cần suy nghĩ cũng có thể trả lời được câu hỏi của giáo viên Câu 4: Theo em các câu hỏi của thầy (cô)

a) Giúp em hiểu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn b) Giúp em học tập chủ động, tích cực hơn

c) Làm cho em cảm thấy căng thẳng trong giờ học d) Tạo cho em hứng thú trong giờ học

Câu 5: Theo em các câu hỏi thầy (cô) đưa ra nó có hợp lý, lôgic không? a) Có

b) Không

c) Tùy từng bài, tùy từng nội dung

Câu 6: Thầy cô có bao giờ hướng dẫn học sinh tự đặt ra câu hỏi không a) Thường xuyên

b) Thỉnh thoảng c) Hiếm khi d) Không bao giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 2

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

Xin thầy (cô) cho biết ý kiến về các vấn đề sau:

Câu 1: Theo thầy (cô), chương trình môn Toán ở THPT hiện nay nói chung và nội dung "Đại số tổ hợp" - lớp 11 nói riêng đã phù hợp hay chưa?

A. Rất phù hợp B. Phù hợp

C. Còn nặng D. Quá nặng

Câu 2: Theo thầy (cô), phân môn nào trong toán học là khó nhất đối với đa số học sinh THPT

A. Đại số B. Hình học C. Giải tích

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Đại số tổ hợp (Đại số và giải tích lớp 11 THPT) (Trang 123 - 142)