KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số công thức phối hợp cao dược liệu có tác dụng giảm cân (Trang 65 - 79)

TÌNH TRẠNG CHUNG CỦA CHUỘT

Sau 60 ngày, tất cả các chuột thử nghiệm ở cả hai lô (lô chứng và lô thử) hoạt động bình thường, ăn uống tốt, phân khô, lông mượt, không có hiện tượng rụng lông hoặc khô cứng. Tất cả các chuột trong thử nghiệm đều sống bình thường và khỏe mạnh.

66

Bảng 3.23. Thể trọng chuột trong thử nghiệm độc tính mãn

Tuần 0 1 2 3 4 Lô chứng (g) 31,01±0,85 33,10±0,74 35,10±0,90 37,31±1,07 40,14±1,05 Lô thử (g) 32,52± 1,10 32,56±0,93 30,32±0,75 32,3 ±0,83 32,71±1,33 Tuần 5 6 7 8 9 Lô chứng 40,99±1,05 39,80±0,81 38,98±0,88 37,55±0,90 37,41±1,02 Lô thử 36,74±0,82 36,24±0,81 37,58±0,73 36,04±0,71 37,44±0,78 NHẬN XÉT KẾT QUẢ

Trong các tuần 2-6 thể trọng chuột lô chứng giảm có ý nghĩa thống kê so với lô thử. Các tuần sau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của cao thuốc lên chức năng sinh hoá, sinh lý

Chức năng gan

Bảng 3.24. Đánh giá chức năng gan khi sử dụng cao dược liệu Bilirubin (mg/dl)

Toàn phần Trực tiếp Gián tiếp GOT (U/L) GPT (U/L) Chứng 0,46± 0,05 0,11± 0,01 0,35± 0,05 94,08±5,93 44,85± 3,97 Thử 0,45± 0,18 0,11± 0,01 0,35± 0,05 115 ± 8,15 53,92± 5,38

Chú thích:

67

- Lô thử: uống cao lá sen và chè xanh (1: 1) - GOT (AST): Glutamo Pyruvic Transaminase - GPT (ALT): Glutamo Oxalo Transaminase

Nhận xét kết quả:

Tất cả các thông số bilirubin, GPT, GOT của hai lô khác nhau không có ý nghĩa.

Chức năng thận

Bảng 3.25. Đánh giá chức năng thận khi sử dụng cao dược liệu

Lô Creatinin (mg/dl) B.U.N (mg/dl) Chứng 0,62 ± 0,01٭ 18,46 ± 0,87

Thử 0,57 ± 0,02 17,46 ± 1,02 Chú thích:

- Creatinin: độ thanh thải của thận - B.U.N: Blood Ure Nitrogen

Nhận xét kết quả:

Thông số B.U.N của hai lô không khác nhau có ý nghĩa thống kê, thông số creatinin của lô chứng cao hơn lô thử có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

68

Các thông số khác

Triglycerid

Bảng 3.26. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu đến thông số triglycerid

Lô Triglycerid (mg/dl)

Chứng 415,85 ± 18,36

Thử 446,85 ± 28,04

Nhận xét kết quả:

Triglycerid của hai lô không khác nhau đạt ý nghĩa thống kê.

Thông số huyết học

Bảng 3.27. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số bạch cầu

Lô WBC Neut% Lymp% Mono% Eos% Bas%

Chứng 13,9 ±0,1 32,4 ± 2,9 61,8 ± 2,3 4,5± 1,5 0,1 ± 0 0,2±0 * Thử 13,1±1,0 33,3 ± 2,8 62,2 ± 2,7 3,1± 0,2 0,1 ± 0 1,3±0,2 Chú thích:

Thông số Đơn vị WBC: Lượng bạch cầu (x109/L)

Neut% : Tỷ số bạch cầu trung tính trên tổng số bạch cầu (%)

Lymp%: Tỷ số bạch cầu lympho trên tổng số bạch cầu (%)

Mono%: Tỷ số bạch cầu đơn nhân trên tổng số bạch cầu (%)

Eos%: Tỷ số bạch cầu hạp phẩm eosin trên tổng số bạch cầu (%)

69

Nhận xét kết quả:

Thông số basephile % của lô thử tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05). Các thông số bạch cầu còn lại của hai lô không khác nhau đạt ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.28. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số hồng cầu

Lô RBC Hgb Hct% MCV MCH MCHC RDW% Chứng 9,6±0,1 15,7±0,2 44,6±0,7 46,7±0,6 16,4±0,2 35,2±0,2 16,6±0,2 Thử 9,6±0,1 15,7±0,2 44,3±0,5 46,3±0,5 16,4±0,1 35,5±0,2 17,1±0,3 Chú thích: Thông số Đơn vị RBC: Lượng hồng cầu (x1012/L) Hgb: Huyết sắc tố (g/L) Hct: Tỷ số huyết cầu trên thể tích máu (%) MCV : Thể tích trung bình hồng cầu (fL) MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (pg) MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (g/L) RDW: Sự thay đổi hình dáng hồng cầu (fL) Nhận xét kết quả:

70

Bảng 3.29. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số của tiểu cầu

Lô Plt MPV PCT% PDW Chứng 896 ± 51,6 5,4 ± 0,1 0,5 ± 0 10,7 ± 0,2 Thử 948,9 ± 46 5,4 ± 0,1 0,5 ± 0 10,7 ± 0,1 Chú thích: Thông số Đơn vị Plt: Lượng tiểu cầu (x109/L) MPV: Thể tích trung bình tiểu cầu (fL) PCT: Tỷ số tiểu cầu trên thể tích máu (%) PDW: Sự phân bốđộ rộng tiểu cầu (fL) Nhận xét kết quả:

Tất cả các thông số tiểu cầu của các lô không khác nhau đạt ý nghĩa thống kê.

Quan sát những thay đổi về hình thái (giải phẫu bệnh)

Quan sát những thay đổi hình thái đại thể gan, thận

Sau thời gian theo dõi, chuột ở tất cả các lô được mổ để quan sát đại thể các phủ tạng của chuột.

Kết quả: không thấy thay đổi bệnh lý nào về hình thái đại thể của các cơ quan tim, phổi, gan, thận, bàng quang và hệ thống tiêu hóa.

Quan sát những thay đổi hình thái vi thể gan, thận

Hình thái gan

Đối với lô thử nghiệm: cấu trúc chung nhu mô gan không bị thay đổi, ranh giới giữa các tiểu thùy rõ, khoang cửa không xung huyết. Không có hiện

71

tượng hủy hoại tế bào gan, Các tế bào gan bình thường: bào tương mịn, nhân tròn, màng nhân rõ.

Đối với lô chứng:

- Đa số chuột thí nghiệm có cấu trúc gan bình thường.

- Hai trong số mười chuột được xét nghiệm vi thể có hiện tượng hoại tử tế bào gan ở một vùng quanh một khoảng cửa, đa số còn lại là vùng mô gan bình thường.

Hình 3.12. Vi phẫu gan một mẫu đại diện của lô chứng và lô thử (A): Mẫu gan bình thường xem ở vật kính 40X

(B): Mẫu gan bình thường xem ở vật kính 100X (C): Mẫu gan hoại tử xem ở vật kính 40X (D): Mẫu gan hoại tử xem ở vật kính 100X

A B

D

72

Hình thái thận

Lô thử nghiệm: Cấu trúc của thận không thay đổi, cầu thận, ống thận và mô kẽ có hình thái bình thường. Trong vùng vỏ, các tiểu cầu thận, ống lượn gần và ống lượn xa có cấu trúc bình thường. Trong vùng tủy, cấu tạo của quai Henle và ống góp đều có hình ảnh bình thường, lòng của ống sáng.

Lô chứng:

- Đa số chuột thí nghiệm có cấu trúc thận không thay đổi.

- Một trong số mười chuột được xét nghiệm vi thể có hiện tượng viêm loét cấp tính ở phần đài bể thận với nhiều chất hoại tử tơ huyết trên bề mặt ổ loét kèm theo xác tế bào, bạch cầu nhân múi và lympho bào. Mô thận ở phần cầu thận, ống thận, mô kẽ bình thường.

Hình 3.13. Vi phẫu thận một mẫu đại diện của lô chứng và lô thử A B

73

(A): Mẫu thận bình thường xem ở vật kính 100X

(B): Mẫu thận bình thường xem ở vật kính 200X (C): Mẫu thận viêm xem xem ở vật kính 100X (D): Mẫu thận viêm xem ở vật kính 200X BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Khi cho chuột uống cao dược liệu với liều 0,6 g/kg liên tục trong khoảng thời gian 60 ngày, không nhận thấy bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào, không có chuột nào chết trong thời gian thử nghiệm.

Kết quả các xét nghiệm sinh hóa không có sự khác nhau nào có ý nghĩa thống kê trừ thông số creatinin lô thử giảm có ý nghĩa so với lô chứng.

Hầu hết kết quả các xét nghiệm huyết học cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê trừ thông số Bas% của lô thử tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng với độ tin cậy 95%. Các thông số của bạch cầu (WBC, Neut%, Lymp%, Mono%, Eos%) ở lô thử không khác lô chứng, chứng tỏ khi uống các cao dược liệu không có hiện tượng nhiễm trùng, viêm hay suy giảm miễn dịch. Bạch cầu ưa base là loại bạch cầu chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các loại bạch cầu và thường tăng nhẹ trong các trường hợp dị ứng. Như vậy, có thể chuột ở lô thử uống các dược liệu đã bị dị ứng với thành phần nào đó của hỗn dịch cao thuốc. Cần tiến hành thêm những thử nghiệm khác để khảo sát hiện tượng này.

Đặc biệt, ở lô thử không có sự thay đổi về hình thái gan, thận (cả về đại thể lẫn vi thể). Những bất thường về tế bào học xuất hiện ở lô chứng có thể do ngẫu nhiên.

74

Như vậy, có thể kết luận được rằng việc sử dụng dài ngày bài dược liệu với liều 0,6 g/kg chuột không ảnh hưởng đến các thông số sinh hóa cũng như hình thái gan, thận của chuột thí nghiệm. Riêng về thông số huyết học, có thể gây tăng nhẹ bạch cầu ưa base.

75

CHƯƠNG 4. KT LUN VÀ ĐỀ NGH

Nghiên cứu đã thu được một số kết quả sau:

Qua tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố với kinh nghiệm sử dụng dược liệu trong y học cổ truyền đã chọn Chè xanh và lá Sen để xây dựng công thức phối hợp có tác dụng giảm cân.

Dược liệu Chè xanh đã được nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và dược liệu lá Sen được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn DĐVN III trước khi đưa vào nghiên cứu.

Dược liệu Chè xanh và lá Sen đã được chiết xuất với các quy trình khác nhau phù hợp cho từng dược liệu để thu được các cao, tiêu chuẩn hóa cao và thử tác dụng dược lý.

Dựa vào kết quả thực nghiệm, đã đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng cho các cao gồm: hình thức cảm quan, độ tan trong nước, độ tan trong cồn, độẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid hydrochloric, định tính và định lượng. Kết quả thử độc tính cấp cho thấy: đã dùng đến liều tối đa có thể bơm qua kim mà vẫn không có chuột chết, nên không thể xác định được LD50 đường uống. Vậy công thức phối hợp các cao dược liệu không có độc tính cấp, có độ an toàn cao.

Đề tài nghiên cứu đã thăm dò được mô hình thích hợp để thử nghiệm các thuốc có tác dụng giảm cân. Thử nghiệm hai liều dùng khác nhau 3% và 5% lượng thức ăn cho thấy hai liều đều có tác dụng giảm cân ở mức độ tương đương nhau.

76

Do vậy, nên chọn liều dùng 3% lượng thức ăn để tiếp tục nghiên cứu, nếu phù hợp sẽ có thể bào chế thành chế phẩm, bổ sung thêm một lựa chọn cho điều trị giảm cân.

Đề nghị

Tìm liều dùng nhỏ nhất có tác dụng chống béo phì cho các phối hợp cao dược liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng liều dùng ở người.

77

TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng dược liệu tập 1, Trường ĐH Dược Hà Nội, Hà Nội, tr,102-104, 132-134.

2. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng dược liệu tập 2, Trường ĐH Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 153-155.

3. Bộ môn dược liệu (2005), Giáo trình thực tập dược liệu, Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr. 26-32, 45-48.

4. Bộ môn dược lý (2006), Giáo trình thực tập dược lý, Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr. 20-24.

5. Bộ y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội, tr. 457-459.

6. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội, tr. 7-20.

7. Tạ Văn Bình (2004), Bệnh béo phì, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh. 8. Viện dược liệu (1997), “Định lượng alkaloid toàn phần trong lá Sen

bằng phương pháp so màu và phương pháp quang phổ tử ngoại”, Tạp chí dược liệu, 9(3), tr. 79-82.

9. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 345-349, 419-424.

10. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 2, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 721-726.

11. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh, tr, 186, 222-223, tr. 1040-1041.

78

Tài liệu tiếng Anh

12. Akira Shimotoyodome, Satoshi Haramizu, Misako Inaba, Takatoshi Murase and Ichiro Tokimitsu (2005), “Exercise and Green tea extract stimulatie fat oxidation and prevent obesity in mice”, Medicine and Science in Sports and Exercise, 10,1884-1892,

13. Bray G, Bouchard C (1997), “Genetics and human obesity: research directions”, FASEB J, 11, 937-945,

14. Coleman DL, Eicher EM (1990), “Fat (fat) and Tubby (tub): two autosomal recessive mutations causing obesity syndroms in the mouse”, J Hered, 88, 424-427,

15. H, Gerphard Vogel (ED,) (2002), Drug discovery and evaluation pharmacological assays, pp, 1053-1065,

16. Heckenlively JR, Chang B, Erway LC, Peng C, Hawes NL, Hageman GS, Roderick TH (1995), “Mouse model for Usher syndrom: linkage mapping suggests homology to Usher type I reported at human chromosome 11p15”, Proc Natl Acad Sci USA, 92, 11100-11104,

17. Jason CG Harford (2006), “Obesity drugs in clinical development”,

Current Opinion in Investigation Drugs, 7(4), 312-318,

18. Jean-Philippe Chaput, Angleo Tremblay (2006), “Current and novel approaches to the drug therapy of obesity”, Eur J Clin Pharmacol, 62, 793 – 803,

19. John B Dixon (2006),“Weight loss medications, Where do they fit in?”, Autarlian Family Physician, 35(8), 576 – 579,

20. Karl G, Hofbauer, Janet R, Nicholson, and Olivier Boss (2007), “The obesity epidemic current and future pharmacological treatment”, Annu, Rev, Pharmacol, Toxical,, 47(11), 1 – 28,

21. Li-kun Han, Yi-nan Zheng, Masayuki Yoshikawa, Hiromichi Okuda and Yosh Yuki Kimura, (2005), “Anti-obesity effects of Chikusetsu

79

saponins isolated from Panax japonicus rhizomes”, BMC complementary and Alternative medicine, 5(9),1-10,

22. Marcio C, Mancini, Alfredo Halpern (2006), “Pharmacological treatment of obesity”, Arq Bras Endocrinol Metab, 50(2), 377 – 389, 23. P, Chantre and D, Lairon (2002), “Recent findings of green tea extract

AR25 (Exolise) and its activity for the treatment of obesity”,

Phytomedicine, 9, 3-8.

24. Tomonori Nagao, Yumiko Komine, Satoko Soga, Shinichi Meguro, Tadashi Hase, Yukitaka Tanaka, and Ichiro Tokimitsu (2005), “Ingestion of a tea catechins leads to a reduction in body fat and malondialdehyde-modified LDL in men”, Am J Clin Nutr,81, 9-122, 25. Yuka Omo, Eri Hattori, Yukikata Fukaya, Shoji Imai, Yasushi

Ohizumi (2006), “Anti-obesity effect of Nelumbo nucifera leaves extract in mice and rats”, Journal of Ethnopharmacology, 106, 238- 244.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số công thức phối hợp cao dược liệu có tác dụng giảm cân (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)