KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CAO

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số công thức phối hợp cao dược liệu có tác dụng giảm cân (Trang 47 - 57)

3.2.1 KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT

Bảng 3.6. Kết quả chiết xuất của các dược liệu Dược liệu Hiệu suất chiết (%)

Chè xanh 9,13

Lá Sen 9,50

3.2.2. TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHÈ XANH VÀ CAO LÁ SEN

Hình thức cảm quan

Cao Chè xanh

48

Hình 3.9. Cao Chè xanh

Bột cao khô tơi, mịn, màu xanh lá hơi vàng, rất dễ hút ẩm. Mùi không đặc trưng, vị đắng.

Cao lá Sen

Hình 3.10. Cao lá Sen

Bột cao tơi khô, mịn, màu nâu sậm, rất dễ hút ẩm. Mùi thơm nhẹ không đặc trưng, vị đắng.

Độ tan trong nước

49

Cân chính xác khoảng 0,5 g cao, hòa trong nước, cứ 5 phút lắc 30 giây. Gọi là tan khi hòa vào nước tạo thành một dung dịch trong, đồng nhất, không còn phần tử chất thử.

Bảng 3.7. Độ tan trong nước của cao Chè xanh và lá Sen Mẫu cao Chè xanh Lá Sen Số ml nước hòa tan 1g cao 24 >10000

Độ tan Tan Không tan

Độ tan trong cồn cao độ

Tiến hành dựa vào định nghĩa độ tan theo DĐVN III.

Cân chính xác khoảng 50 mg cao, hòa trong ethanol 96%, cứ 5 phút lắc 30 giây. Gọi là tan khi hòa vào ethanol 96% tạo thành một dung dịch trong, đồng nhất, không còn phần tử chất thử.

Bảng 3.8. Độ tan trong EtOH 96% của cao Chè xanh và lá Sen Mẫu cao Chè xanh Lá Sen Số ml EtOH 96% hòa tan 1g cao 9000 >10000

Độ tan Rất khó tan Không tan

Độẩm

Tiến hành theo DĐVN III, phụ lục 5.16, PL – 98.

Sử dụng phương pháp 1: sấy trong tủ sấy ở áp suất thường, thời gian sấy 4 giờ, nhiệt độ 105 0C.

50

Bảng 3.9. Độẩm của cao Chè xanh và lá Sen Độẩm (%) Mẫu cao Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Chè xanh 5,26 5,60 5,38 5,41 Lá Sen 9,85 9,90 9,90 9,88 Độ tro toàn phần

Tiến hành theo DĐVN III, phụ lục 7.6, PL – 129, sử dụng phương pháp 1. Bảng 3.10. Độ tro toàn phần của cao Chè xanh và lá Sen

Tro toàn phần (%) Mẫu cao

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Chè xanh 7,02 7,38 6,88 7,09

Lá Sen 23,66 23,61 23,74 23,67

Độ tro không tan trong acid hydrochloric

Tiến hành theo DĐVN III, phụ lục 7.5, PL – 128, sử dụng phương pháp 1 Bảng 3.11. Tro không tan trong HCl của cao Chè xanh và lá Sen

Tro không tan trong HCl (%) Mẫu cao Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Chè xanh 0,25 0,15 0,13 0,18 Lá Sen 0,20 0,29 0,21 0,23 Định tính Định tính bằng các phản ứng hóa học đặc trưng hay bằng sắc ký lớp mỏng cho các nhóm hoạt chất trong cao dược liệu.

51

Chè xanh

- Phản ứng hóa học: Lấy 0,1 g cao cho vào 5ml nước để dùng làm các phản ứng định tính sau:

Phản ứng với dung dịch protein: Lấy vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, cho vào 1 giọt thuốc thử gelatin muối. Yêu cầu có tủa trắng đục. (+) Phản ứng với muối kim loại nặng: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, thêm vào 1 giọt FeCl3 1%. Yêu cầu có tạo tủa xanh rêu. (+) - Sắc ký lớp mỏng

Chuẩn bị mẫu: Lấy khoảng 0.1 g cao, hòa vào 10ml EtOH 50%, lắc với ethyl acetat (2 lần x 5 ml). Cô dịch ethyl acetat đến cắn khô, hòa vào EtOH 50% làm dịch chấm sắc ký.

Dung môi khai triển: CHCl3 : MeOH : AcOH ( 7: 2:1).

Phát hiện: 10 ml vanilin 1% trong cồn trộn với 20 ml HCl đậm đặc Yêu cầu: Trên bản sắc ký có các vết catechin màu hồng

Kết quả: Hình 3.11a

Lá Sen

- Phản ứng hóa học

Lấy khoảng 0,1g cao lá Sen cho vào 5 ml nước, lắc, lọc. Cho vào dịch lọc 1 giọt FeCl3 1%. Yêu cầu có tủa màu xanh đen. (+)

Lấy khoảng 1 g cao lá Sen, làm ẩm bằng NH3 đậm đặc. Cho vào 30 ml CHCl3, đun hồi lưu 30 phút, lọc. Dịch chiết CHCl3 cô đến cắn rồi hòa vào acid phosphoric 3%, lọc. Dịch chiết nước acid được kiềm hóa

52

bằng NH3 10% đến pH 9 – 10 rồi chiết với CHCl3. Cô bớt dịch chiết CHCl3 còn khoảng 10 ml, làm các phản ứng:

1 ml dịch chiết + 1 giọt thuốc thử Mayer sẽ có tủa trắng. (+)

1 ml dịch chiết + 1 giọt thuốc thử Bouchardat sẽ có tủa đỏ nâu. (+) 1 ml dịch chiết + 1 giọt thuốc thử Dragendorff sẽ có tủa đỏ. (+) 1 ml dịch chiết + 1 giọt acid picric sẽ có tủa vàng. (+)

- Sắc ký lớp mỏng:

Chuẩn bị mẫu: Lấy dịch CHCl3 (phần định tính trên) làm dịch chấm sắc ký.

Dung môi khai triển: C6H6 : CHCl3 : MeOH ( 2:5:1). Phát hiện: Thuốc thử Dragendorff.

Yêu cầu: Trên bản mỏng phải có các vết alkaloid màu vàng cam. Kết quả: Hình 3.11b

Hình 3.11. Sắc ký lớp mỏng của cao Chè xanh (a) và lá Sen (b) a b

53

Định lượng

Cao Chè xanh

Định lượng tannin bằng phương pháp oxy hóa (phương pháp Lowenthal): Cân chính xác khoảng 0,5 g cao cho vào bình định mức 250 ml, thêm nước vừa đủ tới vạch. Lấy 10 ml dung dịch (bằng pipet chính xác) cho vào bình nón 500 ml, thêm 250 ml nước và 10 ml (buret) dung dịch sulfo – indigo. Định lượng bằng dung dịch KMnO4

0,1 N cho tới khi chuyển sang màu vàng. Song song định lượng một mẫu trắng gồm 10 ml dung dịch sulfo – indigo và 250 ml nước. 1 ml dung dịch KMnO4 0,1 N tương ứng với 0,004157 g tannin tinh khiết. Hàm lượng phần trăm tannin (T%) trong cao được tính theo công thức:

T = 100 . 10 250 . 004157 , 0 ). ( x p b a− %

a : số ml dung dịch KMnO4 0,1 N dùng cho mẫu thử b : số ml dung dịch KMnO4 0,1 N đã dùng cho mẫu trắng p : khối lượng cao đem cân đã trừđộẩm

Kết quả:

Bảng 3.12. Hàm lượng tannin trong cao Chè xanh STT Hàm lượng tannin (%)* Trung bình (%)*

1. 48,76

2. 47,67

3. 47,67

48,03

54

Cao lá Sen

Định lượng alkaloid trong cao lá Sen theo cách tiến hành như định lượng alkaloid trong lá Sen đã trình bày ở trên.

Định lượng tannin trong cao lá Sen bằng phương pháp oxy hóa. Cách tiến hành nhưđịnh lượng tannin trong cao Chè xanh đã trình bày ở trên. Kết quả:

Bảng 3.13. Hàm lượng tannin và alkaloid trong cao lá Sen STT Hàm lượng tannin (%)* Trung bình (%)*

1. 11,45

2. 11,45

3. 11,45

11,45

STT Hàm lượng alkaloid (%)* Trung bình (%)*

1. 8,28

2. 7,86

3. 7,94

8,01

*(tính theo khối lượng cao khô)

3.2.3. TIÊU CHUẨN CAO CHÈ XANH VÀ CAO LÁ SEN

Từ các kết quả thực nghiệm trên, tiêu chuẩn cao Chè xanh và cao lá Sen gồm các chỉ tiêu sau:

55

Bảng 3.14. Dự thảo tiêu chuẩn cao Chè xanh STT Chỉ tiêu Mức chất lượng

1 Hình thức cảm quan Bột cao khô tơi, mịn, màu xanh lá hơi vàng, rất dễ hút ẩm, mùi không đặc trưng, vịđắng chát.

2 Độ tan trong nước Tan 3 Độ tan trong cồn Rất khó tan

4 Độẩm < 8%

5 Tro toàn phần < 9%

6 Tro không tan trong acid hydrochloric < 0,5% Định tính Phản ứng với gelatin muối Có tủa trắng đục

Phản ứng với FeCl3 1% Có tủa xanh rêu 7

Sắc ký lớp mỏng Các vết catechin có màu hồng

8 Định lượng tannin Hàm lượng tannin toàn phần không được ít hơn 40% (tính theo khối lượng cao khô)

56

Bảng 3.15. Dự thảo tiêu chuẩn cao lá Sen STT Chỉ tiêu Mức chất lượng

1 Hình thức cảm quan Bột cao tơi khô, mịn, màu nâu sậm, rất dễ hút ẩm. Mùi thơm nhẹ, vị đắng. 2 Độ tan trong nước Không tan

3 Độ tan trong cồn Không tan

4 Độẩm < 12%

5 Tro toàn phần < 25%

6 Tro không tan trong HCl < 0,5% 7 Định tính +TT Mayer + TT Bouchardat + TT Dragendorff + acid picric - Phản ứng với FeCl3 1% - Sắc ký lớp mỏng Có tủa trắng Có tủa đỏ nâu Có tủa đỏ cam Có tủa vàng Có tủa xanh đen

Có các vết alkaloid màu vàng cam 8 Định lượng

- Hàm lượng alkaloid toàn phần

- Hàm lượng tannin toàn phần

Không được ít hơn 5% (tính theo khối lượng cao khô)

Không được ít hơn 8% (tính theo khối lượng cao khô)

57

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số công thức phối hợp cao dược liệu có tác dụng giảm cân (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)