8. Soạn thảo quy trình, hướng dẫn thi công, giám sát chuyển giao công nghệ
Tiến hành soạn thảo quy trình, hướng dẫn thi công và thử hệ thống thiết bi điện, vô tuyến điện theo yêu cầu của quy phạm và tính hình thực tế tại đơn vị sản xuất. Từng bước hướng dẫn thi công, chuyển giao công nghệ cho đơn vị đóng tàu và ứng dụng phần thiết kế thành thạo
9. Hồ sơ thiết kế thi công phần điện giao cho đơn vị sản xuất
STT Ký hiệu Nội dung thiết kế – bản vẽ Ghi chú 1 BTC-01E Nhật ký kéo trải cáp điện
2 BTTB-01E Bản tính thiết bị điện toàn tàu
3 501-01E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong đáy ( botton plant) buồng máy Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 4 501-02E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong lửng 1 (flat deck) buồng máy Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 5 501-03E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong lửng 2 (2nd deck) buồng máy Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 6 501-04E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong dưới boong chính (lower deck) Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 7 501-05E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong chính (upper deck) Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 8 501-06E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong C deck Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 9 501-07E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong B deck Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 10 501-08E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong A deck Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 11 501-09E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện boong NAV. deck Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 12 501-10E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện khu vực mũi tàu (F’clec) Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 13 501-11E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện nhà tời gữa (crane house) Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 14 501-12E Bố trí tuyến cáp và thiết bị điện cột radar, trụ cẩu, cột đèn Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 15 QTĐ -02E Quy trình thử tại bến phần điện và vô tuyến điện Có kèm bảng tính vật tư thiết bị 16 500-01E Các bản vẽ gia công các chi tiết phục vụ
17 BDT-01E Bảng dự toán nhân công và vật tư thi công hệ thống điện 18 QTĐ-01E
Quy trình thi công đóng mới phần điện, vô tuyến điện tàu hàng khô tổng hợp 11.000DWT (SSIC-11/12)
19 QT-35 Quy trình thửđường dài
CHƯƠNG V
TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 1. Thời gian thi công
Thông thường thời gian thi công phần điện sẽ là thời gian cuối cùng trong quá trình đóng mới tàu, do công việc thi công phần điện bị ảnh hưởng nhiều bởi các hệ thống thiết bị khác như phần vỏ, kết cấu, phần ống, phần thiết bị. Từ khi áp dụng từng phần phần mềm thiết kế thi công bằng phương pháp số hóa đã chứng minh hiệu quả rỏ rệt về thời gian thi công.
Tên tàu
Đơn vị Thi công Đóng tàu
Thiết kế thi công/ Đơn vị thiết kế
Thời gian thi công (tháng) Saigon Queen 6500DWT SSIC SCD / chỉ số hóa phần vỏ 16 tháng Viễn Đông 05 6500DWT SSIC SCD/Aùp dụng một phần ống và điện 13 tháng Taydo Star
6500DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ 12 tháng H-217 SSIC SCD/Số hóa toàn bo dở dang 70% SSIC-11
11.000DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ 12 tháng SSIC-12
11.000DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ 10 tháng Dự kiến Qua bảng trên cho chúng ta thấy rõ thời gian thi công các tàu cùng loại nếu được áp dụng phần mềm thiết kế trên cơ sở số hóa giảm đi một cách rỏ rệt; Các tàu 6.500DWT rút ngắn được từ 16 tháng xuống còn lại 12 tháng từ thời điểm đặt ky cho đến thời điểm hoàn tất giao tàu; trong đó thời gian thi công hệ thống điện và thông tin nghi khí vô tuyến điện sẽ là tương ứng. Thời gian thi công phần điện thực tế không phải tập trung cho toàn bộ thời gian đóng tàu mà chỉ tập trung vào một số giai đoạn
bằng số hóa và phần mềm là hiệu quả. Các tàu 11.000DWT do khối lượng phần vỏ và kết cấu lớn hơn nên thời gian thi công phần này kéo dài thêm nhưng cũng rút ngắn tương đương thi công tàu 6.500DWT
2. Yêu cầu về kỹ thuật & nội địa hóa
2.1.Yêu cầu đảm bảo kỹ thuật được đánh giá bằng số sản phẩm không phù hợp phải thi công lại do lỗi của thiết kế thi công, số sản phẩm không phù hợp do thiết kế thi công phần điện xảy ra không nhiều trên các tàu số sản phẩm này phải thi công sửa chữa ảnh hưởng đến nhân công và vật tư thi công cũng như thời gian thi công bàn giao tàu, hiệu quả kinh tế.
2.2. Ngoài ra trong khi áp dụng phần mềm UGS-NX5 vào thiết kế công nghệ thi công phần điện tại SSIC đã gia công chế tạo được hộp cáp xuyên vách, xuyên boong bằng máy CNC hoàn toàn không phải nhập ngoại, đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao. Sản phẩm không phù hợp được thống kê như sau :
Tên tàu Đơn vị Thi công Đóng tàu Thiết kế thi công/ Đơn vị thiết kế
Số sản phẩm không phù hợp do
thiết kế thi công phần điện Saigon Queen
6500DWT SSIC SCD / chỉ số hóa phần vỏ 7
Viễn Đông 05
6500DWT SSIC SCD/Aùp dụng một phần ống và điện 2 Taydo Star
6500DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ 0 SSIC-11
11.000DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ 0 SSIC-12
11.000DWT SSIC SCD/Số hóa toàn bộ đang theo dõi Số sản phẩm phải sữa chữa lại trên các tàu cùng loại sau khi đã thi công giảm một cách đáng kể sau khi áp dụng thiết kế thi công bằng số hóa, đặc biệt không xảy ra trường hợp xảy ra sai sót tương tự hoặc trùng lặp.
Nội dung cụ thể các sản phẩm khơng phù hợp xem phụ lục đính kèm.
3. Nhân công thi công
Các tàu loại 6.500DWT do chưa áp dụng triệt để phần thiết kế bằng số hóa nên số liệu là kết quả thống kê thực tế; còn các tàu 11.000DWT số liệu nhân công do đơn vị thiết kế đưa ra ngay từ khi thiết kế do đó đơn vị thi công áp dụng số liệu này để thực hiện quản lý; số liệu như sau :
NC (công)
Tàu Dự toán Thực tế Ghi chú
Saigon Queen 6500DWT K 3.759 Viễn Đông 05 6500DWT K 3.715 Taydo Star 6500DWT 3.569 3.575 100.17% H-217 3.569 C SSIC-11 11.000DWT 4.799 4.850 101.06% SSIC-12 11.000DWT 4.799 C
Rõ ràng khi áp dụng phần mềm thì nhân công được giảm xuống rỏ rệt giảm được 4.89% trên sản phẩm (tàu Taydo Star so với Saigon Queen); ngoài ra khi đã có dự toán nhân công do đơn vị thiết kế cung cấp thì đơn vị thi công rất thuận tiện trong qúa trình quản lý nhân công
4.Vật tư thiết bị thi công
Phần vật tư thi công toàn bộ trang thiết bị cho hệ thống điện và thông tin nghi khí vô tuyến điện được nhập ngoại, phần thiết bị thông thường là nguyên complet. Do đó trong dự án chỉ thống kê và tính toán hiệu quả tiết kiệm, kim khí và cáp điện.
Bảng tổng hợp kết quả như sau : V.Tư Tàu Kim khí (kg) Cáp điện (m) G.Chú Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Saigon Queen 6500DWT K 8.790 K 32.000 Viễn Đông 05 6500DWT K 8.790 K 32.000 Taydo Star 6500DWT 8.622 8.700 30.712 31.000 H-217 8.622 Chưa TH 30.712 Chưa TH SSIC-11 11.000DWT 10.788 10.800 32.563 32.570 SSIC-12 10.788 Ch 32.563 Ch
Như vậy rỏ ràng khi áp dụng triệt để phần thiết kế thi công bằng phần mềm và số hóa thì phần vật tư sẽ giảm thiểu được, cụ thể các tàu 6.500DWT thì kim khí tiết kiệm được 1.02%, cáp điện tiết kiệm được 3.13% (tàu Taydo Star so với tàu SaiGon Queen); Ngoài ra khi áp dụng tốt thì việc cung ứng vật tư khó như cáp điện đảm bảo một cách tương đối chính xác.
Kết luận về hiệu quả áp dụng: Khi áp dụng thiết kế công nghệ thi công toàn bộ hệ thống tàu biển có trọng tải lớn một cách toàn diện, nay đủ sẽ cho chúng ta hiệu quả trong mọi vấn đề thời giant hi công , chất lượng kỹ thuật cũng như vật tư thiết bị thi công. Tại Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn đã minh chứng điều đó, khi áp dụng toàn bộ phần thiết kế thi công đóng tàu 11.000DWT xuất khẩu, đã hoàn thành đúng tiến độ thi công mà hai bên đã ký kết, mặc dù đây là một loại tàu mới, khó, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt.
Chương VI
TỔNG KẾT VAØ KIẾN NGHỊ TỔNG KẾT
Qua một thời gian nghiên cứu tìm tòi học hỏi và ứng dụng, nhóm nghiên cứu đã hoàn tất dự án “ Thiết kế thi công hệ thống điện chính trên tàu biển có trọng tải lớn”- áp dụng cho sản phẩm cụ thể. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn khách quan do suy thoái kinh tế toàn cầu, phải thay đổi sản phẩm mẫu, nhưng được sự quan tâm và giúp đỡ của Lãnh đạo các Sở Ban Ngành đến nay nhóm nghiên cứu đã hoàn tất công việc.
Thành công bước đầu của dự án với sự nổ lực cố gắng của nhóm nghiên cứu ứng dụng đã khẳng định năng lực nội địa hoá thiết kế thi công tàu biển có trọng tải lớn là rất tốt, rất có hiệu quả cần được đầu tư nhân rộng ra nhiều nhà máy đóng tàu trong khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả kinh tế về thới gian, vật tư thiết bị và yêu cầu kỹ thuật tại Xí nghiệp Đóng tàu Sài Gòn
Hiện tại do điều kiện kinh tế nên số Lisence phục vụ thiết kế ít, phần thư viện hệ thống điện chưa được cung cấp và cập nhật thường xuyên do nhà cung cấp UGS-NX; các phần về quản lý phần mềm cũng chưa được cung cấp; máy Computer chủ chưa đủ mạnh do đó khó khăn trong việc rút ngắn thời gian thiết kế thi công và kiểm tra va chạm. Thông thường do yêu cầu của thực tế sản xuất tại các đơn vị đóng tàu nên vừa phải thiết kế vừa phải thi công mà không có thời gian chuẩn bị chu đáo và phần thiết kế kỹ thuật thường hay thay đổi cập nhật nhiều lần, do đó không thể tránh những sai sót do thiết kế thi công.
Trong báo cáo tổng kết cũng như trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên ứu chắc chắn đang mắc phải nhiều điểm thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các nhà quản lý các cấp để dự án ngày càng đi vào thực tiễn tốt hơn.
KIẾN NGHỊ VAØ ĐỀ XUẤT
Với kết quả đã đạt được của đề tài là thành công bước đầu khẳng định năng lực nội địa hóa trong liõnh vực thiết kế thi công các tàu biển có trọng tải lớn. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, chúng tôi mong muốn đề tài được mở rộng, nâng cấp cho các loại tàu có trọng tải lớn hơn, ví dụ các tàu biển có trọng tải từ 70.000 DWT đến 100.000 DWT đồng thời cũng nghiên cứu ứng dụng cho các chủng loại tàu khác nhau như tàu chở hàng rời, tàu chở container, tàu chở ôtô, tàu phục vụ công trình biển, tàu làm kho chứa dầu nổi, các tàu chuyên dụng khác.
Qua việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số hóa cụ thể ứng dụng phần mềm UGS- NX chúng tôi thấy phần mềm này có khả năng ứng dụng rất lớn và rộng rãi, có thể phát triển để áp dụng cho các ngành khác như Công nghiệp cơ khí chế tạo máy, viễn
thông, điện công nghiệp. Trong khuôn khổ dự án này nhóm nghiên cứu mới chỉ áp dụng
được trình ứng dụng một phần trong toàn bộ thiết kế phần điện của phần mềm. Trong phần mềm còn cho phép thiết kế chi tiết các mạch điện, điện tử cụ thể như hệ thống điện cho một máy cơ khí, thiết bị viễn thông, trong đó có chỉ ra cấu tạo của các loại thiết bị, khí cụ được sử dụng, cũng như tính toán tối ưu việc kéo lắp cáp điện, độ võng cáp điện… Nhóm thực hiện dự án sẽ tiếp tục xem xét nghiên cứu cụ thể các trình ứng dụng này để có thể can thiệp dữ liệu, khai thác tối đa phần mềm một cách hiệu quả nhất và có thể ứng dụng vào các lĩnh vực khác.
Vấn đề Tài chính đề nghị Trung tâm tư vấn thiết kế Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn là đơn vị trực tiếp thu, chi và quản lý toàn bộ phần kinh phí, tiếp tục liên hệ với các đơn vị, ban ngành liên quan để có kế hoạch cụ thể sau khi thanh lý hợp đồng và hoàn vốn sau khi dự án kết thúc theo hợp đồng số 112/HĐ-SKHCN ngày 29 tháng 9 năm 2008, và hợp đồng giữa Chủ nhiệm dự án và Trung tâm tư vấn thiết kế mà các bên đã ký kết. Trung tâm tư vấn thiêt kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn có trách nhiệm hoàn vốn theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà không phải là Chủ nhiệm dự án, do đó trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh liên hệ trực tiếp với Giám đốc Trung tâm Tư vấn thiết kế.
Trên đây là toàn bộ phần báo cáo tổng kết các nội dung công việc của nhóm nghiên cứu đã thực hiện. Thay mặt nhóm nghiên cứu thực hiện dự án tôi xin chân thành cám ơn sự quann tâm giúp của Ban lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, các Sở Ban ngành liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện thành công dự án này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2010 CHỦ TỊCH CHỦ NHIỆM DỰ ÁN HỘI ðỒNG KHOA HỌC CƠ QUAN CHỦ TRÌ TRẦN ĐÌNH ĐỨC
CƠ QUAN QUẢN LÝ NGUYỄN QUANG HUY
TAØI LIỆU THAM KHẢO I. Phần mềm ứng dụng:
1. Phần mềm thiết kế tàu thủy NX3 của UGS – Mỹ 2. Phần mềm AutoCad
II. Tài liệu tham khảo:
1. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép – TCVN 6259:2003 Đăng kiểm Việt Nam
2. Hướng dẫn giám sát và đóng mới tàu biển- Phần vỏ tàu Đăng kiểm Việt Nam
3. Rules and Guidance 2005 Nippon Kaiji Kyokai (NK)
4. Guidance for classification survey during construction (hull) 2004 Nippon Kaiji Kyokai (NK)
5. Shipbuilding and Repair Quality Standard No.47
International Association of Classification Sociaties (IACS) 6. Guide for inspection of ship hull welds
International Association of Classification Sociaties (IACS) 7. Structural Welding Code – Steel
American Welding Society 8. Tiêu chuẩn JIS.
Japan Marine Standards Association 2000.
9. Tiêu chuẩn ngành Công nghiệp tàu thủy TCN-20CNT 10. Các hồ sơ thi công tàu hàng 6.500DWT và SSIC-11