5. Kiểm tra va chạm, hiệu chỉnh tránh va chạm trên mô hình 3 D
- Sau khi lắp ráp các phần hoàn thiện, tiến hành đưa về trên cùng một file tổng thể bao gồm có cả máy, ống, trang thiết bị khác để kiểm tra va chạm. Trong thực tế để dung lượng máy đảm bảo cho máy hoạt động tốt trên nền UGS-NX thì chúng ta chỉ cần tiến hành kiểm tra va chạm từng phần mà không nhất thiết phải là toàn bộ tàu, có thể theo từng hệ thống hoặc theo từng boong, từng tầng, từng phòng, từng khoang. Công việc kiểm tra va chạm tổng thể thường được các trưởng nhóm thiết kế thực hiện.
- Các hệ thống sau khi kiểm tra va cham và chỉnh sửa va chạm sẽ được tách ra các máy PC đơn lẻ. Từ các máy PC đơn lẻ các kỹ sư thiết kế thiết kế sẽ xuất các hệ thống này ra máy in hoặc ra các phần mềm khác tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng khác nhau.
- Các phần mềm có thể truy xuất qua như : TRIBON; AUTOSHIP; NUS-PAS; SHIPCONSTRUCTOR; SOLIDEDGE Và còn nhiều phần mềm khác nữa. Đuôi file xuất ra *.prt, *.jps, *.stp, *.step, *.dxf, *.dwg, *.model, *.tv, *.vrml, *.png, *.jpeg, *.gif, *.igeg, *.gif, *.tiff, *.bpm, *.step203, *. Step214, *.txt, *.xls….. các phần mềm có các đuôi file dạng này có thễ truy xuất qua lại. Đây là điểm mạnh của việc số hoá trong thiết kế công nghệ tàu thủy.
- Hình ảnh phần buồng máy khi chưa lắp thiết bị và sau khi đã lắp ráp phần trang thiết bị điện và ống trong buồng máy thể hiện sau đây cho phép chúng ta tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh tránh va chạm ( trích một phần trong buồng máy )