Đối với cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Thẩm định – nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư tín dụng theo dự án (Trang 45 - 49)

Cán bộ ngân hàng làm công tác thẩm định phải thường xuyên cập nhật những qui định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư. Đây là những qui định có tính nghiêm ngặt và chặt chẽ đảm bảo lợi ích của ngân hàng, của chủ đầu tư và của cả cộng đồng. Tuân thủ đầy đủ những qui tắc này còn giúp cho ngân hàng có thể bảo vệ cho lợi ích của mình trong một số lĩnh vực mà ngân hàng không đủ chuyên môn để thẩm định chẳng hạn như kỹ thuật, xây dựng, môi trường... Đứng ở góc độ ngân hàng các cán bộ làm công tác thẩm định cần nắm được những qui định sau:

- Qui định về bảo vệ môi trường

- Qui định về kế hoạch, kiến trúc và xây dựng

- Qui định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp - Qui định về chế độ khấu hao tài sản cố định, tiền lương ,tiền thuê đất...

Các cán bộ này còn cần phải thu thập các thông tin cần thiết khác phục vụ cho công tác thẩm định đặc biệt là các thông tin về sản phẩm thị trường, các kế hoạch phát triển kinh tế của vùng ngành, quy hoạch xây dựng ...

Nhiều khi các thông tin về khách hàng bằng văn bản không đủ để đánh giá thì cần tự đi thu thập bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc tiếp xúc với các đối tác của khách hàng.

Thu thập đủ thông tin nhưng không phải ai cũng có thể xử lý tốt. Muốn đánh giá đúng các dự án cán bộ ngân hàng cần ưu tiên quan tâm đến tính khả thi của dự án, tư cách đạo đức của chủ đầu tư và khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước nơi doanh nghiệp hoặc dự án hoạt động để tiện xem xét, đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường, các thông tin phi tài chính.

KẾT LUẬN

Đầu tư tín dụng theo dự án của ngân hàng đã và đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của ngân hàng nói riêng và sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung. Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Đầu tư tín dụng theo dự án là nhằm mục đích lựa chọn được các biện pháp tốt nhất vào chúng để tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá rủi ro trong đầu tư nói chung và đầu tư tín dụng theo dự án của ngân hàng.

Thẩm định như lý thuyết và thực tiễn cho thấy nổi lên là một nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tín dụng. Do đó, cần có phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý, các phép tính toán chính xác, khách quan và tất nhiên muốn thẩm

định hiệu quả thì cần có người đủ trình độ, khả năng, tư cách đạo đức thực hiện công việc này. Các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nói chung, ngân hàng nói riêng sẽ phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ phụ trách trực tiếp và gián tiếp để chủ động hơn trong lựa chọn dự án để đầu tư, quản lý tốt hơn quá trình đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất.

Những phân tích và đánh giá của em trong đề án về thẩm định, về đầu tư tín dụng theo dự án và hiệu quả của nó, mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu và được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, nhưng chắc chắn vẫn còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế đầu tư

1. Giáo trình Lập và quản lý dự án

2. Quy chế cho vay đối với khách hàng của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và

3. Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 1998, 1999, 2000.

4. Tạp chí Ngân hàng 1998-2001

5. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 1999 6. NĐ 52/1999 NĐ - CP ngày 8/7/1999 7. NĐ 24/1999 NĐ - CP ngày 16/4/1999 8. NĐ 12/2000 NĐ - CP ngày 5/5/2000

9. Thông tư số 06/1999/TT-BKH (ký ngày 24/11/1999) 10. Thông tư số 07/2000/TT-BKH (ký ngày 03/7/2000) 11. Thông tư 11/2000/TT-BKH (ký ngày 11/9/2000)

Một phần của tài liệu Thẩm định – nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư tín dụng theo dự án (Trang 45 - 49)