III. Vai trò của thẩm định đối với hoạt động đầu tư tín dụng theo dự án
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ TƯ CÁCH
Gặp gỡ phỏng vấn người vay
Tất cả các thông tin do người vay cung cấp đều phải được kiểm tra và có ký tên để lưu nếu cần thiết.
Nếu chủ dự án là doanh nghiệp mới phải thẩm tra kỹ hơn, các thông tin khai báo phải được kiểm tra chéo.
Kiểm tra thực địa
Tại văn phòng và nơi sản xuất – nhằm xem xét điều kiện của doanh nghiệp, máy móc thiết bị và công nghệ được sử dụng.
Hoạt động trước đó
Sử dụng càng nhiều càng tốt các chỉ số đo lường để đánh giá hoạt động trước đó của chủ đầu tư, doanh nghiệp : lợi nhuận , mức tăng trưởng... Năng lực
chuyên môn và
Hiểu biết về chuyên môn và năng lực điều hành phải coi là điều kiện tiên quyết nhất trước khi bắt đầu qua trình thẩm định.
2.2 . Thẩm định khả năng tài chính
Mục đích thẩm định khả năng tài chính là ngân hàng muốn biết rõ khả năng thu hồi nợ của mình thông qua các chỉ tiêu như: hệ số tài trợ, năng lực đi vay, khả năng thanh toán.
- Đánh giá năng lực tài chính thì có hai chỉ tiêu chính là
Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp + Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ đầu tư sử dụng Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp + Năng lực đi vay = Vốn thường xuyên
- Đánh giá khả năng thanh toán có các chỉ tiêu sau
Số tiền dùng trong thanh toán + Khả năng thanh toán chung = Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán
Vốn bằng tiền + Các khoản thu ngắn hạn và có thể thu + Khả năng thanh toán nhanh= Nợ ngắn hạn ngân hàng +phải trả khác Vốn bằng tiền
+Khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn
Tscó + ts thiếu +chênh lệch về lưu động chờ xử lý giá chưa xử lý + Khả năng thanh toán cuối cùng =
Nợ ngắn hạn+ các khoản phải trả
Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh toán chung và thanh toán nhanh với 1: nếu lớn hơn 1 là bình thường, nếu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, nếu nhỏ hơn 1là khả năng thanh toán yếu và càng nhỏ càng yếu, riêng hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 là tốt; so sánh chỉ tiêu khả năng thanh toán cuối cùng với 1 nếu nhỏ hơn thì không thể đầu tư vì tình hình tài chính của doanh nghiệp rất xấu.
Trong thực tế vấn đề xác định chính xác nhu cầu tài trợ vốn của một dự án không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác. Thông thường ngân hàng tiến hành phân tích một số yếu tố như: Khuynh hướng và tính thời vụ trong nhu cầu vốn của dự án; tình trạng tài chính và khả năng sinh lời của dự án; các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động. Mối quan hệ của chúng được biểu thị qua sơ đồ sau:
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Phân tích nhu cầu
về vốn của dự án Phân tích tài chính và khả năng sinh lời của dự án
Phân tích rủi ro trong hoạt động của dự án Xác định nhu cầu
Sau khi đánh giá điều kiện pháp lý, năng lực tài chính và nhu cầu tài trợ ngân hàng tiến hành thẩm định dự án .
2.3. Thẩm định dự án
Để thẩm định dự án ngân hàng cần tập hợp đủ các hồ sơ theo qui định của NĐ 52/1999/NĐ-CP, NĐ 12/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho NĐ 52, thông tư số 06/1999/TT-BKH (ký ngày 24/11/1999), thông tư số 07/2000/TT-BKH (ký ngày 03/7/2000), thông tư 11/2000/TT-BKH (ký ngày 11/9/2000) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định và báo cáo đầu tư và các văn bản khác có liên quan. Thông thường gồm một số văn bản sau:
- Quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc giấy phép đầu tư được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được duyệt.
- Quan điểm, ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền sở tại và của chính phủ (nếu có) về dự án.
- Các hồ sơ liên quan khác:
+ Quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án. + Giấy phép xây dựng
+ Văn bản chấp thuận của Bộ, sở Khoa học công nghệ và môi trường về phương án xử lý chất thải và tác động môi trường của dự án
+ Báo cáo nghiên cứu về khối lượng, chất lượng các nguồn nguyên liệu cho dự án sẽ khai thác trong tự nhiên và giấy phép khai thác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
+ Hợp đồng nhập khẩu thiết bị và giấy phép của Bộ thương mại (đối với trường hợp phải nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc nguyên liệu)
+ Kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu về toàn bộ khối lượng xây lắp theo NĐ 43/CP/ 16/7/1996 và NĐ 93/CP/23/8/97 của chính phủ kèm theo các hợp đồng đã ký với các bên trúng thầu như hợp đồng xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng lắp đặt thiết bị...
Sau khi tập hợp đủ hồ sơ, xem xét tính phù hợp về mặt pháp lý ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam qui định thẩm định theo các nội dung sau:
a. Phân tích về mặt tài chính của dự án
Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính của dự án nhằm mục đích: xác định tính khả thi của dự án về mặt tài chính của dự án, đánh giá tính đầy đủ của một kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư mới hoặc duy trì doanh nghiệp đang hoạt động, giám sát hoạt động của một công ty hoặc của một nhóm người thực hiện dự án, đề xuất phương pháp nâng cao tính khả thi của dự án và các điều kiện cần thiết cho dự án để xin tài trợ vốn từ đó quyết định kế hoạch tài trợ cho dự án.
Về nguyên tắc, phân tích tài chính yêu cầu phải xác định được tất cả các khoản thu và chi của dự án khi đầu tư, ngân hàng xem xét các chỉ tiêu :
- Xác định tổng mức vốn đầu tư trong đó chú ý tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động
- Nguồn vốn đầu tư, trong đó xác định rõ vốn của chủ đầu tư tham gia dự án, vốn ngân sách cấp, vốn vay và vốn khác
Từ đó đưa ra chênh lệch, thừa thiếu giữa nguồn vốn và tổng mức đầu tư
- Tính mức cho vay và thời hạn trả nợ, theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì
+ Mức cho vay của dự án = Tổng nhu cầu- Vốn tự có của - vốn khác
vốn của dự án chủ đầu tư (nếu có) +Thời hạn cho vay = Thời gian xây dựng cơ bản +Thời gian trả nợ
Mức cho vay + Thời hạn trả nợ =
Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận + nguồn khác
(dùng để trả nợ) (nếu có)
Ngân hàng sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải có kế hoạch trả nợ phù hợp theo từng đơn vị thời gian, theo từng loại nguồn cụ thể, tất nhiên là phải đủ cả gốc và lãi.
b. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án
Việc so sánh, tính toán các chỉ tiêu, các yếu tố đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án dựa trên: Các định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành cụ thể; Các qui định của nhà nước về các vấn đề liên quan (thuế, khấu hao cơ bản, phương pháp hạch toán); Các giả định phù hợp với điều kiện thực tế của dự án (giả định về giá thành sản phẩm, nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm...); Kết hợp tham khảo các dự án tương tự đã được thực hiện.
Đôi khi ngân hàng phải tính độ nhậy của dự án đối với một số yếu tố, rồi tính toán khả năng tích luỹ của dự án qua các năm, cân đối kế hoạch trả nợ của dự án từ đó thấy rõ khả năng trả nợ các nguồn vay của dự án. Thông thường các chỉ tiêu mà ngân hàng quan tâm là:
- Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV): là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và dòng chi phí đã được chiết khấu với một mức lãi suất phù hợp:
n Bi n Ci SV
NPV = - Iv0 + ∑ - ∑ + i=1 (1+r)i i=1 (1+r)i (1+r)n
Trong đó :
+ Iv0 : tổng vốn đầu tư ban đầu + Bi : khoản thu của năm i + Ci : khoản chi phí năm i
+ n : Số năm hoạt động của dự án + r : Tỷ suất chiết khấu được chọn + SV : giá trị còn lại cuối đời dự án
Nếu NPV lớn hơn 0 thì nên đầu tư, NPV = 0 thì cần xem xét mục tiêu dự án và một số chỉ tiêu khác của dự án, NPV nhỏ hơn 0 thì không nên đầu tư.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là lãi suất mà tại đó tổng thu bằng tổng chi tức NPV bằng 0
NPV1
IRR = r1 + ( r1 - r2 ) NPV1- NPV2
Trong đó :
- r1, r2 : Giá trị tỷ suất chiết khấu dùng để tính thu nhập thuần của dự án
- NPV1, NPV2: Thu nhập thuần tương ứng với r1, r2
IRR càng lớn càng tốt, nhưng tối thiểu phải lớn hơn lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn vốn đầu tư ( hoặc vốn vay ngân hàng )
- Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí sản xuất. Tính toán điểm hoà vốn để xác định mức độ sản xuất mà tại đó khách hàng không có lãi nhưng không bị lỗ.
Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị hiện vật f
x= p - v
Trong đó : x là sản lượng tại điểm hoà vốn
f là tổng định phí tính cho cả đời dự án hoặc một năm p là giá bán một sản phẩm
v là biến phí tính cho một sản phẩm Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị giá trị
f Oh = px =p P - v
Trong đó : Oh là doanh thu hoà vốn
Về điểm hoà vốn còn có các phương pháp tính khác như bằng đồ thị, theo giá trị tiền tệ, hoặc tính chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn tuy nhiên thường thì ngân hàng chỉ xét các chỉ tiêu trên là các chỉ tiêu mà người lập dự án đã tính toán sẵn ngân hàng chỉ kiểm tra tính chính xác thôi.
c. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Ngân hàng tiến hành xem xét kỹ khía cạnh này trong trường hợp dự án có sự can thiệp của nhà nước, và mục tiêu của dự án là vì phúc lợi xã hội nhiều hơn là vì lợi nhuận. Các nội dung nghiên cứu gồm
- Dự án có nằm trong chiến lược, mục tiêu phát triển của nhà nước của ngành hay địa phương không
- Các chỉ tiêu phản ánh những đóng góp của dự án vào làm tăng khối lượng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ cho xã hội
- Tận dụng các điều kiện thuận lợi sẵn có như điều kiện tự nhiên của vùng, điều kiện xã hội, sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng lao động tại địa phương...
- Dự án có tạo điều kiện nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay không
- Dự án đóng góp như thế nào vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng
d. Nghiên cứu tính khả thi của dự án
Ngân hàng sẽ quan tâm nhất đến khả năng trả nợ của dự án, do đó sẽ xem xét kế hoạch trả nợ vốn vay và năng tích luỹ của dự án, đồng thời xem xét sự phù hợp của các nguồn vốn đầu tư về cơ cấu, số tiền, thời hạn, lãi suất, phân kỳ trả nợ...
Xem xét và phân tích thị trường tiêu thụ - đây là nội dung quan trọng quyết định đến tính khả thi của dự án. Các bước phân tích gồm một số nội dung cơ bản sau
- Xem xét mô tả vắn tắt sản phẩm, dịch vụ của dự án về tính năng, công dụng, kết cấu và các đặc điểm nổi bật
- Đánh giá chung về thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó: thị trường tiêu thụ dự kiến, cơ cấu khách hàng tiêu thụ, xác định nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đó trong tương lai, đánh giá về các đối thủ cạnh tranh, cuối cùng đưa ra chênh lệch cung cầu về sản phẩm, dịch vụ của dự án, xác định lượng sản phẩm có thể tiêu thụ. Tất nhiên cũng cần xem xét các biện pháp khuyến thị tiếp thị sẽ được áp dụng, mức giá sẽ bán.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các chính sách của nhà nước của ngành liên quan đến sản phẩm dịch vụ của dự án và các biện pháp xử lý trong trường hợp những thay đổi của chúng tác động xấu đến dự án.
- Đánh giá khả năng cung cấp đầu vào cho dự án hoạt động. Ngân hàng cần có những hiểu biết về loại nguyên vật liệu mà dự án cần và phân tích các mặt sau: nguồn và khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án về năng lượng, thiết bị phụ trợ, lao động có kỹ thuật và lao động phổ thông, nguyên liệu tại chỗ có hay không nếu phải vận chuyển từ nơi khác đến thì chi phí và chất lượng có đảm bảo không. Thực tế đây là vấn đề khó xác định cần phải thu thập nhiều thông tin kết hợp với đánh giá của các cơ quan hữu quan và tham khảo dự án tương tự đã hoạt động.
- Công nghệ và tài sản cố định: Ngân hàng chủ yếu dựa vào các đánh giá của bộ, sở KHCN&MT, các cơ quan quản lý ngành, kết luận của hội đồng thẩm định cấp nhà nước để xem xét dự án về các mặt: Mức độ hiện đại của công nghệ; Sự phù hợp của công nghệ với thực tế và đòi hỏi của dự án; Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị và các điều kiện bảo trì bảo dưỡng sau khi lắp đặt.
Đây là nội dung khó thẩm định, do đó đối với các dự án lớn ngân hàng phải thuê chuyên gia và thường coi trọng các kết luận trước đó của cơ quan cấp phép đầu tư.
- Tổ chức quản lý sản xuất : ngân hàng thường tiến hành xem xét sự phù hợp và tính khả thi của dự án về mặt này theo các nội dung sau: Cơ cấu màng lưới tổ chức quản trị dự án; Các phương thức điều hành, cấp điều hành và thừa hành trong qua trình thực hiện dự án; Đánh giá về năng lực, trình độ và khả năng quản lý của đội ngũ cán bộ điều hành dự án; Đánh giá nhu cầu và khả năng bố trí nhân lực cho dự án