0
Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Trang 131 -188 )

Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản do nổ bom mìn gây ra, Công ty Cổ phần VID Hưng Yên sẽ thực hiện công tác dò phá bom mìn theo các qui định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, cụ thể:

• Hợp đồng với đơn vị có chức năng của Quân đội triển khai thực hiện công tác dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất tại khu vực dự án.

• Công tác dò phá bom mìn trong lòng đất được triển khai thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động san nền.

b. Giảm thiểu ô nhiễm do sinh khối thực vật phát quang

• Sinh khối thực vật tại khu vực dự án có thể sử dụng làm chất đốt hoặc các mục đích khác.

• Sinh khối thực vật sẽ được phát quang và thu dọn sạch sẽ trước khi tiến hành san nền. Sinh khối thực vật phát quang được thu gom trực tiếp để chuyển đi xử lý tiếp.

• Đối với các sinh khối thực vật không thể tận dụng sử dụng Công ty sẽ liên hệ và ký kết hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương đến vận chuyển đem đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này.

c. Giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông

Để giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông, chủ đầu tư sẽ đào rãnh khoanh vùng khu vực san nền trước khi thực hiện san nền. Các rãnh khoanh vùng có chiều rộng khoảng 1m xung quanh khu vực dự án, sau đó kè đá hộc để ngăn nước mang theo đất cát chảy ra sông và khu vực xung quanh.

d. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải sinh hoạt

+ Chất thải sinh hoạt

Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

• Tận dụng nguồn lao động địa phương có thể tự túc chỗ ăn ở. Hạn chế tối đa việc tổ chức các bếp ăn tập thể trong khu vực dự án do vậy sẽ hạn chế được tối đa lượng nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc thông qua việc sử dụng suất ăn công nghiệp.

• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom vào các thùng chứa trong khu vực dự án. Tại khu vực dự án trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ trang bị từ 2-3 thùng rác 100 đến 240 lít.

• Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các qui định hiện hành.

• Trang bị đủ các nhà vệ sinh di động phục vụ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân xây dựng tại dự án. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, trang bị từ 2-3 nhà vệ sinh di động tại khu vực dự án.

+ Chất thải rắn

Trong thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như sắt, thép phế thải, gỗ, gạch đá vụn, bao bì, chai, lọ… những chất thải này gây cản trở trong xây dựng và làm mất an toàn trong thi công. Để giảm thiểu tác động, các giải pháp sau đây được thực hiện:

• Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu, giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý, giám sát công trình.

• Thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng.

• Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư có thể tận dụng cho việc san lấp mặt bằng.

• Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẫu sắt thép dư thừa … được thu gom, phân loại, tập trung và vận chuyển đến nơi quy định của tỉnh Hưng Yên hoặc khu XLCT Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

• Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án. Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.

• Dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án không được chôn lấp, chúng sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa bằng thép đen được đặt trong khu vực bảo dưỡng, sửa chữa xe.

• Khu vực dự án trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ trang bị từ 3-4 thùng chứa dầu mỡ thải loại 100 đến 200 lít.

• Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

f. Giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân

Để giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân, Công ty Cổ phần VID Hưng Yên sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

• Giảm thiểu tối đa các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng cho dự án dừng đỗ trên Quốc lộ 5, đường tỉnh lộ 198 và 198 B.

• Khi tập trung mật độ cao các phương tiện vận chuyển tại khu vực dự án sẽ bố trí người điều phối giao thông nhằm tránh tình trạng tắt nghẽn giao thông từ Quốc lộ 5, đường tỉnh lộ 198 và 198 B vào khu vực dự án.

g. Giảm thiểu các vấn đề kinh tế - xã hội

Do số lượng lao động tập trung trong giai đoạn thi công xây dựng duy trì ở mức 150-200 công nhân nên công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội luôn được chủ đầu tư là Công ty cổ phần VID Hưng Yên coi trọng và thực hiện các giải pháp sau:

• Các lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà thầu và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà thầu tuyển dụng tối đa.

• Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình:

- Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án.

- Giới thiệu với lao động tại địa phương khác đến làm việc về phong tục/tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động ở nơi khác đến và người dân địa phương.

• Giảm thiểu tối đa công nhân xây dựng không có nhiệm vụ ở lại qua đêm trong khu vực dự án.

• Tất cả công nhân có thẻ khi ra vào khu vực dự án để thuận tiện cho công tác quản lý.

• Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn để triển khai thực hiện xây dựng dự án.

h. An toàn lao động

Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty Cổ phần VID Hưng Yên sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

• Các cán bộ chủ chốt và tổ trưởng các bộ phận làm việc tại công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.

• Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.

• Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.

i. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

• Dùng các tấm lợp che chắn từng khu vực diện tích san nền (chiều cao từ 1.5 đến 2.0m).

• Xây dựng cổng chiều vào và chiều ra có trạm rửa xe sau khi ra khỏi công trình.

• Các phương tiện vận chuyển phải được che đậy kín

• Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hưng Yên, đơn vị quản lý QL5, đường 198 và 198B tăng cường kiểm tra và đặt biển báo an toàn giao thông công trình đang thi công.

j. Giảm thiểu tiếng ồn và rung động

+ Đối với các thiết bị thi công

- Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công kiểm tra độ ồn của các thiết bị tham gia thi công. Thiết bị nào vượt TCCP thì phải có giải pháp kỹ thuật giảm ồn.

- Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu với nguồn gây ồn vượt quá TCCP TCVN 5949:1998.

+ Các giải pháp kỹ thuật

- Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn: thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo.

- Tính toán thiết kế các móng/kệ máy có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị.

- Không bố trí thời gian thi công vào ban đêm (từ 23h đến 6h sáng hôm sau), giờ nghỉ trưa để giảm thiểu tối đa các tác động, nhất là tiếng ồn đối với các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân dân xung quanh khu vực.

- Dùng bạt quây xung quanh vị trí gây ồn nhằm giảm thiểu cường độ ồn. - Đào rãnh kỹ thuật quây xung quanh nguồn gây rung động giảm thiểu cường độ rung.

k. Giảm thiểu đối với các sự cố

- Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng, thực hiện đầy đủ kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

- Đối với các thiết bị điện luôn được duy trì ở điều kiện an toàn, ngăn ngừa khả năng phát tia lửa điện dụng cụ điện, thiết bị điện.

- Về phòng cháy chữa cháy tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

• Tiêu chuẩn TCN 68-174/1998: Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu Điện.

• Tiêu chuẩn TCN 46-84: Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây dựng.

• Tiêu chuẩn NF C17-102/1995 Tiêu chuẩn chống sét an toàn quốc gia Pháp.

- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dượt chữa cháy cho công nhân.

- Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật.

4.1.4. Giai đoạn khai thác và vận hành

a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

• Khoảng cách ly giữa dự án KCN Minh Quang với khu vực xung quanh sẽ được trồng khoảng cây xanh cách ly có tán dày tối thiểu khoảng 50m.

• Cung cấp các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến khí thải tại nguồn và không khí xung quanh áp dụng cho các nhà máy thành viên trong KCN Minh Quang ngay từ khi bắt đầu thực hiện các dự án.

• Tại trạm bơm nước thải, lắp đặt hệ thống bẫy khí để xử lý mùi hôi phát sinh, phun tăng cường chế phẩm Enchoice, EM giảm mùi hôi.

• Riêng đối với trạm XLNT tập trung, các biện pháp sau sẽ được thực hiện: - Tuân thủ các yêu cầu thiết kế.

- Tuân thủ các yêu cầu vận hành và giám sát.

- Trồng khoảng cây xanh cách ly có tán dày khoảng 50 m

• Kiểm tra việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải và tiếng ồn của các nhà máy thành viên trong KCN Minh Quang theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Các nhà máy thành viên

• Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải và tiếng ồn như trong báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt bởi cơ quan chức năng về môi trường.

• Tuân thủ tỷ lệ diện tích cây xanh trong từng nhà máy thành viên theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

• Giải pháp bố trí các hạng mục công trình trong từng nhà máy:

- Tách riêng các khu sản xuất, phụ trợ, kho bãi, hành chính và trồng cây xanh ngăn cách khu hành chính và công trình nhạy cảm khác.

- Các hệ thống ống thải, thông gió của các nhà máy sẽ được tập trung vào một khu tạo thuận lợi cho việc giám sát và kiểm soát ô nhiễm.

- Các công trình xây dựng sẽ được bố trí tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên nhiều nhất. Để thuận lợi cho việc này thì các cửa sổ và cửa mái phải hướng về phía nhiều ánh sáng nhất (hướng Bắc – Nam). Vấn đề thông gió cũng được tổ chức hướng mặt nhà về phía có gió thoáng mát (hướng đông bắc, hướng nam và tây nam). Góc hướng gió nghiêng thổi vào mặt nhà tối thiểu là 45oC.

- Các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ…) tại các khu vực sản xuất. Quy hoạch bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các cơ sơ sản xuất, các nhà xưởng trong KCN.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất gây ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ. - Việc vận hành và quản lý các thiết bị, máy móc cũng như quy trình công nghệ sản xuất là một biện pháp để khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành định hướng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn thải và lượng thải. - Các biện pháp sau có thể được áp dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí giai đoạn KCN đi vào hoạt động.

- Đối với KCN đa ngành nghề thì bụi là tác động chủ yếu đến môi trường không khí. Và để giảm thiểu ô nhiễm do bụi trong quá trình sản xuất có thể dùng 2 phương pháp: làm thông thoáng nhà xưởng; Xyclon và lọc bụi tay áo. Đó là phương pháp xử lý áp dụng đối với bụi khô thi hiệu suất xử lý đạt 95 - 98%.

Các biện pháp kỹ thuật cụ thể

+ Tính toán chiều cao ống khói

Trong trường hợp nồng độ các chất ô nhiễm không khí cao hơn tiêu chuẩn quy định đối với nguồn thải vào môi trường xung quanh thì các cơ sở sản xuất sẽ kết hợp giữa việc xử lý khí thải tại nguồn phát sinh và tính toán độ cao ống khói để pha loãng khí thải sao cho nồng độ cực đại tuyệt đối tại mặt đất đạt TCVN 5939 chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Phương án nâng cao ống khói chỉ cho phép pha loãng chất thải chứ không giảm được tải lượng ô nhiễm. Hơn nữa, trong điều kiện nặng gió hoàn toàn và độ bền vững không khí đạt mức tối đa thì phương án pha loãng khí thải bằng ống khói cũng không hiệu quả. Điều cơ bản là mỗi xí nghiệp, nhà máy phải xử lý khí thải đạt giới hạn cho phép ngay tại nguồn phát sinh.

+ Các phương án kỹ thuật xử lý bụi

Bảng 4.1: Các phương án xử lý bụi

STT Phương pháp Ưu điểm Hạn chế

1 Buồng lắng bụi

•Lắng trọng lực hạt bụi có kích thước 100-2.000µm

•Cấu tạo đơn giản

•Tiêu tốn năng lượng thấp

Hiệu suất xử lý thấp (40- 70%)

2 Xyclon

•Kích thước hạt từ 5-100µm

•Xyclon tổ hợp có thể đạt hiệu suất cao (95%)

•Hiệu quả thấp (45-85%)

•Chỉ lọc được bụi có kích thước tương đối lớn 3 Lọc tay áo

•Lọc được các hạt bụi có kích thước nhỏ (2-10µm)

•Hiệu suất lọc cao 85-99,5%

•Trở lực cao

Chỉ dùng được với bụi khô, nhiệt độ thấp (<100oC)

4 Lọctính điện

•Lọc được bụi có kích thước rất nhỏ (0,005-10µm)

•Hiệu suất lọc cao 85-99,5%

•Tốn năng lượng, khó vận hành và không áp dụng được với khí thải có khả năng cháy nổ

5 Lọc ướt

•Lọc được các hạt bụi khá mịn (0,1-100µm)

•Hiệu suất lọc cao 85-99,5%

•Hấp thụ một phần khí thải

•Tiêu hao năng lượng điện, nước

•Không áp dụng được các loại bụi có giải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Trang 131 -188 )

×