Xã Dương Quang

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Trang 64 - 189)

c. Hệ thủy sinh

2.2.3. Xã Dương Quang

Kết quả điều tra vào thời điểm tháng 5/2008 cho thấy xã Dương Quang có tổng dân số là 6981 người với 1693 hộ, bình quân 4 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 0,9%/năm.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Dương Quang là 774,71ha trong đó đất nông nghiệp 401,5 ha (chiếm 51,8%). Hiện tại Dương Quang không có diện tích đất phục vụ công nghiệp.

Tình hình phát triển kinh tế: với 1601 hộ làm nông nghiệp, số hộ không làm nông nghiệp 92 hộ. Số người có công ăn việc làm trong các xí nghiệp công nghiệp địa phương là 460 người (chiếm 6,6% tổng dân số). Mức thu nhập bình quân đạt 390.000 đồng/người/tháng (cao nhất 1.450.000 đồng/người/tháng, thấp nhất 200.000 đồng/người/tháng). Toàn xã có 254 hộ giàu, sô hộ nghèo 135 hộ.

Về công trình hạ tầng: Dương Quang có 2 cơ sở trường học, 1 trạm y tế xã, 12 chùa và 8 khu nghĩa trang phân bố rộng khắp trên toàn xã. Hệ thống giao thông nội bộ đã được bêtông hóa (70%), đường đất chỉ chiếm 10%. Tình trạng cấp điện: 100% số hộ đã có điện. Tuy nhiên, hầu hết các hộ chưa được cung cấp nước sạch mà vẫn phải sử dụng nước giếng khoan.

Trình độ học vấn: Trong xã số người có trình độ học vấn cấp I chiếm 51,8% chủ yếu ở độ tuổi ≥ 40 tuổi, số người có trình độ cấp II là 36,4%, số người có trình độ cấp III là 8,2 %, số người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học là 3,6%.

Cấp nước: Hầu hết các hộ dân trong xã sử dụng nước mưa và nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt (độ sâu giếng khoan từ 30 đến 35 m), có hộ gia đình sử dụng nước ao và giếng khơi để giặt giũ.

Hiện trạng vệ sinh môi trường: Hiện tại xã mới thành lập tổ vệ sinh môi trường, hàng ngày thu gom rác đầu các xóm, thôn đưa về điểm đổ thải tự phát của xã là khu lò gạch cũ hiện không còn hoạt động. Xã chưa có khu xử lý tập trung hợp vệ sinh.

Kết quả điều tra dịch bệnh: Trạm Y tế xã đã thực hiện 1.136 lần khám bệnh cho nhân dân trong xã, trong đó khám tại gia đình cho 24 bệnh nhân trong năm 2007. Kết quả cho thấy số bệnh nhân chủ yếu bị tiêu chảy (16 người) và hô hấp, viêm phổi ở trẻ nhỏ (15 người), sốt vi rút (3 người).Nhìn chung điều kiện sức khỏe của nhân dân là tốt.

Nhận xét: Hiện tại khu vực 3 xã trong vùng dự án sinh sống chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, chỉ có 10 đến 12 % dân số làm việc trong các xí nghiệp, do vậy khi dự án KCN Quang Minh đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân xã Minh Đức, Bạch Sam và Dương Quang, nâng cao đời sống và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tại địa phương.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Việc đánh giá tác động môi trường của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và dự báo các tác động tiêu cực đến môi trường được xem xét trên 3 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng

Giai đoạn 2: san nền và thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng.

Giai đoạn 3: công trình đi vào khai thác và sử dụng (cho thuê mặt bằng). Trong giai đoạn từ 2010 - 2013, ngoài thi công xây dựng hạ tầng KCN, còn có các nhà máy thành viên thi công xây dựng. Việc xác định khối lượng thi công xây dựng cho từng nhà máy thành viên tùy thuộc vào qui mô đầu tư xây dựng của từng nhà máy và thuộc phạm vi báo cáo ĐTM hay bản cam kết bảo vệ môi trường của từng nhà máy. Do đó các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng chỉ dự báo cho riêng xây dựng hạ tầng cơ sở của KCN Minh Quang.

3.1. Nguồn gây tác động

3.1.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

• Giai đoạn thi công xây dựng - Sinh khối thực vật phát quang - Bụi khuếch tán từ quá trình san nền

- Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển - Bụi từ quá trình đào đắp, thi công xây dựng - Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt - Chất thải xây dựng - Dầu mỡ thải

• Giai đoạn khai thác và vận hành

- Bụi và khí thải từ hoạt động của các nhà máy thành viên - Bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển

- Mùi hôi từ trạm XLNT tập trung

- Sol khí phát tán từ trạm XLNT tập trung - Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải - Nước thải sinh hoạt và sản xuất

- Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất - Bùn dư từ trạm XLNT tập trung

- Chất thải nguy hại

3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

• Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng

- Gia tăng khả năng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp

- Di chuyển mồ mả về khu nghĩa trang của xã

- Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan tới dự án với chủ đầu tư

- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân trong giai đoạn đầu GPMB thi công dự án

• Giai đoạn thi công xây dựng

- Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công - Tình trạng ngập úng cục bộ

- Gia tăng độ đục nước sông Cầu Lường

- Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân

- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương - Tai nạn lao động

• Giai đoạn khai thác và vận hành

- Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các nhà máy - Chỗ ở và sinh hoạt của công nhân

- Tai nạn lao động - Sự cố cháy nổ

3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra

• Giai đoạn thi công xây dựng - Sự cố cháy nổ

• Giai đoạn khai thác và vận hành

- Sự cố rò rỉ hóa chất dùng cho trạm XLNT tập trung

- Sự cố trạm XLNT tập trung không đạt tiêu chuẩn thiết kế và hiệu suất - Sự cố cháy nổ

3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động

Bảng 3.1: Đối tượng quy mô bị tác động

TT Đối tượng chịu tác đông Tác nhân Quy mô tác động 1

Kinh tế - xã hội và văn hóa Tranh chấp giữa người dân có đất với chủ đầu tư

Trung bình, trung hạn, có thể kiểm xoát Ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm xoát

Ảnh hưởng đến tâm linh do việc di chuyển mồ mả

Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm xoát

2

2 Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng 2

2.1 Môi trường vật lý

Không khí Bụi khuếch tán từ quá trình san nền

Thấp, trung hạn, có thể kiểm soát

Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển Thấp, trung hạn, không thể tránh khỏi Tiếng ồn của các thiết bị máy móc, phương tiện thi công

Thấp, trung hạn, không thể tránh khỏi

Nước mặt Nước thải sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Chất thải xây dựng Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Dầu mỡ thải Cao, trung hạn, có thể kiểm soát Gia tăng độ đục

nước sông

Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Đất và nước ngầm Nước thải sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Chất thải xây dựng Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Dầu mỡ thải Cao, trung hạn, có thể kiểm soát 2

2.2 Môi trường sinh học

Hệ thủy sinh Nước thải sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Chất thải xây dựng Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát

Dầu mỡ thải Cao, trung hạn, có thể kiểm soát Gia tăng độ đục nước sông Trung bình, trung hạn, có thể kiểm soát 2

2.3 Văn hóa-Xã hội

Tình trạng ngập úng Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân

Thấp, ngắn hạn, có thể kểm soát

Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát 2 2.4 Sự cố môi trường

Tai nạn lao động Cao, ngắn hạn, cóthể kiểm soát 3

3 Giai đoạn khai thác và vận hành 3 Môi trường vật lý

3.1

Không khí Bụi và khí thải từ các hoạt động nhà máy

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát Bụi và khí thải của

các phương tiện vận chuyển Thấp, dài hạn, không thể tránh khỏi Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát Sol khí phát tán từ trạm xử lý nước thải tập trung Thấp, dài hạn, không thể tránh khỏi Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải

Thấp, dài hạn, không thể tránh khỏi Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các nhà máy Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

Nước mặt Nước thải sinh hoạt

và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Bùn dư từ trạm xử lý nước thải tập trung

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Đất và nước ngầm Nước thải sinh hoạt và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Bùn dư từ trạm xử lý nước thải tập trung

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

3

3.2 Môi trường sinh học

Hệ thủy sinh Nước thải sinh hoạt và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Bùn dư từ trạm xử lý nước thải tập trung

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Hệ sinh thái nông nghiệp Bụi và khí thải từ các nhà máy

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát Nước thải sinh hoạt

và sản xuất

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

3

3.3 Văn hóa-xã hội

Chỗ ở và sinh hoạt của công nhân

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát 3 3.4 Sự cố môi trường Sự cố rò rỉ hóa chất dùng cho trạm XLNT tập trung Cao, ngắn hạn, có thể kiểm soát Sự cố hiệu suất xử

lý nước thải không đạt tiêu chuẩn thiết kế

Cao, ngắn hạn, có thể kiểm soát Sự cố cháy nổ Cao, ngắn hạn, có

thể kiểm soát

3.3. Đánh giá tác động

Vị trí dự án

Để đánh giá tính hợp lý của vị trí qui hoạch dự án, các tiêu chí sau được xem xét:

• Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

• Khả năng đền bù GPMB đất nông nghiệp của các hộ dân trong khu vực dự án

• Khả năng di chuyển mồ mả về khu nghĩa trang của các xã

• Các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất

• Các di tích lịch sử văn hóa trong khu vực dự án

• Khả năng thoát nước của khu vực

• Khả năng cấp nước của khu vực

• Khả năng cấp điện của khu vực

Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

KCN Minh Quang nằm trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.

Khả năng đền GPMB đất nông nghiệp của các hộ dân trong khu vực dự án

Khu đất dự án có diện tích 325,43 ha gồm cả lưu không đường huyện lộ 198 và sông Cầu Lường, trong đó đất ruộng chiếm 91%, đất đường giao thông chiếm 3,4%, đất công trình thuỷ lợi chiếm 0,6%, đất ao hồ kênh mương chiếm 4,5%, đất nghĩa trang chiếm 0,5%.

Bảng 3.2: Tổng diện tích đất dự án T TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ(%) 1 1 Đất trồng lúa 298,65 91,00 2 2 Đất ao hồ, kênh mương 14,77 4,50 2

3 Đất đường giao thông 11,16 3,40

2 4

Đất nghĩa trang 1,64 0,50

2 5

Đất công trình thuỷ lợi 1,67 0,60

2 Tổng diện tích đất dự án 325,43 100

Nguồn: Công ty CP VID Hưng Yên, Báo cáo dự án đầu tư

Khu đất dự án không có dân cư sinh sống do vậy công tác đền bù và tái định cư các hộ dân sinh sống là không có. Vì vậy, các tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư chủ yếu tập trung vào công tác đền bù đất nông nghiệp GPMB, giải quyết công ăn việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp.

Khả năng di chuyển mồ mả

Khu đất dự án có 62 ngôi mộ nằm phân tán, do vậy khi triển khai dự án cần di chuyển quy tụ các ngôi mộ này về khu nghĩa trang tập trung của các xã. Vì vậy trong giai đoạn này tác động của việc di chuyển mồ mả cần được quan tâm và tập trung tới việc phối hợp với chính quyền địa phương giải thích vận động tốt để không ảnh hưởng tới vấn đề tâm linh.

Khu đất dự án không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế cao.

Các di tích lịch sử văn hóa trong khu vực dự án

Trong khu đất dự án không có các di tích lịch sử văn hóa.  Các loài động thực vật quí hiếm trong khu vực dự án

Trong khu vực dự án không có các loài thực vật quí hiếm.

Khu vực dự án không phải là nơi cư trú cho các loài động vật trên cạn; trong khu vực dự án không có các loài động vật quí hiếm.

Khả năng thoát nước của khu vực dự án

Nước mưa chảy tràn và nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường qui định phát sinh từ khu vực dự án sẽ chảy vào sông Cầu Lường và kênh tiêu Ngọc Lâm. Để đánh giá khả năng thoát nước của sông Cầu Lường và kênh tiêu Ngọc Lâm cho trường hợp dự án, các yếu tố sau được xem xét:

- Nước mưa chảy tràn

Khi dự án đi vào hoạt động thì tổng lượng nước mưa chảy tràn vào sông Cầu Lường và kênh tiêu Ngọc Lâm dự báo từ 8% sẽ tăng lên 34% (theo kết quả tính toán thủy văn - báo cáo dự án đầu tư). Khi đó:

Qmax = Imax * α * F * 1,45 Trong đó:

−Imax: cường độ mưa lớn trong thời khoảng tính toán T

− α: hệ số dòng chảy chọn theo tần suất P

−F: diện tích khu vực dự án (325,43 ha)

Kết quả tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn tối đa từ khu vực dự án vào sông Cầu Lường và kênh tiêu Ngọc Lâm khoảng m3/s.

Ngoài ra hệ thống thu gom và thoát nước mưa cũng được thiết kế chi tiết căn cứ vào lưu vực và hướng thoát nước, phương án thoát nước, cấu tạo mạng lưới, tính toán thủy lực (các nội dung chi tiết được trình bày trong chương 1).

- Nước thải

Lưu lượng nước thải phát sinh từ dự án khi đi vào hoạt động khoảng 9.100m3/ngày hay 0,1 m3/s. Như vậy, tổng lượng nước mưa chảy tràn và nước thải từ khu vực dự án khoảng 0,6 m3/s – chiếm khoảng 0,18 – 0,25 % lưu lượng dòng chảy sông Cầu Lường. Vì vậy khả năng thoát nước của dự án được đảm bảo.

Khả năng cấp nước của khu vực

• Theo báo cáo khảo sát địa chất khu vực dự án có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào. Do vậy trong giai đoạn hiện tại khi qui hoạch hệ thống cấp nước tỉnh Hưng Yên cho KCN Minh Quang chưa được xây dựng thì chủ đầu tư sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ (với tổng công suất nhà máy là

13.600 m3/ ngày.đêm, bao gồm từ 7 đến 10 giếng khoan), vì vậy khả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Trang 64 - 189)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w