II/ Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần thương mại xi măng
3.2/ Tài khoản sử dụng trong Công ty cổ phần thương mại Xi măng
* TK 1562 và kế toán giá mua thực tế :
Trong điều kiện cơ chế thị trường Công ty đã làm chủ được giá cả hàng hoá của mình trên cơ sở giá cả qui định của Tổng công ty xi măng Việt nam. Do quy
định việc đánh thuế GTGT của hàng hoá phản ánh trên giá mua thực tế. Khi mua hàng, hàng hoá vận động từ nơi này đến nơi khác, các chi phí lưu thông trong quá trình vận chuyển đó đã làm cho giá trị của hàng hoá tăn lên một lượng tuỳ theo hình thức vận chuyển đó. Nếu khách hàng mua tại kho của người bán hàng thì giá mua thực tế sẽ thấp hơn. Chính vì thế nếu giá mua hàng hoá không được qui định một cách thống nhất thì không thể làm tiêu thức phản ánh giá trị của hàng hoá. Công ty cần sử dụng kế toán theo giá vốn thực tế, tức là toàn bộ giá cả bỏ ra để có được hàng hoá tại kho của doanh nghiệp vì như vậy sẽ tính được trị giá vốn của hàng nhập kho và khi đó nếu Công ty tiến hành phân bổ chi phí thì sẽ được tính trên trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
TK 1562 – Chi phí mua hàng : Nguyên tắc là tất cả chi phí thuộc khâu mua hàng bao gồm : Chi phí vận chuyển, bốc xếp, áp tải hàng hoá, phí và lệ phí vận chuyển hàng hoá... các chi phí phát sinh về hàng hoá trong quá trình chuyển hàng từ nơi bán về kho Công ty đều được tập hợp vào tài khoản này để tính giá vốn thực tế của hàng hoá. Hiện nay Công ty xuất hàng bán theo trị giá quy định của các Công ty đầu nguồn nhưng cần tính chính xác trị giá vốn của hàng bán nhằm dành quyền chủ động trên thị trường.
* Việc kế toán chi phí vận chuyển, bốc xếp :
Công ty nên phân tích riêng chi phí của hai quá trình mua hàng và bán hàng. Khi mua hàng các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng từ nơi nhận hàng về kho của Công ty hang giao thẳng tới các cửa hàng, Công ty nên đưa
vào TK 1562 – Chi phí mua hàng từ đó để xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng nhập kho.
Đối với quá trình bán hàng thì các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản hàng tại các cửa hàng, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình bán hàng Công ty nên đưa vào TK 6417 – Chi phí vận chuyển, bốc xếp hoặc TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác để đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán đồng thời qua đó Công ty có thể xác định xem khoản chi phí nào trong khâu nào không phù hợp để từ đó cân đối quản lý và nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng.