TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI MHB CT

Một phần của tài liệu rủi ro hoạt động tín dụng tại mhb cần thơ (Trang 44 - 47)

Nguồn vốn mà MHB CT sử dụng để cho vay được lấy từ các nguồn sau: từ nguồn vốn huy động, vốn từ hội sở cấp, vốn ủy thác. Tuy nhiên trong ba nguồn vốn nêu trên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chính, còn vốn ủy thác Ngân hàng chỉ sử dụng khi Ngân hàng thiếu hụt vốn nhưng bắt buộc phải cho vay để giữ chân khách hàng tốt. Nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất lớn đối với hầu hết các Ngân hàng, huy động càng nhiều vốn Ngân hàng hoạt động càng có lời, tuy nhiên, nếu cơ cấu sử dụng vốn huy động để cho vay không hợp lý sẽ có rủi ro rất lớn đến thanh khoản của Ngân hàng.

Biểu đồ 3.1: Vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy VHĐ tại ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 25,7% tương đương với 137.225 triệu đồng so với 2009, đến 2011 tăng 22% so với 2010. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên MHB CT đã không ngừng nổ lực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, không phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều hòa từ hội sở. Do quy mô hoạt động hoạt, thương hiệu, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng MHB hiện chưa bằng một số ngân hàng lớn khác nên hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng MHB chủ yếu tập trung vào các đối tương khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chiến lược xuyên suốt của Ngân hàng MHB trong huy động vốn là từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, phong

533,046 670,271 818,025 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 T r i u đ n g 2009 2010 2011 Năm 25,7% 22%

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

cách phục vụ, luôn bám sát tín hiệu, nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, đẩy mạnh các hình thức bán chéo sản phẩm với khách hàng để giữ và thu hút khách hàng tiền gửi.

Qua hình 3.2 ta thấy, MHB CT huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của dân cư (cá nhân, hộ gia đình), tổ chức kinh tế (TCKT) và các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng bình quân gần 65% trên VHĐ và tăng trưởng mạnh ở năm 2010. Đây là năm chuyển biến rất quan trọng của Ngân hàng MHB trong công tác huy động vốn. Ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo của Chi nhánh cùng với Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB đã đề ra những chiến lược phù hợp cho hoạt động của ngân hàng MHB trên cơ sởđẩy mạnh thay đổi cơ cấu huy động vốn, bám sát tín hiệu thị trường, tập chung vào đối tượng cá nhân; hộ gia đình, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi…Nhờ có hướng đi phù hợp, đến cuối năm 2010, tiền gửi của dân cưđạt 448.683 triệu đồng, tăng gần 53% so với cuối năm 2009.

Năm 2011, lạm phát lại có dấu hiệu tăng cao, tỉ giá ngoại tệ, vàng biến động mạnh; trên thị trường tiền tệ, các ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên mức cao đã gây khó khăn cho tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Do đó, NHNN đã qui định trần lãi suất huy động cho cả VND và đô la Mỹ nhằm nhằm giữ ổn định thị trường tiền tệ nhưng một số ngân hàng thiếu thanh khoản vẫn tìm cách vượt trần lãi suất gây nhiều xáo trộn cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Tuy tình hình huy động vốn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn nhưng VHĐ từ dân cư của MHB CT vẫn tăng trưởng cao, đến cuối năm 2011, tiền gửi của dân cư đạt 585.847 triệu đồng, tăng gần 31% so với cuối năm 2010.

Biểu đồ 3.2: Vốn huy động của ngân hàng theo đối tượng từ 2009-2011

292,765 239,517 765 448,863 219,050 2,358 585,847 230,777 1,401 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 T ri u đ n g Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Tiền gửi các TCTD

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

Có được kết quả này là do nhân viên Ngân hàng đã tạo được niềm tin với khách hàng qua cung cách phục vụ tận tình cũng như mức lãi suất cạnh tranh và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên ngân hàng đã huy động được nguồn vốn rất khả quan. Thực tế, theo đánh giá của đại diện Ngân hàng MHB, thì chương trình “Gửi MHB, rinh về tiền tỷ” năm 2011 đã đạt được nhiều thắng lợi. Đặc biệt khách hàng đã rất hài lòng và bị thu hút vì số lượng giải thưởng nhiều, giá trị giải thưởng hấp dẫn. Ngoài ra MHB đã nhận được giải thưởng hiệu mạnh do Thời báo kinh tế Việt nam công bố. Với thuận lợi là một trong 7 ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt nam và là ngân hàng được NHNN xếp vào nhóm 1 – các ngân hàng hoạt động hiệu quả - an toàn- lành mạnh. Đã thu hút và tạo cho khách hàng sự tin cậy khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng trong thời gian qua.

Bảng 3.1: Vốn huy động của Ngân hàng theo loại hình từ 2009 – 2011

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Về cơ cấu VHĐ theo loại hình huy động ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn tăng trưởng đều qua 3 năm và có chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng VHĐ, bình quân chiếm 86,4%. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng ổn định và hiệu quả, tuy nhiên tỷ trọng vốn dài hạn (>12 tháng) tại ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, trung bình chiếm 2,2% trên VHĐ. Đây là nguồn vốn an toàn để ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn với chi phí thấp, thu nhập cao. Do đó, ngân hàng cần có biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn này trong thời gian tới.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn chủ yếu từ các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi tiêu của mình. Nguồn vốn này cũng giảm dần qua các năm, đây là nguồn vốn mà ngân hàng trả lãi suất thấp nhất nên cần tăng cường huy động từ nguồn này để giảm chi phí cho ngân hàng.

Chỉ tiêu 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 82.619 15 91.747 14 95.784 12 Có kỳ hạn 450.427 85 578.524 86 722.241 88 >12THÁNG 27.127 5 9.642 1.4 429 0.05 TỔNG VHĐ 533.046 100 670.271 100 818.025 100 ĐVT: Triệu VND

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

Mặc dù nguồn vốn huy động tại ngân hàng đã đạt những kết quảđáng kể nhưng so với tốc độ tăng trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT) thì chưa cao. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (TPCT) đạt 25.383 tỷđồng, tăng 34,44% so với cuối năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động trên 12 tháng là 3.914 tỷ đồng, chiếm 15.42% trên tổng vốn huy động. Đến năm 2011 theo kế hoạch của NHNN Chi nhánh Cần Thơ vốn huy động sẽ tăng 25% so với cuối năm 2010.

Một phần của tài liệu rủi ro hoạt động tín dụng tại mhb cần thơ (Trang 44 - 47)