3.3.1. Tăng cường công tác quản lý cảng cá
Đối với xây dựng, đóng, mở cảng cá: quy định rõ điều kiện xây dựng, công bố mở
đóng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão: trong đó, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thông công bố mở
cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng. Ủy ban nhân dân tỉnh công bố mở cảng cá loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá địa phương. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở, đóng cảng
cá, quyết định đóng, đóng tạm thời cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Đối với tàu cá vào và rời cảng: Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban quản lý cảng cá biết. Khi vào cảng phải xuất
trình cho ban Quản lý cảng cá các giấy tờ theo yêu cầu của ban quản lý cảng cá. Chỉ
cho phép hàng hóa thông qua cảng khi tàu cá đảm bảo cấc yêu cầu pháp lý về sản
phẩm của mình.
Đối với ban quản lý cảng cá: Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp thông
tin về tình hình ngư trường, nguồn lợi và các thông tin khác (nếu có) cho cộng đồng ngư dân sử dụng cảng; Chúng thừa nhận nguồn gốc, xuất xứ và vệ sinh an toàn thực
thẩm hàng thủy sản cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trật tự khong khu vực cảng, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá. Chấp
hành sự thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền về an
ninh, an toàn, về sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá và các lĩnh vực khác có liên quan.
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về số lượt tàu cá cập cảng cá, số lượng
chủng loại hàng hóa thủy sản qua cảng cho các cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức trực ban và treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới theo quy định. Thông
báo diễn biến thời tiết qua hệ thống đài truyền thanh công cộng cho ngư dân biết để
chủ động phòng tránh. Điều động tàu cá đến các khu neo đầu tránh trú bão và hướng
dẫn ngư dân neo đậu tàu cá an toàn theo quy định.
Phối hợp với cảng vụ hàng hải, cơ quan đảm bảo an toàn hàng hải thông báo tình hình luồng, lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra vào cảng.
Đối với thuyền trưởng người lái tàu cá trong khu vực cảng cá: Trong quá trình xếp
dỡ hàng hóa phải kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn lao
động, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái tàu phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm an ninh, trật tự, phòng chôngd cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng tài sản và bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá.
Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, người phát hiện phải lập tức phát
tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn, phòng ngừa
phù hợp để cứu người, tài sản và hạn chế tổn thất. Khi có tin bão áp thấp nhiệt đợi xảy
ra, phải tuân thủ mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền đưa tàu đi tránh trú bão.
Nghiêm cấm sử dụng tín hiệu tùy tiện: Bơm xả nước bẩn, xả rác và chất thải khác,
các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác cả ở trên bờ và dưới nước thuộc khu vực
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Cản trở hoặc gây khó khăn cho người
thi hành công vụ, thuyền viên của tàu cá khác đi qua phương tiện mình.
Những định hướng quản lý
cảng cá trong thời gian tới
sẽ giúp ích và mang lại gì cho sự phát triển hệ thống
3.3.2. Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực cảng cá
Ngày 1/9/2009, Việt Nam cùng 90 nước thành viên Tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) đã thông qua Hiệp Ước ”Các biện pháp cảng quốc gia” nhằm chống nạn đánh
bắt cá trái phép. Theo đó, các nước tham gia Hiệp ước phải không cho tàu thuyền bị
phát hiện đánh bắt cá trái phép cập cảng, ngăn chặn thủy sản bị đánh bắt trái phép đưa
vào thị trường hoặc trung chuyển qua nước mình. Hiệp ước quy định các tàu đánh cá nước ngoài phải trình cơ quan quản lý nước sở tại tất cả thông số về hàng hóa đánh bắt
có trên tàu, giấy phép đánh bắt, bằng chứng khác phục vụ việc đánh bắt… Nếu thấy
nghi ngờ, nước sở tại có quyền ngăn chặn không cho các tàu này cập cảng hoặc kiểm tra theo quy định. Trong thời điểm thích hợp Việt Nam cũng cần phê chuẩn Hiệp ước này.
Quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát - IUU (Illegal, Unregulated and Unreported) fishing của Hội đồng Châu âu, thông qua ngày 29/9/2008 (Quyết định số 1005/2008), có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia có cảng cá, các quy định về truy xuất nguồn gốc
các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào Châu Âu. Do đó, công tác phòng chống đánh bắt
bất hợp pháp tại cảng cá thời gian tới sẽ phải được đẩy mạnh, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu Âu nó còn hỗ trợ trong công tác quản lý hoạt động khai thác
thủy sản của mình. Cảng cá phải có trách nhiệm thông tin về tình hình hoạt động tàu thuyền đánh bắt bất hợp pháp không chỉ cho các cảng cá trong nước mà còn phải
thông tin cho các cảng cá của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong tương lai, cảng cá sẽ phải giữ vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế về nghề cá nói
chung và quản lý cảng cá và chống đánh bắt bất hợp pháp nói riêng.