2.2.1. Cơ sở dịch vụ cảng cá và
hậu cần nghề cá tại cảng
2.2.1.1. Hệ thống dịch vụ cung cấp
nhiên liệu cho tàu thuyền
Hiện nay dịch vụ cung cấp nhiên liệu cho tàu cá hầu hết do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cung cấp
cho tàu thuyền, Ban quản lý cảng cá
có nhiệm vụ quản lý, giám sát các doanh nghiệp này.
Các nội dung người học cần nắm bắt:
1. Những dịch vụ hậu cần tại cảng cá.
2. Theo anh (chị) biết khả năng cung cấp
các dịch vụ trên cho tàu cá như thế nào. 3. Những điểm mạnh, yếu trong công tác
Để đảm bảo an toàn hơn cho việc cung cấp xăng dầu cho tàu thuyền, tại cảng cá,
một số cảng đang tiến hành xây dựng trạm để chứa xăng dầu gần khu vực cầu cảng, tạo
thuận tiện hơn cho việc vận chuyển và cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền như cảng cá Cam Ranh.
2.2.1.2. Hệ thống cung cấp nước đá
Hệ thống dịch vụ này thường do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cung cấp cho tàu thuyền và doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Nhà máy sản xuất nước đá được đặt tại trước cổng hay trong khu vực cảng cá nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển.
Đá được vận chuyển bằng xe máy, xe ba gác và xe ô tô vào cảng tùy theo số lượng
nhiều hay ít mà doanh nghiệp và tàu thuyền cần. Máy xay đá được Ban quản lý cung cấp
cho tàu thuyền và doanh nghiệp để xay đá, nhưng máy này còn rất thô sơ và có thể gây
nguy hiểm cho người vận hành nó và mọi người xung quanh do đá bị văng ra khắp nơi.
2.2.1.3. Hệ thống cung cấp điện, nước
Hệ thống điện, nước là do Ban quản lý kinh doanh dịch vụ, cung cấp cho tàu thuyền. Nước được lấy từ nguồn nước máy tại địa phương để cung cấp cho tàu thuyền,
khi nguồn nước máy bị cúp thì sử dụng đến nguồn nước dự trữ từ bể chứa nước ngọt. Nguồn thu từ dịch vụ này cũng góp phần tăng thêm doanh thu cho cảng cá.
2.2.1.4. Trang thiết bị nghề cá và an toàn hàng hải tại cảng
Các trang thiết bị bảo đảm hàng hải cần được trang bị như cọc bích, đệm va và hệ
thống điện thắp sáng tại cầu cảng, hệ thống đèn tín hiệu, phao báo hiệu trong vùng
nước cảng, cột tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới, …
2.2.2. Các phương tiện thông tin liên lạc với tàu cá
Để phổ biến pháp luật và các vấn đề tại cảng cho các tàu thuyền trong khu vực cảng
thì Ban quản lý cảng cá sẽ thông báo và phát trên loa được lắp đặt tại cảng hoặc Biên phòng thông báo khi thuyền trưởng vào trình báo cập cảng.
Tại chợ đầu mối của cảng có lắp đặt biển báo về thông tin kênh, tần số liên lạc cho
tàu thuyền của các Đài thông tin duyên hải như tần số Cấp cứu, cứu nạn; Dự báo thời
tiết biển; Điện thoại.
Khi tình hình thời tiết xấu, có bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra, để thông báo cho tàu thuyền, Ban quản lý sẽ phối hợp với Biên phòng tại cảng tổ chức triển khai phương án
phòng chống bão lụt, áp thấp nhiệt đới. Kịp thời thông báo diễn biến của cơn bão và yêu cầu tàu thuyền (các tàu thuyền thường xuyên cập cảng do đơn vị quản lý) trong
vùng nguy hiểm về nơi trú đậu an toàn bằng các phương tiện thông tin liên lạc đã có. - Đối với tàu thuyền đang neo đậu tại cảng thì thông báo trên loa, cử cán bộ ra cầu
cảng để điều động tàu thuyền hoặc nếu tàu thuyền không có người trực khi cần điều động ta có thể gọi điện về nhà cho từng chủ tàu thuyền đó.
2.2.3. Các thủ tục cho tàu thuyền, sự phối hợp giữa cảng cá với các cơ quan hữu quan và các văn bản pháp luật thực thi
2.2.3.1. Các thủ tục cho tàu thuyền ra vào cảng Đối với tàu thuyền vào cảng
Các phương tiện vào cảng cá, bến cá phải được sự đồng ý của Ban quản lý cảng cá,
bến cá. Tại các cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện khi vào cảng cá,
bến cá phải xuất trình cho Biên phòng các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá - Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
tàu cá
- Sổ danh bạ thuyền viên - Giấy phép khai thác thủy sản
- Bằng, chứng chỉ chuyên môn của
thuyền viên trên tàu cá
- Cung cấp đầy đủ các thông tin tàu
thuyền theo công suất, theo nghề: hàng hóa qua cảng, tình hình sản xuất kinh doanh…
cho Ban quản lý cảng cá, bến cá. Nhưng trên thực tế, các tàu thuyền không tự khai báo
mà nhân viên trong Ban quản lý phải tự quan sát và ghi chép vào sổ.
2.2.3.2. Đối với tàu thuyền rời cảng
Trước khi tàu thuyền rời cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải có
trách nhiệm trình Biên phòng các giấy tờ sau:
- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với giấy tờ quy định tại thủ tục cho tàu vào cảng.
- Biên phòng có trách nhiệm kiểm tra thực tế tàu cá, nếu đảm bảo các điều kiện an toàn thì trả lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, Giấy phép
khai thác thủy sản, chứng minh nhân dân của thuyền viên mà thuyền trưởng đã nộp khi
làm thủ tục vào cảng và cấp Giấy phép rời cảng cho phương tiện.
Đối với tàu cá vào tránh trú bão khi ra vào cảng cũng phải thực hiện các thủ tục
trên, chỉ được phép rời cảng khi bão, áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc có sự chấp thuận
của ban quản lý và biên phòng tại cảng.
2.2.3.3. Đối với tàu thuyền nước ngoài vào và rời cảng cá
Trường hợp cảng cá tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài vào neo đậu, bốc dỡ hàng hóa phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sau khi thống
nhất với Bộ giao thông vận tải, Bộ quốc phòng, Bộ công an.
Tàu thuyền ở nước ngoài khi vào và rời cảng cá thực hiện thủ tục theo quy định
hiện hành của pháp luật hàng hải đối với tàu thuyền khi vào và rời cảng biển.
2.2.3.4. Những hành vi bị cấm trong khu vực cảng cá
- Tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa khi chưa có sự chấp thuận của Ban
quản lý cảng cá.
- Các hành vi gây mất an ninh trật tự, an toàn về tính mạng và tài sản của người và
cơ sở vật chất trong khu vực cảng.
- Vận chuyển, buôn bán hàng quốc cấm.
Những nội dung người học cần nắm bắt:
1. Thủ tục tàu cá Việt Nam và nước ngoài ra vào cảng cá.
2. Những hành vi bị cấm trong khu vực
cảng cá.
3. Làm gì để nâng cao nhận thức của người sử dụng, khai thác cảng cá trong
- Sử dụng tín hiệu tùy tiện.
- Bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác cả ở
trên bờ và dưới nước thuộc khu vực cảng cá, bến cá.
- Cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của tàu cá
khác đi qua phương tiện mình .
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tàu thuyền quy phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 31/2010 của Chính Phủ.
2.2.3.5. Sự phối hợp giữa Ban quản lý cảng cá với các cơ quan hữu quan A. Đối với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ban quản lý cảng cá
có nhiệm vụ tiếp nhận,
thực hiện các Quy chế
quản lý cảng cá và các
văn bản pháp luật có liên quan và tuyên truyền,
phổ biến cho các cá
nhân, tổ chức tham gia
khai thác và sử dụng
cảng cá.
- Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chỉ đạo Ban quản lý xây dựng kế hoạch bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư và giao quản lý; xây dựng nội
quy cảng cá và phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện.
- Tổ chức tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các Quy chế của Ban
quản lý cảng cá; đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ, nhân viên quản lý cảng.
- Hàng năm Ban quản lý cảng cá có nhiệm vụ phải báo cáo tình hình hoạt động của
cảng cá mình quản lý cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
B. Đối với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Phối hợp với Ban quản lý cảng cá thực hiện các công tác tuyên truyền cho ngư dân
về Luật thủy sản, các quy định, văn bản pháp luật thủy sản, thông báo về tình hình ngư trường, thiên tai… cho tàu thuyền nghề cá. Ban quản lý có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện
và giúp cho Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Khi phát hiện các tàu thuyền hoạt động nghề cá vi phạm pháp luật thì Ban quản lý
cảng có có nhiệm vụ tạm giữ tàu thuyền và sản phẩm thủy sản rồi thông báo cho Chi
cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến để xử phạt.
C. Đối với Biên phòng, Cảng vụ hàng hải, cảnh sát giao thông đường thủy, công
an và cơ quan quản lý môi trường
- Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với các tàu thuyền hoạt động nghề cá. Phối hợp với
Ban quản lý cảng kiểm tra, kiểm soát và theo dõi tàu thuyền ra vào cảng, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực cảng.
- Cảng vụ hàng hải xử phạt đối với các tàu thuyền vận tải không phải nghề cá.
Người học cần nắm bắt các nội dung sau:
1. Các cơ quan ban ngành mà BQL cảng cá
phối hợp.
2. Những nội dung, công việc mà BQL cảng
- Cảnh sát giao thông đường thủy xử phạt đối với tàu đò, các tàu buôn bán hàng tạp
hóa, nước sạch, xăng dầu, các loại xuồng máy, chèo tay.
- Công an xử phạt đối với các hành vi vi phạm an ninh trật tự - an toàn giao thông trong cảng.
- Cơ quan quản lý môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh-dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
gây ra.
2.2.3.6. Ban quản lý cảng cá có trách nhiệm giám sát việc thi hành quyết định xử phạt
- Cơ quan ra quyết định xử phạt phải gửi cho ban quản lý cảng cá quyết định xử
phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
- Ban quản lý cảng cá có nhiệm vụ giúp các cơ quan hữu quan giám sát các hoạt động tại cảng cá. Khi phát hiện có vi phạm xảy ra thì ban quản lý cảng cá có trách
nhiệm tạm giữ tàu thuyền, người và tang vật và báo ngay cho cơ quan có liên quan để
giải quyết, ban quản lý cảng cá chỉ có quyền tạm giữ tàu thuyền, người và tang vật
trong vòng 24 giờ và không có quyền giam giữ và xử phạt.
Những quy định chung về xử phạt và thủ tục xử phạt được quy định tại nghị định
CHƯƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢNG CÁ