Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Một phần của tài liệu phân tích tác động của thuế giá trị gia tăng (Trang 27 - 35)

: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng.

2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Ban lãnh đạo chi cục: gồm 1 Chi cục trưởng và 1 Chi cục phó

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Chi cục trưởng: lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện các nhiệm vụ công tác của Chi cục, cũng như của ngành. Đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cấp Đảng ủy, chính quyền và Tổng cục thuế.

+ Chi cục phó: thay mặt Chi cục trưởng điều hành một số mặt công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục thuế khi Chi cục trưởng đi vắng, ký các quyết định bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ khi được Chi cục trưởng ủy quyền.

- Đội TTHT-THDT-LPTB & Thu khác: gồm 1 đội trưởng và 4 nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn.

27

Ban lãnh đạo

Đội thuế

liên xã Đội kiểmtra Đội HC- NS -TV-AC Đội Kê khai-kế toán thuế-tin học Đội TTHT- THDT- LPTB & Thu khác

+ Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

+ Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định.

+ Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền về thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh người nộp thuế và công tác cải cách hành chính thuế; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyền truyền về thuế.

+ Hướng dẫn hỗ trợ các bộ phận, cán bộ công chức Thuế thuộc Chi cục thuế triển khai chính sách thực hiện pháp luật thuế, nghiệp vụ quản lý thuế và các quy định về công tác UNT, các khoản thu về đất đai, phí , lệ phí và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh khoán ổn định; Phối hợp với các cấp các ngành liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn.

+ Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với pháp luật hiện hành.

- Đội KK-KTT-TH: gồm 1 đội trưởng và 4 nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Chức năng KK-KTT-TH: thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn; nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo qui định; phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy định; thực hiện miễn, giảm thuế không thuộc diện phải kiểm tra trước; chuyển hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước cho Bộ phận Kiểm tra thuế; tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp; ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế; thực hiện công tác kế toán đối với người nộp thuế; thực hiện các chế độ báo cáo kế toán thuế, thống kê

thuế theo quy định; lập danh mục, cập nhật thông tin, lưu trữ, quản lý các hồ sơ thuế của người nộp thuế.

+ Chức năng quản lý nợ: xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn quản lý; thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi tình hình nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế; thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền.

- Đội HC-NS -TV-AC: gồm 1 đội trưởng và 4 nhân viên

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý hóa đơn, ấn chỉ thuế của Chi cục thuế hàng năm.

+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi cục thuế.

+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế, chế độ quản lý, sử dụng công chức Thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục thuế theo phân cấp quản lý.

+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức Thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ.

+ Thực hiện các công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục.

+ Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục thuế quản lý.

+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục thuế theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ.

- Đội thuế liên xã: gồm 1 đội trưởng và 3 nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế; hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế.

+ Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán ổn định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của pháp luật.

+ Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (nếu có) chuyển bộ phận KK-KTT-TH xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của hộ kinh doanh cá thể thuộc địa bàn quản lý.

+ Thực hiện phân loại quản lý thu nợ, đôn đốc thu tiền thuế nợ, tiền phạt. + Xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế.

- Đội kiểm tra: gồm 1 đội trưởng và 2 nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn.

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

+ Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí.

+ Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế.

+ Kiểm tra nội bộ

2.1.4. Một số hoạt động chính của Chi cục

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của UBND và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

2.1.5. Kết quả hoạt động của Chi cục

Bảng 2.1: Tổng thuế thu được của Chi cục thuế Krông Pa giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Năm tỉnh giaoDự toán Thựchiện % so vớidự toán % so vớicùng kì

1 2009 22.900 23.830 104,1% -

2 2010 27.200 28.575 105,1% 119,9%3 2011 34.100 35.490 104,1% 124,2% 3 2011 34.100 35.490 104,1% 124,2% 4 2012 34.300 35.600 103,8% 100,3%

5 2013 31.200 31.920 102,3% 90% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: phòng kê khai-kế toán thuế-tin học Chi cục thuế Krông Pa) Qua bảng 2.1, ta có thể thấy rằng:

- Dự toán tỉnh giao cho Chi cục tăng dần trong giai đoạn 2009-2013: Năm 2009, dự toán tỉnh giao là 22.900 triệu đồng; năm 2010 tăng lên là 27.200 triệu đồng; năm 2011 con số này tăng lên thành 34.100; năm 2012, dự toán là 34.300 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Huyện Krông Pa có sự tăng trưởng, phát triển qua mỗi năm, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Năm 2013, dự toán giao cho Chi cục giảm xuống chỉ còn 31.200 triệu đồng. Điều này không có nghĩa là nền kinh tế Huyện có sự suy giảm mà vì Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định không kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế

thông thường được bán cho DN... nên dự kiến Chi cục có thể hụt thu một khoảng thuế GTGT.

- Cũng theo bảng trên ta có thể nhận thấy trong 5 năm từ 2009-2013, số thu thuế của Chi cục luôn đạt và vượt mức kế hoạch được giao: năm 2009, số thu NSNN đạt 23.830 triệu đồng, vượt 4,1% so với dự toán. Năm 2010, số thu đạt 28.575 triệu đồng, vượt 5,1% dự toán, tăng 19,9% so với cùng kì. Năm 2011, số thu tăng lên 35.490 triệu đồng, vượt 4,1% dự toán, tăng 24,2% so với cùng kì. Qua năm 2012, số thu chỉ tăng nhẹ đạt 35.600 triệu đồng, đạt 3,8% dự toán. Năm 2013, số thu NSNN giảm chỉ còn 31.920 triệu đồng, tuy nhiên vẫn đạt dự toán được giao.

Để đạt được kết quả như trên, bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của Cục thuế, là sự quan tâm giúp đỡ của HĐND, UBND Huyện Krông Pa cùng với sự cố gắng, nổ lực hết mình của toàn bộ cán bộ, công viên chức Chi cục thuế. Mặt khác, do đặc điểm tình hình SX, KD của một số ngành nghề khá ổn định, ý thức chấp hành luật thuế của người dân cũng được nâng cao. Vì vậy, số thu thuế hàng năm của Chi cục luôn vượt mức nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Bảng 2.2: Tình hình thu thuế của Chi cục thuế Krông Pa giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm

1 Tổng cộng 23.830 28.575 35.490 35.600 31.920

2 Thuế môn bài 225 350 440 455 465

3 Thuế GTGT 18.590 21.530 26.705 26.850 22.690

4 Thuế TNDN 15 25 35 36 25

5 Thuế TNCN 350 470 545 550 570

6 Thuế tài nguyên 270 385 505 515 535

7 Phí, lệ phí 445 655 825 845 880 8 Lệ phí trước bạ 1.628 2.106 2.708 2.780 2.930 9 Thu tiền sử dụng đất 845 1070 1.268 1.270 1.290 10 Thuế sử dụng đất 410 690 945 963 955 11 Thu khác 1.052 1.294 1.514 1.336 1.580 33

(Nguồn: phòng kê khai-kế toán thuế-tin học Chi cục thuế Krông Pa) Qua bảng 2.2, ta có thể thấy rằng:

- Nền kinh tế Huyện Krông Pa ngày càng phát triển với nhiều hoạt động SX, KD đa dạng và phong phú, được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu, địa bàn, quy môn hoạt động cũng được mở rộng. Điều đó tạo điều kiện cho số thuế hàng năm Chi cục thu được luôn vượt mức nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2009-2012, tổng số thuế thu được cũng như các chỉ tiêu về thuế, phí, lệ phí, lệ phí trước bạ... đều tăng lên. Đến năm 2013, việc thực hiện Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ khiến Chi cục bị hụt thu một khoảng thuế GTGT và thuế TNDN nên khoảng thu thuế năm 2013 của Chi cục giảm so với cùng kì năm trước.

- Trong các chỉ tiêu thì thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu chiếm từ 70-78% tổng số thu. Tiếp theo là lệ phí trước bạ, chiếm khoảng 6- 8% tổng số thu, và đang tăng dần qua các năm. Các chỉ tiêu còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng số thu của Chi cục. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là thuế TNDN, chỉ chiếm khoảng 0,06- 0,09% tổng số thu.

2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế Krông Pa giai đoạn 2009-2013.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của thuế giá trị gia tăng (Trang 27 - 35)