Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục

Một phần của tài liệu phân tích tác động của thuế giá trị gia tăng (Trang 37 - 51)

: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng.

2.2.2.Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục

2.2.2.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến kê khai nộp thuế

Chi cục luôn chú trọng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật thuế nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho NNT như tuyên truyền về nội dung Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Thông tư 64/2013/TT-BTC sửa đổi thay Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Luật quản lý thuế; Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế; Luật quản lý thuế GTGT...Trong năm 2013, Chi cục đã tổ chức đối thoại với người nộp thuế cho 50 DN, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; đã thẩm định 39 hồ sơ, văn bản thuộc thẩm quyền của Chi cục trước khi ban hành.

2.2.2.2. Quản lý đăng kí thuế

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý đăng ký thuế

(Nguồn: ISO của Chi cục thuế Krông Pa)

Thuyết minh lưu đồ:

- Tiếp nhận tờ khai: Vào các ngày làm việc trong tuần, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có yêu cầu đến làm thủ tục cấp MST, (hoặc các đề nghị thay đổi có liên quan đến MST) đến nộp các tờ khai đăng ký MST cho cơ quan thuế tại Bộ phận "Một cửa".

- Kiểm tra hồ sơ ĐKT và hẹn trả kết quả: Cán bộ bộ phận “một cửa” có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ hồ sơ tờ khai đăng ký MST. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ tiếp nhận, nếu chưa đủ thủ tục thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người nộp bổ sung. Ngay sau khi nhận hồ sơ, bộ phận “một cửa” in giấy hẹn trả cho người nộp. Mẫu giấy hẹn theo mẫu Phiếu hẹn. Thời gian trả mã số thuế chậm nhất không quá 10 ngày tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp mã số thuế

- Xác nhận tờ khai: Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra, thấy hồ sơ đăng

ký thuế đã hợp lệ thì xác định chính xác các thông tin để điền vào “Phần dành cho cơ quan thuế” trên tờ khai đăng ký thuế của từng DN.

- Nhập dữ liệu và truyền dữ liệu để kiểm tra xác minh: Sau khi nhập dữ

liệu tại Chi cục thuế, Chi cục thuế sẽ truyền dữ liệu lên Cục thuế, sau đó Cục thuế sẽ chuyển lên cho Tổng Cục thuế. Hệ thống máy tính tại Trung tâm Tin học-Thống kê Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra tính duy nhất và hợp lệ của MST và trả lời Cục Thuế, Chi cục Thuế. Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra tính duy nhất và hợp lệ của MST.

- Nhận kết quả kiểm tra và trả kết quả: Cán bộ nhận được kết quả kiểm tra

mã số thuế từ Tổng cục Thuế chuyển về. Nếu kết quả kiểm tra được chấp nhận thì cán bộ thuế tiến hành cấp “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” và trả cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp MST. Nếu kết quả kiểm tra không

được chấp nhận thì cán bộ thuế in và trình ký Thông báo cho hộ kinh doanh biết lý do không được cấp mã số thuế, mời tổ chức, cá nhân nộp thuế lên để chỉnh sửa nếu có thể.

Thực trạng công tác quản lý đăng kí thuế ở Chi cục:

Trong những năm qua, số lượng ĐTNT đăng ký kê khai thuế GTGT ở Chi cục không ngừng tăng lên. Năm 2012, số ĐTNT đăng kí tại chi cục là 105 DN, 1.712 hộ cá thể (gồm hộ do Chi cục quản lý và các hộ UNT cho các xã). Đến năm 2013, số DN đăng kí tại Chi cục tăng thêm 32 DN, thành 137 DN; số hộ cá thể tăng thêm 75 hộ, thành 1.787 hộ như hiện nay.

Bảng 2.5: Số ĐTNT đăng ký kê khai thuế GTGT ở Chi cục thuế Krông Pa giai đoạn 2009-2013

ĐTNT 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm

DN 68 85 98 105 137

Hộ kinh doanh

cá thể 1.158 1.365 1.687 1.712 1.787

(Nguồn: phòng kê khai-kế toán thuế-tin học Chi cục thuế Krông Pa)

2.2.2.3. Quản lý kê khai thuế

Theo luật số 78/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011, và luật số 21/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013 thì công tác quản lý kê khai thuế GTGT phải được cơ sở SX, KD tự khai và tính toán hàng tháng theo mẫu do Bộ tài chính ban hành, và sau khi đã nộp tờ khai thì cơ sở SX, KD tự chịu trách nhiệm về những sai sót và phải điều chỉnh với co quan thuế.

Bổ sung hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

Phân loại hồ sơ khai thuế

K.Tra

Nhập CSDL

Lưu hồ sơ

Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý kê khai thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: ISO của Chi cục thuế Krông Pa)

Thuyết minh lưu đồ:

- Tiếp nhận tờ khai: Việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT được thực

hiện theo quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ- BTC ngày 17/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Phân loại hồ sơ khai thuế và chuyển cho Đội KK-KTT&TH: Bộ phận

“Một cửa” thực hiện phân loại hồ sơ khai thuế, đóng tệp hồ sơ khai thuế đã phân loại theo Bảng kê tệp hồ sơ khai thuế, sau đó chuyển hồ sơ khai thuế và các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế của NNT cho Đội KK-KTT&TH.

- Kiểm tra hồ sơ và quét mã vạch: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Lập Thông báo hồ sơ chưa đủ thủ tục, gửi NNT nếu hồ sơ khai thuế của NNT chưa đảm bảo đầy đủ, đúng thủ tục quy định và không hợp pháp chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT tại cơ quan thuế. Trường hợp hồ sơ khai thuế và các tài liệu kèm theo có mã vạch nhưng chưa được quét vào CSDL quản lý thuế thì thực hiện quét hồ sơ khai thuế bằng thiết bị đọc mã vạch hai chiều.

- Nhập cơ sở dữ liệu: Bộ phận “Một cửa” và Đội KK-KTT&TH khi sử dụng thiết bị để đọc mã vạch của hồ sơ khai thuế và các tài liệu gửi kèm theo vào CSDL Quản lý thuế có trách nhiệm đối chiếu thông tin hiển thị trên màn hình máy tính với thông tin trên hồ sơ khai thuế của NNT.

Thực trạng công tác quản lý kê khai thuế ở Chi cục:

Tại Chi cục thuế Krông Pa, việc thực hiện theo cơ chế tự khai thuế GTGT nhìn chung đã được các DN chấp hành tương đối đầy đủ, các DN nộp tờ khai đúng thời hạn tuy nhiên chất lượng tờ khai vẫn chưa được đảm bảo, chưa thật sự phản ánh được tình hình thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó vẫn còn có DN nộp tờ khai chậm mặc dù con số này không nhiều.

Bảng 2.6: Tình hình nộp tờ khai tại Chi cục thuế Krông Pa giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm

1 Số DN phải nộp tờ khai 68 85 98 105 137

2 Số DN nộp tờ khai 63 79 93 97 127

3 Số DN chưa nộp tờ khai 5 6 5 8 10

(Nguồn: phòng kê khai-kế toán thuế-tin học Chi cục thuế Krông Pa) Theo bảng 2.4, ta có thể thấy được: các DN trên địa bàn Huyện chấp hành tương đối tốt công tác kê khai thuế. Số DN nộp chậm tờ khai chiếm số lượng nhỏ hơn, khoảng 7-8% DN phải nộp tờ khai, số lượng này đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2013.

Tuy các DN chấp hành tương đối tốt việc nộp tờ kê khai thuế, nhưng chất lượng tờ khai vẫn chưa thật đảm bảo, do chưa thực sự phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành thuế của ĐTNT. Nhiều DN cố ý không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh số làm giảm số thuế đầu ra, tăng thuế đầu vào. Bên cạnh đó , một số nguyên nhân khác như việc không có thói quen sử dụng hóa đơn của khách hàng, số cán bộ thuế còn ít... cũng gây ảnh hưởng, làm giảm chất lượng tờ khai thuế.

2.2.2.4. Quản lý hóa đơn, chứng từ

Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ được thực hiện bởi: đội HC-NS-TV- AC.

- Nhận và cấp phát hoá đơn: Cục thuế nhận hoá đơn do Tổng cục thuế cấp phát, chuyển cho các Chi cục thuế và tổ chức bán hoá đơn GTGT cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhận hồ sơ đăng ký mua hoá đơn của các ĐTNT và mở sổ kế toán ấn chỉ theo dõi. Chuyển số tiền bán hoá đơn của tháng về Tổng cục thuế, quyết toán số hoá đơn đã bán, đã cấp phát, số tiền bán hoá đơn và tổng hợp tình hình sử dụng hoá đơn trên địa bàn thị xã với Cục thuế. Công việc này do đội quản lý ấn chỉ thực hiện.

- Quản lý in hoá đơn: Đối với các ĐTNT sử dụng hoá đơn tự in thì phải hướng dẫn các ĐTNT thiết kế mẫu hoá đơn phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn của Nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của ĐTNT đó. Nhận hồ sơ đăng ký sử dụng hoá đơn tự in của ĐTNT và gửi lên Cục thuế. Quản lý quá trình in hoá đơn của ĐTNT, theo dõi việc đăng ký, sử dụng hoá đơn. Thanh toán, quyết toán tình hình sử dụng hoá đơn với Cục thuế.

- Xử lý vi phạm: Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình in và sử dụng hoá đơn thì Chi cục xin ý kiến của Cục thuế xin ý kiến của Tổng cục huỷ hiệu lực của hoá đơn đó và xử lý theo quy định, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ ở các cơ quan thuế cũng như ĐTNT, tổ chức xác minh hoá đơn và trả lời các cơ quan, các cấp, các ngành, các Chi cục trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến hoá đơn. Công tác này do cả hai đội phối hợp thực hiện.

Thực trạng công tác quản lý hóa đơn, chứng từ ở Chi cục:

Trong những năm qua, Chi cục thuế huyện Krông Pa đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt việc quản lý hóa đơn chứng từ, đặc biệt là đối với các DN ngoài quốc doanh.

giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm

1 Số DN mua hóa đơn 63 78 88 93 120

2 Số DN tự in hóa đơn 5 7 10 12 17

3 Số DN vi phạm 6 7 9 10 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Chi cục thuế Krông Pa) Theo bảng 2.5, ta có thể thấy rằng:

- Các cơ sở SX, KD trong địa bàn quản lý của Chi cục tự in hóa đơn ngày càng nhiều. Những cơ sở SX, KD này có thể chủ động hơn trong việc in ấn hóa đơn, cũng như thay đổi mẫu hóa đơn của đơn vị mình sao cho vừa phù hợp vừa đúng quy định của pháp luật.

- Số cơ sở vi phạm có xu hướng tăng qua các năm: Năm 2009, số cơ sở vi phạm là 6, nhưng đến năm 2013 thì đã tăng lên tới 12 cơ sở. Điều này chứng tỏ các cơ sở SX, KD còn nhiều sai sót, gian lận trong quá trình lập hóa đơn. Các hành vi gian lận chủ yếu đối với hóa đơn đầu vào là : Các DN thường móc nối với các tổ chức để hợp pháp hóa hóa đơn GTGT đầu vào, mua hóa đơn ở các đơn vị khác, tẩy xóa hóa đơn để ghi giá cao hơn, từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Các cơ sở vi phạm này sẽ phải chịu bị xử phạt theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Ví dụ như trong tháng 10/2013, Doanh nghiệp tư nhân Mai Yên bị phạt 3 triệu đồng vì làm mất hóa đơn.

Tuy các hành vi gian lận còn phổ biến rất nhiều, nhưng Chi cục thuế đã cố gắn rất nhiều để khắc phục tình trạng đó tránh thất thu thuế cho nhà nước đồng thời phối hợp với các cấp, ban ngành để xử lý các vi phạm về hóa đơn.

2.2.2.5. Xử lý tờ khai, chứng từ và xác định, ấn định số thuế phải nộp.

Công tác này do: đội KK-KTT-TH phối hợp với đội kiểm tra thuế thực hiện.

- Sau khi hồ sơ khai thuế đã được cán bộ thuế kiểm tra và nhập vào cơ sở dữ liệu ở quá trình quản lý kê khai. Ở bước này Đội Kiểm tra thuế sẽ tính nợ thuế

Theo dõi và xử lý tình hình nộp thuế

Xử lý đối tượng nộp chậm

Lập kế hoạch kiểm tra

Thực hiện kiểm tra

kỳ trước chuyển sang, tính số thuế phải nộp kỳ này và trừ số thuế được giảm, tạm giảm của ĐTNT (nếu có) để in thông báo thuế lần một trình lãnh đạo Chi cục thuế rồi chuyển cho ĐTNT.

- Đối với các ĐTNT không nộp tờ khai hoặc nếu đến ngày 25 hàng tháng mà chưa chỉnh sửa xong tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế thì đội quản lý thu tiến hành ấn định thuế theo luật định, lập danh sách ấn định thuế và gửi cho đội Kiểm tra thuế để tính thuế (nếu sau khi phát hành thông báo thuế, ĐTNT mới nộp tờ khai thì số thuế chênh lệch ấn định thuế với tờ khai sẽ được điều chỉnh vào kỳ sau).

- Đối với các trường hợp vi phạm về việc nộp tờ khai thuế: Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 05 đến 10 ngày. + Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày.

+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày.

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày.

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày.

Chi cục thuế Krông Pa đã thực hiện khá tốt công tác xử lý tờ khai, chứng từ và xác định, ấn định số thuế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ĐTNT vẫn lơ là, chây ỳ trong công tác nộp tờ khai thuế, số DN bị nộp phạt và số tiền phạt tăng lên qua các năm: Năm 2012, chỉ có 10 DN bị phạt với tổng số tiền phạt là 18,7 triệu đồng. Nhưng đến năm 2013, số DN bị phạt tăng lên 15 DN với tổng số tiền phạt là 24,3 triệu đồng.

2.2.2.6. Quản lý việc nộp thuế GTGT của ĐTNT

Sơ đồ 2.4: Quy trình quản lý việc nộp thuế của ĐTNT

(Nguồn: ISO của Chi cục thuế Krông Pa)

Thuyết minh lưu đồ:

- Theo dõi và xử lý tình hình nộp thuế: Đội Kiểm tra thuế lập danh sách

các ĐTNT quá hạn trên thông báo thuế lần một mà chưa nộp thuế gửi cho đội KK-KT&TH và đội Tuyên truyền và hỗ trợ để phát hành thông báo thuế lần hai với số tiền phải nộp bao gồm cả tiền thuế phải nộp và tiền phạt nộp chậm. Nếu lệnh thu không được thực hiện và ĐTNT vi phạm luật thuế với tình tiết tăng nặng thì phải lập hồ sơ và chuyển sang cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để truy tố theo pháp luật.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của thuế giá trị gia tăng (Trang 37 - 51)